【india mizoram premier league】Nỗ lực chống sạt lở ven biển
(CMO) “Chính quyền và Nhân dân Cà Mau sẽ làm mọi cách để giữ đất, giữ rừng phòng hộ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở”, đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải khi trả lời phỏng vấn trong chuyến khảo sát thực tế đê biển Tây vừa qua.
Cà Mau có bờ biển dài hơn 254 km, dọc từ Đông sang Tây. Trước tác động của biến đổi khí hậu, từ năm 2006 tỉnh đã ban bố tình trạng hộ đê khẩn cấp để huy động sự tham gia của toàn quân, toàn dân. Bắt đầu từ đây, hàng loạt giải pháp, từ phi công trình cho đến công trình đã được chính quyền và Nhân dân trong tỉnh triển khai tại những điểm không còn rừng phòng hộ như: vàm Tiểu Dừa đến cống Lung Ranh; vàm Giáo Bảy đến cống Kinh Mới, đoạn Hương Mai đến Rạch Dinh… thậm chí cả những nơi đai rừng còn dầy.
Hy vọng từ kè tạo bãi
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, hàng loạt những giải pháp từ phi công trình cho đến công trình đã được triển khai dọc theo chiều dài bờ biển của tỉnh, từ việc tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng làm kè bằng cừ tràm, cây dừa rồi giải pháp kè rọ đá, kè bản nhựa... và giờ đây là kè ly tâm tạo bãi…
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khảo sát thực tế đoạn kè trụ rỗng được thực nghiệm từ vàm Đá Bạc - Kinh Mới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. |
Song, nguồn lực có hạn trước sóng biển rất dữ dội nên bờ biển của tỉnh ngày một sạt lở nghiêm trọng. Theo khảo sát và ước tính của các ngành chuyên môn, có khoảng 80% đường bờ biển trong tỉnh bị sạt lở, bình quân mỗi năm khoảng 15 m, có nơi đến 50 m. Theo đó, rừng phòng hộ bị mất hơn 300 ha mỗi năm, những điểm không còn rừng phòng hộ, sóng đánh trực diện vào thân đê, nguy cơ phá vỡ đê biển bất cứ lúc nào.
Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, hiện nay khu vực biển Tây có gần 10 điểm với chiều dài khoảng 10 km đang đứng trước nguy cơ vỡ đê rất cao nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời.
Theo kết quả khảo sát của Tiến sĩ Trần Văn Thái, Viện Thuỷ công, tình trạng sạt lở ven biển của Cà Mau hiện nay vô cùng nghiêm trọng. Trong khoảng 400-500 ha đất bị mất do tình trạng xói lở có 2/3 nằm ở vùng ven biển.
Trong hàng loạt giải pháp chống chọi lại với thiên nhiên nhằm giữ đất, giữ rừng thì kè ly tâm tạo bãi được đánh giá là thành công nhất hiện nay. Được triển khai từ năm 2012 đến nay, giải pháp này đã đáp ứng mục tiêu đề ra khi những nơi được đầu tư loại kè này phía trong đã có bãi bồi và thảm rừng ngập mặn tái sinh. Trước kết quả đó, trong quá trình triển khai thực tế, nhiều sáng kiến liên tục được đưa ra nhằm giảm sức đầu tư, kéo thêm chiều dài của kè.
“Từ mức đầu tư khoảng 30-40 tỷ đồng/km ban đầu, còn khoảng 24-25 tỷ đồng/km như hiện nay là nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang cho thử nghiệm kè đê trụ rỗng giảm sóng theo ý tưởng của Tiến sĩ Trần Văn Thái”, ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, cho biết.
Đoạn kè bằng trụ rỗng dài 180 m thử nghiệm tại vàm Đá Bạc đến Kinh Mới cho thấy hiệu quả khả quan. |
Ý tưởng của Tiến sĩ Thái được triển khai từ năm 2016, đến tháng 4/2017 chính thức đưa vào thử nghiệm dọc 180 m bờ biển (đoạn từ vàm Đá Bạc đến vàm Kinh Mới, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Kết quả thu được rất khả quan, phía trong đã bồi được khoảng 0,7 m.
"Công nghệ đê trụ rỗng có khả năng tiêu giảm sóng cao nhất, phản xạ sóng thấp nhất trong các loại kết cấu đã biết hiện nay, với hệ số tiêu sóng có thể đạt 80%, phản xạ 20%. Từ đó có thể cắt sóng từ bên ngoài, vận chuyển phù sa vào bên trong để gây bồi, tạo bãi trồng rừng. Ngoài ra, đê trụ rỗng có độ ổn định cao, do được đúc sẵn trong nhà máy, chỉ đưa ra lắp đặt nên kiểm soát được toàn bộ chất lượng. Đặc biệt, khi cần có thể di chuyển đến vị trí mới”, Tiến sĩ Thái khẳng định.
Quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Là người đang gánh trên vai sứ mệnh chống chọi lại với tác động của thiên nhiên để bảo vệ sản xuất, đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải vô cùng trăn trở. Trước câu hỏi, liệu lãnh đạo tỉnh có e ngại bởi những "lời ra tiếng vào" nếu công trình thí nghiệm thất bại, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng khái: “Vấn đề lớn nhất hiện nay không phải của lãnh đạo hay người dân Cà Mau mà cả đất nước nói chung là làm sao giữ được từng tấc đất, lãnh thổ của mình. Sạt lở thời gian qua đã làm chúng ta mất đất, mất rừng quá nhiều, vì thế, nếu chúng ta không tìm được cách để khắc chế tình trạng này thì có tội với đất nước, có tội với tương lai. Từ mục tiêu chung đó, dù trước đây đã có những giải pháp thất bại nhưng không vì thất bại đó mà dừng. Với vai trò và trách nhiệm của mình, chúng ta phải tiếp tục làm cho đến khi nào bảo vệ được đất, bảo vệ được rừng, nghĩa là bảo vệ được cuộc sống người dân mới thôi”.
Thay vì cắm 2 hàng trụ để bỏ đá hộc, sáng kiến cắm một hàng cột so le để xé sóng được áp dụng mang lại hiệu quả, giảm chi phí. |
Chia sẻ thêm tại chuyến khảo sát thực tế đoạn thử nghiệm đê trụ rỗng, ông Nguyễn Tiến Hải cho biết thêm, giải pháp tỉnh tiếp tục áp dụng để chống sạt lở trong thời gian tới là những điểm nào xói lở ít, còn bãi thì áp dụng công nghệ mềm để tác động, hỗ trợ tạo bãi và tiếp tục trồng rừng. Những điểm không thể làm đơn giản bằng công nghệ mềm sẽ đầu tư bằng giải pháp công trình kiên cố. Nhưng dù giải pháp công nghệ nào cũng phải tạo được bãi để trồng rừng. “Trồng rừng là giải pháp căn cơ nhất, chỉ có rừng mới có thể giữ được đất”, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.
Hiện nay, Thường vụ Tỉnh uỷ đã cho chủ trương trình Chính phủ cho tỉnh tiến hành xã hội hoá để cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia làm kè chống xói lở. Bởi lẽ, hiện nay xung quanh khu vực bờ biển đã có quy hoạch các dự án phát triển kinh tế như: du lịch điện gió, điện năng lượng mặt trời. “Nếu nhà đầu tư tham gia các dự án này, tỉnh sẽ vận động họ bỏ tiền ra làm kè. Đổi lại, khi họ tạo được bãi, trồng lại rừng được bao nhiêu tỉnh sẽ xin Chính phủ cho cơ chế giao đất phía trong để làm dự án kinh tế”, ông Nguyễn Tiến Hải cho biết thêm.
Thời gian qua, tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của bộ, ngành, các nhà khoa học để tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp, mô hình mới nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở đất ven biển. “Cà Mau vẫn đang tiếp tục tìm thêm giải pháp, bằng mọi cách phải khắc chế được tình trạng này để bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải một lần nữa khẳng định./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:La liga)
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·TP.HCM sẽ công bố tuyến đường phù hợp cho thuê lòng đường, vỉa hè trong tháng 1
- ·Cận cảnh cây hoa đào mạ bằng 12 lượng vàng, giá 1,3 tỷ đồng
- ·Khởi tố ông Đinh Trường Chinh liên quan vụ chiếm đoạt nhiều đất nền dự án
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Tai nạn xe container chở cuộn thép 20 tấn lao xuống hồ nước bên đại lộ ở TP.HCM
- ·Con đường 'khủng khiếp' nối Đồng Nai
- ·Nắng mưa thất thường, nhà vườn ‘đau đầu’ ngăn mai vàng bung nụ sớm
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Dự báo thời tiết ngày 26/1/2024: Nhiệt độ xuống thấp, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Kiến nghị điều chỉnh tăng hơn 900 tỷ đồng dự án cao tốc Mỹ Thuận
- ·Cảnh sát có mặt tại Công ty Hải Hà Petro, doanh nghiệp đang nợ thuế gần 1.800 tỷ
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Qua vụ FLC, ngân hàng SCB, thị trường chứng khoán tốt lên
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Công an thông tin vụ người lạ đặt chiếc hộp trước cổng trường rồi bỏ chạy
- ·Hàng trăm vụ việc được khám phá trong 15 ngày đầu trấn áp tội phạm ở Hà Nội
- ·Va chạm với xe tải, cháu trai lớp 1 tử vong, bà ngoại xây x
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·TP.HCM: Xuyên đêm kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết ở chợ đầu mối