会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh cadiz】Con sò huyết ở Việt Thắng!

【nhan dinh cadiz】Con sò huyết ở Việt Thắng

时间:2025-01-11 05:16:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:437次

Báo Cà Mau(CMO) Về xã Việt Thắng (huyện Phú Tân) nhiều lần, chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Xã nông thôn mới (Việt Thắng được công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2015) luôn có những điều mới mẻ để mà tâm đắc.

Lần này là mô hình nuôi sò huyết, mô hình đã tạo được sức bật mới cho kinh tế hộ tại địa phương. Con sò huyết dễ nuôi, không cần diện tích lớn, ít công chăm sóc, năng suất khá, đầu ra ổn định đã tạo được sức lan toả mạnh mẽ, sự đồng thuận sâu rộng trong Nhân dân. Nói như lời ông Huỳnh Công, Phó trưởng ban Dân vận Huyện uỷ Phú Tân thì: “Dân vận tốt để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, để người dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền”.

Sò huyết diệt giặc nghèo

Bí thư Đảng uỷ xã Việt Thắng Hồ Thanh Phương rất tâm đắc với đề tài con sò huyết. Ông nói: “Nhờ nuôi sò, xã đã giải quyết được bài toán khó nhất là giảm nghèo bền vững”. Để tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới, Việt Thắng đã làm rất tốt công tác giảm nghèo, tuy nhiên, một bộ phận người dân có diện tích đất sản xuất nhỏ vẫn rất trăn trở. Và rồi, thực tiễn lao động sản xuất đã gợi lên một đáp án hết sức phù hợp, gần gũi, đó chính là con sò huyết. Việt Thắng mạnh dạn đăng ký mô hình dân vận, đồng thời là sản phẩm đặc trưng của địa phương với loại sản vật này. Trong 2 năm gần nhất, Việt Thắng trúng đậm vụ nuôi sò, hộ nghèo thoát nghèo, hộ trung bình vươn lên khá giả, tỷ lệ hộ giàu của xã cũng tăng lên rõ nét.

Phó chủ tịch Hội Nông dân Phú Tân Trần Ngọc Tuấn phân tích: “Việt Thắng cùng một số xã như Rạch Chèo, Nguyễn Việt Khái… có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để nuôi con sò huyết. Sò huyết ở vùng Phú Tân nức tiếng thơm ngon, do đó vấn đề đầu ra, giá cả tương đối ổn định”. Quy trình nuôi sò huyết tầm từ 5-7 tháng, diện tích khoanh thả chỉ cần 2-3 công đất vuông, ít tốn công chăm sóc, lại có thể kết hợp với nuôi tôm, cua, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn… Có quá nhiều ưu điểm để người dân lựa chọn nuôi sò. Theo tính toán, bình quân mỗi vụ nuôi sò đạt lợi nhuận 200 triệu đồng/ha. Theo lời ông Tuấn, mô hình này được người dân đón nhận hết sức tự giác, tin tưởng.

Câu chuyện về con sò lại làm chúng tôi say mê. Ông Công kể: “Mấy bạn có thử sò huyết 10 con/kg chưa. Loại này chắc khó kiếm được ở đâu ngoài vùng Phú Tân này. Chất lượng của sò ở đây thì khỏi phải bàn”. Chính những lần về cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân, ông Huỳnh Công nhận ra, bất kỳ mô hình nào muốn thành công, trước hết phải phù hợp với điều kiện thực tế của bà con, quan trọng hơn là phải chiếm được lòng tin của bà con. Từ đó, lựa chọn những hạt nhân thí điểm, khi người dân đã thấy, đã ưng bụng, đã quyết tâm thì chuyện nhân rộng là tất yếu, khỏi tốn công sức để vận động, tuyên truyền.

Ông Huỳnh Văn Chơn phấn khởi vì vụ sò huyết thắng lợi.

Công tác dân vận là công việc hệ trọng, dám nhìn nhận những hạn chế và khắc phục ngay, đó là quan điểm của Phú Tân. Bởi vậy, có những mô hình tiếp tục được cổ vũ phát triển, nhưng cũng có những mô hình phải có điều chỉnh phù hợp, thậm chí là loại bỏ nếu cảm thấy không ổn. “Đối với 8 mô hình Ban Dân vận đăng ký năm 2019, Phú Tân có 4 mô hình đang được điển hình nhân rộng, đó là mô hình nuôi sò huyết, tuyến đường xanh - sạch - đẹp, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái và nuôi cá, thắp sáng đường quê, còn 3 mô hình được duy trì chứ không nhân rộng, vì nếu nhân rộng thì đầu ra sản phẩm khó tiêu thụ, đó là mô hình tổ hợp tác sản xuất nước mắm, câu kiều và nuôi cá kèo trong ao”, ông Công cho biết.

