【bảng xếp hạng giải pháp】Nhận diện đúng sự thật
BPO - Xác định nhiệm vụ xây dựng và phát huy giá trị văn hóa,ậndiệnđuacutengsựthậbảng xếp hạng giải pháp sức mạnh con người Việt Nam trong những năm tới, văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Như vậy, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng đã thừa nhận con người Việt Nam có nhiều hạn chế và những hạn chế này tồn tại từ lịch sử để lại và cần phải có giải pháp cụ thể để từng bước khắc phục. Như mọi người đều biết, vạn vật trong vũ trụ luôn luôn vận động nên cuộc sống cũng luôn luôn thay đổi. Vì thế, những phong tục, tập quán được cho là phù hợp với hôm qua, nhưng với ngày nay có thể phát sinh những hạn chế, lỗi thời, lạc hậu và thậm chí trở thành những lực cản, sức ỳ đối với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, cuộc đấu tranh để cải tạo, khắc phục và xóa bỏ những mặt hạn chế trong nhân sinh quan của người Việt là yêu cầu quan trọng và cấp bách của quá trình phát triển đất nước. Và trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số trong rất nhiều hạn chế của người Việt, đó là lối sống thiếu triệt để. Trước hết, lối sống này bắt nguồn từ triết lý sống trọng tình nghĩa, duy tình, duy cảm của người Việt lại dẫn đến lối sống dung hòa, xu thời, cam chịu, du di, xuề xòa, nhút nhát, tùy tiện, thiếu triệt để, ý thức pháp luật chưa cao.
Lối sống này cũng chính là nguyên nhân hình thành lối làm ăn tùy tiện, manh mún, không biết lo xa, thiếu hạch toán, khả năng lao động liên kết yếu, thiếu đầu óc tính toán trong kinh doanh, sản xuất, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiển cận, thực dụng, tính tổ chức, kỷ luật kém. Cũng chính lối tư duy và lối sống này đã hình thành phương thức “ăn xổi, ở thì”, đề cao những lợi ích thiết thực ngay trước mắt chứ ít chú tâm đến những lợi ích chiến lược, lâu dài hay phải làm những gì to tát, lâu bền. Và lối sống du di, xuề xòa của người Việt truyền thống đã tác động không nhỏ đến cuộc sống lao động sản xuất. Là quốc gia sản xuất nông nghiệp lại sản xuất theo thời vụ, nên dẫn tới tình trạng ngày mùa thì vất vả, đầu tắt mặt tối, khi hết mùa vụ thì nhàn rỗi. Từ chỗ nông nhàn đã hình thành ở người Việt tác phong khoan thai, chậm chạp, không tiếc thời gian. Vì thế, trong kho tàng văn học dân gian có hẳn bài ca rằng: “Đi đâu mà vội mà vàng/Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây/Thủng thẳng như chúng anh đây/Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng”. Và đến nay vẫn có không ít người còn mang nếp sống “giờ cao su”. Đây là một trở ngại lớn đối với xã hội công nghiệp, đòi hỏi mọi người phải khẩn trương, nhanh chóng.
Tiếp đó là lối tư duy nặng về kinh nghiệm - “trăm hay không bằng tay quen”, đã tạo nên lối sống gia trưởng, lão quyền, tức người cao tuổi được coi là người có nhiều kinh nghiệm sống hơn cả. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, những người có cách nghĩ và cách làm theo kinh nghiệm thì hoạt động của họ thường hướng về quá khứ, bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới. Thậm chí có người còn tìm cách phủ nhận năng lực của người đi sau, mặc dù trong thâm tâm biết rằng họ hơn mình. Và cũng do ảnh hưởng của thứ văn hóa coi trọng tinh thần, khinh chê vật chất nên trong đời sống của người Việt đã hình thành thói hư danh, ảo tưởng, sĩ diện. Cũng bởi vì sĩ diện nên trong ca dao, tục ngữ mới có những câu, như: “Tốt danh hơn lành áo”; “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; “Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” hay “Ở đời muôn sự của chung/Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”.
