会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket bong】Điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường xăng dầu: Nhà nước cần sự chia sẻ của doanh nghiệp, người dân!

【ket bong】Điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường xăng dầu: Nhà nước cần sự chia sẻ của doanh nghiệp, người dân

时间:2025-01-10 21:11:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:115次

dieu chinh thue bao ve moi truong xang dau nha nuoc can su chia se cua doanh nghiep nguoi dan

Quỹ Bình ổn giá đã được sử dụng để ổn định giá xăng dầu trong thời gian qua. Ảnh: Hồng Vân​​​.

Tăng 0,07 – 0,09% CPI

Điều đầu tiên đó là tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo lý giải của lãnh đạo Bộ Tài chính, do xăng dầu chỉ là một trong số 11 nhóm mặt hàng (với khoảng 654 mặt hàng) được đưa vào rổ hàng hóa tính CPI nên không có tác động quá lớn vì quyền số mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 4% mặt bằng giá so với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu khác như lương thực, thực phẩm (quyền số 36,12%) hay nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (quyền số 15,73%). Đồng thời, xăng dầu cũng là mặt hàng có thể sử dụng biện pháp bình ổn để hạn chế tác động lên mặt bằng giá trong các thời điểm cần thiết. Trong thời gian vừa qua, để góp phần kiềm chế tăng giá bán xăng dầu trong nước đột biến khi giá dầu thế giới tăng liên tục thì đã thực hiện việc trích sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) để ổn định giá xăng dầu.

Đánh giá từ Bộ Tài chính cho thấy, CPI 8 tháng đầu năm 2018 tăng 2,59% so với tháng 12/2017, bình quân 8 tháng đầu năm 2018 tăng 3,52% so với cùng kỳ. Nhìn chung, công tác điều hành giá trong 8 tháng đầu năm vẫn nằm trong kiểm soát của Chính phủ, việc điều hành trong 4 tháng cuối năm 2018 vẫn còn dư địa. Dự báo CPI bình quân năm 2018 sẽ ở mức từ 3,75%-3,95%, qua đó, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 dưới 4% do Quốc hội đề ra, từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục xem xét điều chỉnh thuế BVMT trong thời gian tới.

Theo phương pháp tính CPI bình quân thì việc thực hiện chỉ tiêu kiểm soát lạm phát của cả năm 2019 sẽ chịu ảnh hưởng bình quân bởi CPI của tất cả các tháng trong năm. Do đó, việc điều chỉnh thuế BVMT áp dụng trong tháng 1/2019 sẽ chỉ tác động đến CPI bình quân 2019 ở mức thấp và không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của cả năm 2019.

Hiện nay, Chính phủ đang báo cáo Quốc hội về chỉ tiêu CPI năm 2019 trong khoảng 4-5%. Theo đánh giá nếu điều chỉnh tăng mức thuế BVMT từ ngày 1/1/2019 sẽ tác động không lớn đến chỉ số CPI cả năm 2019, chỉ ở mức 0,07-0,09%.

Như vậy, việc điều chỉnh tăng thuế BVMT từ ngày 1/1/2019 là đảm bảo tính khả thi. Trường hợp việc tăng thuế BVMT tác động lớn đến việc tăng giá, cơ quan quản lý sẽ kiến nghị sử dụng Quỹ BOG 50% và điều chỉnh tăng giá 50% trong các kỳ điều hành đầu quý I/2019.

Từng tham gia ý kiến về vấn đề này tại phiên họp lần thứ 25 (tháng 7/2018), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nếu có thể tăng 1 chút lạm phát mà tạo ra nguồn thu gần 16 nghìn tỷ đồng thì “cũng cần thiết”. Hơn thế nữa, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tư duy “cứ tăng thuế là tăng giá” rất không đúng. Minh chứng cho lý luận này, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu: Tăng thuế nhưng nếu các DN kinh doanh xăng dầu có giải pháp thực hiện tiết kiệm ở các khâu khác (vận chuyển, bảo quản,...) thì giá xăng dầu chưa chắc đã tăng vì các khâu khác còn lãng phí thất thoát nhiều. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan tài chính, thuế, hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả kinh doanh của các DN kinh doanh xăng dầu xem chi phí thế nào để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, không được điều chỉnh tăng giá xăng dầu một cách cơ học như hiện nay.

"Nhà nước không thể bảo hộ mãi"

Ở khía cạnh đánh giá tác động của việc điều chỉnh mức thuế BVMT đến một số ngành sản xuất, Chính phủ cũng đã phân tích khá kỹ. Cụ thể: Tác động đến chỉ số giá vận tải (giá cước vận tải) là khoảng 0,83% trong 3 tháng sau khi tăng giá các mặt hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng giá cước vận tải còn phụ thuộc vào quy mô của đơn vị kinh doanh vận tải, loại xe,... Mặt khác, theo Luật Giá hiện hành thì việc điều chỉnh tăng hoặc giảm giá cước vận tải hành khách tuyến cố định, cước vận tải hành khách bằng taxi do thị trường, cung cầu điều tiết.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế, hải quan, Học viện Tài chính cho rằng: Do xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu nên cầu ít co giãn so với giá. Với mức độ tăng giá như Chính phủ tính toán thì chưa có tác động đáng kể khiến giảm cầu mặt hàng này. Về cơ bản, mức thuế BVMT tăng sẽ làm tăng giá bán xăng dầu. Như vậy, những DN chủ yếu chịu ảnh hưởng là các DN vận tải. Giá thành vận tải sẽ tăng tạo áp lực tăng cước vận chuyển hàng hóa, hành khách nhưng mức tăng không quá cao.