Ấp má tám chuyển mình

Gặp những lão nông miệt Việt Thắng, nghe những câu chuyện về con sò huyết trên đất này mà ấm dạ. Ấy là những mùa tôm chết liên miên, người nuôi tôm công nghiệp bắt đầu bỏ đầm, thanh niên lần lượt rời xứ đi làm ăn xa. Người ta cầm vài công vuông mà ngắc ngoải không biết cuộc sống với con tôm, con cua lây lất rồi sẽ đi về đâu. Rồi có vài người đi thăm người thân, lượm đại mớ sò huyết con về thả tại miệng cống vuông. Tưởng đâu mất dạng, ai dè dăm tháng sau xuống mò lên thấy lớn bộn, chế biến ăn thử thì quá trời ngon. Ông Nguyễn Mai Hằng, ấp Má Tám, được mệnh danh là “vua sò huyết”, thổ lộ: “Nuôi sò ngon hơn nuôi tôm, cua là cái chắc, nhưng mỗi năm chỉ có một vụ thôi, mùa mưa thì khó ăn lắm. Cái hay nhứt là mình nuôi sò thì tôm, cua cũng nuôi được bình thường”.

Lúc ghi lại tên tuổi của lão nông “vua sò huyết” này, chúng tôi bẽn lẽn hỏi đi hỏi lại mấy lần. Riêng ông Hằng thì dứt khoát: “Riết rồi ai cũng làm vua hết trơn hết trọi sao. Mấy anh nhà báo đặt danh kiểu này khiến nông dân tụi tui mắc cỡ quá trời”. Ông Hằng tự nhận mình cũng giống như bao nhiêu bà con ở quê hương Việt Thắng, cần cù làm ăn, luôn mong ngóng những mô hình kinh tế hộ phù hợp để từng bước vươn lên. Con sò huyết đã đánh trúng, đánh đúng và mở ra lựa chọn quá vừa sức với nông dân, đó chính là mấu chốt vấn đề. Kiểm đếm lại 2 vụ nuôi gần nhất, ông Hằng cho biết, tổ hợp tác 30 hộ đều thắng lớn.

Theo chân ông Huỳnh Văn Chơn, ấp Má Tám một buổi sáng thu hoạch sò huyết, chỉ 2 người mò gần 200 kg sò. Với giá 140 ngàn đồng/kg, số tiền thu về không hề nhỏ. Thương lái tới tận vuông thu mua, khỏi mất công lo đầu ra, đầu vô. Ông Chơn cho biết: “Cái hay của sò huyết là thu hoạch dài dài, nó ém hay dữ lắm. Đợt đầu thì nhiều hơn, còn về sau thì mò bắt đều đều”. Cái ngại của bà con là hạn chế thông tin với mọi người, kể cả với báo chí, bởi vì nạn “sò tặc” hoành hành có chiều hướng ngày càng phức tạp. Nghe ông Hằng kể, có đối tượng trộm cắp bị bắt, khi được hỏi thì nắm rõ địa bàn trong lòng bàn tay, nhà ai nuôi sò, vuông bao nhiêu công biết hết. Ngẫm ra, người nông dân có quá nhiều trăn trở, chưa mừng đã lo, như sò chưa mò lên thì chưa chắc (!)

Từ chuyện con sò huyết, lại miên man nghĩ đến 2 chữ quen thuộc mà cũng hết sức đau đáu là “mô hình”. Có ai thử thống kê bao nhiêu mô hình mãi mãi chỉ là mô hình theo kiểu đầu voi đuôi chuột. Bao nhiêu tâm sức, tiền bạc, kỳ vọng… để rồi lắng lại trong cái thở dài, cái lắc đầu của người nông dân. Bởi mô hình không lột khỏi xác của chiếc áo thí điểm, mô hình không có khả năng nhân rộng, quá sức hoặc lạc lõng với người nông dân.

Có người cho rằng, mô hình phải mới, phải đột phá, phải cao siêu thì mới xứng là mô hình, còn mấy thứ bình thường, ai cũng làm được thì đâu xứng đáng. Nhưng thực tế chứng minh rằng, mô hình muốn thành công phải đi từ thực tiễn lao động sản xuất, gắn liền với nông dân, mô hình phải có khả năng hiện thực hoá, nhân rộng và rằng, niềm tin trọn vẹn của nông dân mới làm nên thành quả cuối cùng. Mô hình là điểm xuất phát nhưng đích đến phải là quảng đại lòng dân, phải là sự giàu mạnh của quê hương, xứ sở. Nếu nói như vậy, con sò huyết trên đất Việt Thắng nói riêng, Phú Tân nói chung, lại là một câu chuyện hết sức thú vị để nghĩ suy và hy vọng…./.

Phạm Hải Nguyên

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
  • Mời tham gia đoàn xúc tiến thương mại tại Angola
  • Cắt điện, nước nếu cá nhân chây ì nợ thuế?
  • Bom tấn 'Thế giới khủng long: Lãnh địa' ra rạp Việt sớm hơn Mỹ 1 tuần
  • Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
  • Nghệ sĩ Trà My dịu ngọt bên mùa sen Hà Nội
  • Giám đốc KFW nhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp tài chính Viiệt Nam
  • Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong
推荐内容
  • Tạm giữ 17 con bạc
  • Lâm Tuấn Kiệt lên tiếng trước tin liên quan đến vụ tự sát
  • Chia tay Đình Tú, Hương Giang sexy trở lại cuộc sống độc thân
  • Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em
  • Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
  • Một số dự án FDI lớn sắp cập bến