会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tot vs leicester】Xây dựng chiến lược du lịch: Cần quan tâm tới “chất” hơn “lượng”!

【tot vs leicester】Xây dựng chiến lược du lịch: Cần quan tâm tới “chất” hơn “lượng”

时间:2025-01-12 12:24:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:226次

ck

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Q

Đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn

Ngày 10/10,chấttot vs leicester Tổng cục Du lịch tổ chức Hội thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh, những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển nhanh, tạo ra được nhiều đột phá. Những chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020 thì năm 2017 cơ bản đã hoàn thành và đạt được. 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã đón được hơn 11,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo đến cuối năm 2018, lượng khách quốc tế đến sẽ đạt được 15,6 – 15,7 triệu lượt.

Tương ứng với lượng khách, thu nhập từ du lịch cũng tăng trưởng khả quan với tỷ lệ trung bình cho cả giai đoạn 2011 – 2017 đạt xấp xỉ 25%/ năm. Trong hai năm trở lại đây, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của cả khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đã đạt kết quả ấn tượng với 417,3 nghìn tỷ đồng năm 2016 và tăng lên 541 nghìn tỷ đồng năm 2017. Đóng góp trực tiếp từ du lịch vào GDP năm 2017 là 7,9%.

Với sự phát triển nhanh như vậy, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn, cần có tầm nhìn mới để thích ứng với xu thế và sự phát triển du lịch trong bối cảnh công nghệ số ngày càng hiện đại. Vì vậy, việc xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất quan trọng.

Tại hội thảo, đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội; Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chiến lược được tiếp cận theo hướng thay đổi tư duy, nhận thức về ngành du lịch; phát triển du lịch hướng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó ngành du lịch tạo dựng được lợi thế cạnh tranh với những giá trị khác biệt; tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển bền vững; sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên…

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu: Đến năm 2030, du lịch sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và nhiều địa phương, đồng thời, tối đa hoá đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua đó, đưa Việt Nam trở thành điểm đến thực sự hấp dẫn, chiếm thị phần ngày càng tăng trên thị trường du lịch quốc tế, thuộc nhóm 3 quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á và khẳng định vị thế điểm đến cạnh tranh toàn cầu.

Du lịch vẫn còn nhiều hạn chế

Báo cáo của Tổng cục Du lịch cũng chỉ rõ thực tế phát triển du lịch thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội.

Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao về chất lượng du lịch, xúc tiến quảng bá. Nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu, doanh nghiệp chủ yếu là vừa, nhỏ; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế; vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cũng chưa được phát huy.

Hệ thống sản phẩm du lịch của Việt Nam nhìn chung vẫn chưa tạo được đặc trưng khác biệt, mang tầm cỡ, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh, chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhiều sản phẩm trùng lắp ở những lãnh thổ có đặc trưng tương đồng về địa lý, phân bố không đồng đều…

Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, yếu kém. Số lượng nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành; tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn du lịch còn thấp, số lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn ít…

Đứng trước yêu cầu của thực tiễn phát triển, ngành du lịch nhận thấy cần phải có định hướng chiến lược cho thời kỳ mới trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, nền tảng và kinh nghiệm phát triển thời gian qua để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Phát triển Du lịch cho rằng, quan điểm chiến lược là rất quan trọng, từ đó mới ra được nội dung, ví dụ như quan điểm không quan tâm tới số lượng mà tập trung vào chất lượng tăng trưởng. Ông Lương dẫn chứng, năm 2016 Thái Lan đón 32 triệu lượt khách quốc tế trong khi đó Singapore chỉ bằng 1/2 nhưng thu nhập lại cao hơn Thái Lan, điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế đem lại lớn hơn từ thị trường khách du lịch cao cấp.

Về phía địa phương, ông Bùi Văn Mạnh, Phó giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, việc xúc tiến du lịch tại địa phương thường do địa phương tự mò mẫm làm. Bên cạnh đó, vì nguồn kinh phí hạn chế nên đa phần phải huy động xã hội hóa.

Ông Mạnh mong muốn trong Chiến lược phát triển du lịch cần điều tra, đánh giá chặt chẽ những khó khăn cho những người làm du lịch địa phương, để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp./.

Hồng Quyên

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
  • Bóng đá trẻ Việt Nam thiếu những tài năng như Công Phượng, Xuân Trường
  • Tay đua Nguyễn Thị Thật giành ngôi Á quân Giải xe đạp Erondegemse Pijl Bỉ
  • Hiệu quả từ trồng chè xanh
  • Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
  • Thầy Park mang áo Việt Nam về thăm trường cũ
  • Bình Phước
  • Đội tuyển Việt Nam thăng tiến trên bảng xếp hạng FIFA
推荐内容
  • Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
  • Điểm báo Cà Mau số 2811, phát hành thứ sáu, ngày 26/6/2015
  • Bùi Tiến Dũng lập kỷ lục giữ sạch lưới cho Việt Nam ở ASIAD
  • Thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
  • Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
  • Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công