【nhận định bilbao vs】Học tập suốt đời, tăng khả năng thích ứng là chìa khóa chuyển đổi việc làm
Chia sẻ tại Tọa đàm Chuyển đổi việc làm - Cơ hội cho người lao động và doanh nghiệpdo Báo Đầu tư tổ chức sáng 16/6,ọctậpsuốtđờităngkhảnăngthíchứnglàchìakhóachuyểnđổiviệclànhận định bilbao vs ông Ông Nguyễn Hoàng Hà, đại diện ILO Việt Nam cho rằng, những biến động nhanh và phức tạp trên nhiều lĩnh vực đang ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và phát triển của Việt Nam, đặc biệt là đầu tư, thương mại, tài chính, tiền tệ và cơ hội việc làm.
Trong đó, thị trường lao động trong các ngành sản xuất đang gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế. Tình trạng lao động bị cắt giảm hay mất việc đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp khác lại không tìm kiếm, tuyển dụng được những lao động tay nghề cao, kỹ năng tốt.
Ông Nguyễn Hoàng Hà, đại diện ILO Việt Nam. |
Mấu chốt của thực trạng này, theo ông Hà, chính là ở kỹ năng, năng lực và khả năng thích ứng của người lao động trước những biến động của kinh tế - xã hội.
Ví dụ, đối với một số ngành thâm dụng lao độn, như ngành dệt may, ngành da giày,..., ban đầu các doanh nghiệp tuyển dụng chỉ yêu cầu những kiến thức rất cơ bản và không đòi hỏi nhiều về kiến thức chuyên môn nhưng vẫn có thể vận hành công việc tốt. Nhưng khi bị cắt giảm hay mất việc, những lao động này nếu không có những kỹ năng đủ sâu, đủ đáp ứng yêu cầu cao hơn từ những công việc khác, doanh nghiệp khác, thì khả năng chuyển đổi sang công việc mới sẽ rất khó khăn.
"Đây là một vấn đề mà tôi nghĩ về trung hạn và dài hạn, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn. Trong trường hợp người lao động bị mất việc làm, khi đó các cơ quan về quản lý nhà nước như trung tâm dịch vụ việc làm hay các cơ sở đào tạo, bên cạnh đảm bảo an sinh, thì việc hỗ trợ người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng là điều hết sức cần thiết, giúp người lao động tăng khả năng tìm kiếm, tiếp cận công việc tốt hơn”, ông Hà nhấn mạnh.
Trong một nghiên cứu cách đây hơn một năm của Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến một cái giai đoạn nào đó bắt buộc người đứng đầu doanh nghiệp phải chuyển đổi cách phát triển và vận hành doanh nghiệp. Ở đây đòi hỏi chiến lược tổng thể tốt hơn, và đảm bảo kỹ năng chuyên sâu hơn cho đội ngũ lao động.
“Ví dụ, đối với ngành dệt may lúc này, doanh nghiệp đòi hỏi kỹ năng đối với người lao động có thể vận hành được dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ số, đồng thời người lao động không chỉ đơn thuần là làm thao tác dệt - may thông thường mà họ sẽ phải có đủ trình độ, năng lực quản lý một chuỗi các máy công nghiệp và ứng dụng công nghệ số. Đặc biệt, việc chuyển đổi sốtrong các ngành như dệt may và da giày, thời điểm này là rất cần thiết”, ông Hà chia sẻ.
Theo thống kê, trong quý I/2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng 52,2 triệu lao động, tăng hơn 1 triệu so với năm 2022. Hiện tại lực lượng lao động trẻ rất nhiều và tiềm năng rất tốt. Nhưng theo Đề án về “Nâng tầm kỹ năng cho lao động Việt Nam đến năm 2030”, Tổng cục Giáo dục nghề nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, lực lượng lao động của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI.
Trong khi đó, lực lượng lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp tại Việt Nam chiếm khoảng 26,4%, có thể nói là rất thấp so với yêu cầu thực tiễn. Nhưng bằng cấp chỉ là một vấn đề, vấn đề quan trọng hơn là kỹ năng lao động thực tế.
“Nhìn từ góc độ của Tổ chức lao động quốc tế, chúng tôi thấy rằng Việt Nam cần ưu tiên đào tạo kỹ năng của lực lượng lao động lên hàng đầu. Để tham gia "chinh chiến" trong thị trường lao động trong nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì điều đó là rất cần thiết. Chúng ta cần chuyển đổi cách tiếp cận theo xu hướng học tập suốt đời, không chỉ học tập trong một giai đoạn nhất định nào đó mà cần phải liên tục học tập và có thái độ cầu tiến, thường xuyên cập nhật yêu cầu, đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội”, ông Hà chia sẻ.
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý và nâng cao năng lực kỹ năng cho nhóm dễ bị tổn thương, điển hình là nhóm lao động nữ, mà trong ngành dệt may và da giày số lượng lao động nữ chiếm số lượng rất đông.
Theo đại diện ILO Việt Nam, nguồn lao động luôn là vốn quý của các doanh nghiệp, đặc biệt là lao động tay nghề cao. Để giữ vững nguồn lao động, ngay cả trong bối cảnh gặp khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất cần có đủ trình độ, năng lực để nắm bắt cơ hội chuyển đổi sang các ngành khác, như ngành dịch vụ.
"Chỉ khi không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và khả năng thích ứng thì lao động mới ứng phó được với các biến đổi rất nhanh, rất mạnh mẽ của nền kinh tế, nắm bắt được các cơ hội chuyển đổi sang những ngành, lĩnh vực khác, giảm bớt nguy cơ cắt giảm hay mất việc. Để làm được việc này, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của doanh nghiệp và các tổ chức thì ý thức và nỗ lực của người lao động của vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa quyết định", ông Hà nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Chính sách mới về số lượng cấp phó và lương trong doanh nghiệp Nhà nước
- ·Sao lại giống nhau ?
- ·Đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt với dự án công nghệ cao
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Ông Trần Minh Khoa giữ chức Phó bí thư Thành uỷ Phú Quốc
- ·Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Ông Phát từ thiện
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Xây dựng nền tảng để giải quyết thách thức toàn cầu
- ·Lời căn dặn của Bác Hồ với chiến sĩ trước ngày trở về tiếp quản Thủ đô
- ·Bộ Công an: Chưa có dấu hiệu tội phạm ở dự án Ocean Light Center Phan Thiết
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai
- ·Trên 560 cuộc đối thoại với hộ nghèo
- ·Quang Linh Vlogs là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa 10
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Xót xa cho số phận chị Loan