【kq copa libertadores】Nhiều quốc gia đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Nợ công gia tăng đang cản trở mục tiêu phát triển bền vững của một số nước châu Phi (Ảnh: T.L) |
Theo Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner, thế giới đang đối mặt hàng loạt khủng hoảng do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine, giá lương thực và nhiên liệu tăng. Trong khi đó, lạm phát cũng đẩy chi phí lãi suất cho vay lên cao khiến các quốc gia phải vật lộn để theo kịp các khoản thanh toán nợ. Đây là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia đang nỗ lực ổn định khả năng tài chính sau đại dịch Covid-19 và làm chậm lại lộ trình hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững cũng như các hành động chống biến đổi khí hậu. Do đó, UNDP kêu gọi cộng đồng quốc tế xóa 30% nợ nước ngoài phát sinh trong năm 2021 cho 52 nước đang đối mặt với khủng hoảng nợ, thậm chí đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, hiện các khoản nợ song phương chính thức mà những nước nghèo nhất thế giới phải trả đã tăng 35% so với năm 2021. Như vậy, các chính phủ sẽ phải trả thêm 1.100 tỷ USD cho tổng nợ toàn cầu vào năm 2023. Số tiền này cao gấp hơn 4 lần khoản đầu tư ước tính hằng năm là 250 tỷ USD cho việc thích ứng và giảm tác động của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển. Giới chuyên gia kinh tế đánh giá, nếu một nền kinh tế đang phát triển đi vay với lãi suất 12 - 14% và dành hơn 20% thu nhập mỗi năm chỉ để trả nợ thì cơ hội đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển hầu như bị đóng băng.
Trong bối cảnh mức nợ toàn cầu lớn hơn khá nhiều so với giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2008, UNDP đang tích cực hối thúc các nước giải quyết những vấn đề liên quan khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước giàu và nước nghèo, thay đổi cục diện đa phương và tạo ra một cấu trúc nợ phù hợp. Tuy nhiên, mức độ hợp tác quốc tế lại đang chứng kiến những tín hiệu giảm sút.
Các chuyên gia tài chính phân tích, những yếu tố có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng có thể bắt nguồn từ nguy cơ vỡ nợ tại một hoặc nhiều quốc gia đang phát triển hay sự sụp đổ của các tập đoàn lớn. Thực tế cho thấy, nếu không có các biện pháp khẩn cấp, nhiều quốc gia sẽ đối mặt tình trạng nợ nần, thậm chí là vỡ nợ, từ đó ảnh hưởng đến các dự án chống đói nghèo, chuyển đổi năng lượng, giảm biến đổi khí hậu... Đáng nói hơn, mục tiêu cùng phát triển bền vững của thế giới có nguy cơ bị sa lầy./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·FIFA gọi Nguyễn Văn Quyết là 'niềm tự hào của bóng đá Việt Nam'
- ·BIM Group IRONMAN 70.3 trở lại cuối tuần này tại Phu Quoc Marina
- ·Nguyễn Xuân Son bất ngờ có cơ hội dự AFF Cup 2024
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Trung Quốc thắng trận, Indonesia rộng cửa tranh vé dự World Cup
- ·Thiếu sao nhập tịch, HLV Shin Tae
- ·Thanh Thúy chờ thủ tục chia tay đội châu Âu, chưa chốt bến đỗ mới
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Tuyển Đức thắng không tưởng, Hà Lan đè bẹp Hungary tại UEFA Nations League
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Bùi Tiến Dũng: 'Không ngại cạnh tranh với Patrik Lê Giang'
- ·Thua đậm Nhật Bản, Indonesia xếp cuối bảng
- ·Đội tuyển Việt Nam xác định đối thủ, chốt lịch tập huấn Hàn Quốc
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·CLB SLNA thông báo mời Lê Công Vinh làm trợ lý HLV
- ·HLV Hungary ngất xỉu, co giật giữa trận đấu
- ·Thua Indonesia, ĐT Ả Rập Xê Út lập hàng loạt thống kê tồi tệ
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Gần 300 cao thủ cờ tướng so tài tại Buôn Ma Thuột