Nhìn lại lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc cho thấy, ý thức cộng đồng, tính gắn kết, cố kết cộng đồng là một trong những đặc điểm truyền thống nổi bật của người Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trái của tính cộng đồng dẫn tới tính cục bộ, kéo bè kéo cánh, ê-kíp theo kiểu “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Ở thời kỳ bao cấp, trong dân gian có câu: "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế", còn ngày nay thì: “Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ, còn đại học thì mặc kệ”... Chưa hết, trong lối sống của không ít người Việt còn có tình trạng níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình. Bởi thế dân gian mới có câu: “Khôn độc không bằng ngốc đàn”. Chính thói ghen ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn mình, tài năng và thành đạt hơn mình… đã dẫn đến tình trạng việc một người làm thì tốt, ba người làm thì tồi, bảy người làm thì hỏng. Và đây là hạn chế thứ ba trong lối sống của người Việt còn tồn tại đến ngày nay.
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, cây trồng chính là lúa nước, nên từ ngàn xưa tổ tiên chúng ta đã có ý tưởng về sự hòa hợp với thiên nhiên. Chính điều này đã trang bị cho người Việt những nhận thức về tự nhiên, biết nắm lấy quy luật của thiên nhiên để hành động cho phù hợp với cuộc sống cũng như trong mọi hoạt động sản xuất. Nói cách khác là người Việt đã vận dụng những tri thức về tự nhiên đó để thích ứng với tự nhiên, rồi chinh phục, cải tạo tự nhiên, đồng thời khắc phục và kiềm hãm thiên tai… Nhưng cũng chính từ sự gắn bó, thân thiện, hòa mình với thiên nhiên, với trời đất, đã dẫn đến lối sống lệ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào thiên nhiên, từ đó sinh ra lười biếng lao động và tin rằng “Trời sinh voi, sinh cỏ”. Thậm chí một bộ phận không nhỏ có lối sống thực dụng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tùy ý theo kiểu tận diệt, miễn sao có lợi trước mắt cho cá nhân mình. Tai hại hơn là thói quen lao động, sản xuất chỉ biết dựa trên tri thức kinh nghiệm về thời tiết, về thiên nhiên của người Việt truyền thống khiến cho người cả xưa và hiện nay thiếu ý thức nghiên cứu khoa học để phục vụ sản xuất.
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá hay nhận diện đúng sự thật và nói rõ sự thật là giải pháp hữu hiệu nhất để chúng ta có giải pháp tốt từng bước khắc phục những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, những thói hư tật xấu trong xã hội. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những hạn chế trong lối sống của người Việt là do lịch sử để lại, nên việc khắc phục không thể trong một vài tháng hay một vài năm. Và đây không phải là trách nhiệm của riêng cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, mà là của toàn xã hội. Đặc biệt, có giải pháp tốt cũng mới chỉ có được 1% thành công, 99% còn là là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Trong đó, báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng góp phần lan tỏa những hành vi ứng xử văn hóa một cách sâu rộng, tạo hiệu ứng tôn vinh, làm theo những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng, trong gia đình và toàn xã hội...
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Khô đậu tương đột ngột tăng vọt, doanh nghiệp chăn nuôi bất an
- ·Ngành ngân hàng hỗ trợ Hải Dương 2,5 tỷ đồng khắc phục vụ cháy chợ
- ·Cụm thi 33 đã sẵn sàng
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Mỹ tuyên bố tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu
- ·Tăng trưởng tín dụng 14% cho năm 2014: Khó cũng phải cố!
- ·Chia tay thời sinh viên
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Giá thép hôm nay ngày 9/11/2023: Giảm tiếp phiên thứ hai trên sàn giao dịch
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Đề thi khó và dài gây tranh luận
- ·Tăng án phạt Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty Ngọc Hưng
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/11: Giá gạo tăng giảm trái chiều
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·30 triệu USD cho vay ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Mỹ muốn G20 gây sức ép với Nga
- ·Tổng thống Mỹ tới Israel, bắt đầu chuyến công du Trung Đông
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Thủ tướng Kishida và lãnh đạo LDP sẽ tiếp nối di sản của ông Abe