Đồng tình, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định: Việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nếu có sử dụng nhiều xăng dầu. DN phải chấp nhận và phải hiểu nhiều năm nay, giá xăng dầu của nước ta thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực do đây là mặt hàng vẫn đang nhận được sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng ta phải chấp nhận “thả” giá theo xu thế chung của nền kinh tế thị trường, nhà nước không thể bảo hộ mãi được. DN và người dân cần phải chia sẻ với nhà nước trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, có một "bằng chứng" nữa dẫn đến nhận định tác động của việc tăng thuế BVMT xăng dầu không lớn. Đó là, theo bảng xếp hạng của trang Global Petrol Prices vào ngày 10/9/2018, giá bán lẻ xăng của Việt Nam đứng vị trí 49 từ thấp đến cao trong tổng số 165 quốc gia (thấp hơn 116 nước). Nhiều nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Na Uy,... có giá bán lẻ xăng cao hơn so với Việt Nam mặc dù có trữ lượng dầu lớn và khai thác dầu thương mại lớn hơn Việt Nam. Giá bán lẻ xăng của Việt Nam (vào ngày 10/9/2018) đang ở mức thấp so với các nước, lãnh thổ có chung đường biên giới trong ASEAN và châu Á như thấp hơn Lào 5.318 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 1.773 đồng/lít, thấp hơn Trung Quốc 1.499 đồng/lít, thấp hơn Thái Lan 1.145 đồng/lít, thấp hơn Singapore 18.219 đồng/lít, thấp hơn Philippines 4.177 đồng/lít, thấp hơn Hồng Kông 30.383 đồng/lít.

Với dầu diesel, theo số liệu do Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cung cấp, tại thời điểm ngày 10/9/2018, giá bán lẻ dầu diezel (DO) ở Việt Nam thấp hơn Lào 6.092 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 4.414 đồng/lít, thấp hơn Trung Quốc 3.927 đồng/lít, thấp hơn Singapore 12.401 đồng/lít, thấp hơn Philippines 3.274 đồng/lít, thấp hơn Thái Lan 6.459 đồng/lít, thấp hơn Hồng Kông 24.656 đồng/lít.

Không chỉ vậy, tỷ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam (vào ngày 10/9/2018) khoảng 35,6% đang ở mức thấp so với nhiều nước. Tỷ lệ thuế trên giá xăng của các nước như sau: Hàn Quốc khoảng 63,18%, Campuchia khoảng 49%, Lào khoảng 56,5%, Philippines khoảng 49,5%, Trung Quốc khoảng 52%, Singapore khoảng 67%, Hồng Kông khoảng 76%.

Như vậy, với phương án tăng mức thuế BVMT đối với xăng lên 4.000 đồng/lít (tăng 1.000 đồng/lít) thì tỷ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam khoảng 39%, vẫn thấp hơn tỷ lệ thuế trên giá xăng của các nước nêu trên.

Tiến sĩ Michael Krakowski - Cố vấn trưởng dự án hiện đại hóa nền tài chính công do EU tài trợ (EU - PFMO):

Việt Nam cũng như ở các nước khác, quá trình hội nhập, trao đổi quốc tế về hàng hóa và dịch vụ đang diễn ra rất nhanh. Thời kỳ đầu của quá trình này, nhiều nước đã huy động một lượng lớn số thu thuế từ hoạt động XNK. Với việc ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại quốc tế thì các nguồn thu từ ngoại thương giảm dần, do vậy phải tìm kiếm các nguồn thu thuế khác để chi cho các nhiệm vụ của nhà nước. Việc thu thuế BVMT không chỉ dùng cho mục đích BVMT mà đạt hai mục tiêu: Tài trợ cho các hoạt động môi trường và tạo dư địa để Nhà nước tài trợ cho các hoạt động khác liên quan. Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam cũng đã có định nghĩa cụ thể thế nào là khoản chi cho hoạt động môi trường. Đối với chúng tôi, tất cả khoản chi cho các hoạt động liên quan như đầu tư xây dựng tàu điện ngầm, tàu điện trên cao... cũng là những khoản chi về mục đích môi trường. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã chi cho mục đích môi trường đang lớn hơn khoản thu được.

Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính:

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện các FTA và thuế NK đang giảm rất nhanh. Việc tăng thuế khác có thể nói là một trong những nguồn để bù đắp lại nguồn thu từ NK. Tuy nhiên, trên giác độ BVMT có thể thấy, xăng dầu cũng như túi nilon, chất HCFC là những mặt hàng khi sử dụng gây tác động rất xấu đến môi trường. Không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều quy định riêng sắc thuế với xăng dầu để khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đơn cử như từ 1/1/2018, Việt Nam không sử dụng xăng A92 nữa mà sử dụng xăng E5. Đó cũng là một cách BVMT. Mặt khác, giá xăng dầu của chúng ta hiện nay so với các nước có chung đường biên giới, các nước châu Á cũng như một số nước trên thế giới đang ở mức thấp.

H.V (ghi)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
  • Dàn lãnh đạo công ty hầu tòa vụ án Hà Văn Thắm giai đoạn 2
  • Cho rằng bị nhìn đểu, rút dao đâm người tại quán karaoke
  • Phá đường dây thuốc lắc 'khủng' từ Campuchia về Sài Gòn
  • Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
  • Quảng Bình: Khởi tố cô giáo phạt học sinh 231 cái tát
  • Cựu thư ký tòa đấm phó chủ nhiệm đoàn luật sư náo loạn tòa
  • Gỡ vướng mắc về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
推荐内容
  • Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
  • Chỉ xử phạt một lần nếu hành vi vi phạm ở tờ khai nhánh
  • Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng tấn công lực lượng cảnh sát 911
  • Bình Thuận: Nam thanh niên đâm chết bạn nhậu vì mâu thuẫn
  • Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
  • Mặt hàng phân bón có phải chịu thuế GTGT theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13?