【chấp 1.75】Nâng cao hiểu biết về bệnh phong
(CMO) Ngày nay người ta biết được rằng bệnh phong (cùi, hủi) là một căn bệnh nhiễm khuẩn bởi một loại trực khuẩn phong Hansen gây ra. Bệnh phong phát triển rất chậm, không dễ lây truyền từ người nọ sang người kia, nhưng lại kéo dài rất nhiều năm và thường lây truyền qua đường da hoặc hô hấp, vì thế rất khó xác định được bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Ðối tượng là trẻ em do sức đề kháng kém nên thường dễ bị nhiễm bệnh hơn người lớn.
Bác sĩ kiểm tra di chứng và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân phong. |
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2022 đến nay trên địa bàn toàn tỉnh chỉ mới phát hiện 1 trường hợp dương tính với chủng trực khuẩn Hansen, trên địa bàn huyện U Minh. So với giai đoạn từ những năm 1990 trở về trước, bệnh phong đã giảm hơn rất nhiều. Bác sĩ Ngô Thanh Tân, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau, cho biết: “Tuy hiện nay vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu phòng ngừa nhưng bệnh phong đã có phương pháp điều trị hiệu quả. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn trong thời gian từ 6-12 tháng tuỳ theo mức độ bệnh và việc điều trị bệnh phong hoàn toàn miễn phí”.
Ðiều trị bệnh phong không khó, nhưng vì căn bệnh có diễn tiến chậm, nên thường dẫn đến tình trạng người bệnh chủ quan, xem thường, không đi thăm khám ở các cơ sở y tế, đến khi bệnh phát triển, có thể để lại di chứng rất nặng nề cho người bệnh. Sự xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh phong tuỳ vào sức đề kháng của bệnh nhân. Dấu hiệu thường gặp là mất cảm giác, trước tiên ở tay và chân. Người bị bệnh phong có khi bị bỏng mà không biết. Một số vùng trên da xuất hiện những nốt nhỏ nhạt màu hoặc những nốt to hình tròn, ở giữa mất cảm giác; dây thần kinh to lên tạo thành các sợi to hoặc thành cục ở dưới da, có nơi bị loét kinh niên nhưng lại không đau và không ngứa. Da mặt dày cộm, nổi cục hoặc dái tai dày, ngắn và vuông. Lông mày rụng, lúc đầu là phía ngoài, sau rụng toàn bộ. Trường hợp bệnh đang tiến triển, tay chân có thể bị liệt, trông giống như các vuốt. Ngón chân, ngón tay hoặc toàn bộ tay, chân có thể dần dần bị cụt, trở thành những mỏm cụt. Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay, bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được. Bàn chân thủng loét và nhiễm độc. Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị, mù loà. Bộ phận sinh dục của nam giới kém phát triển, dần dần thành vô sinh.
Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức hiểu biết về căn bệnh phong (cùi, hủi) cho người dân luôn là vấn đề hết sức cần thiết. Tránh hiện tượng kỳ thị, xa lánh; tạo điều kiện cho người bệnh được hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Có như vậy thì việc đẩy lùi căn bệnh đã từng là nỗi ám ảnh của nhiều người mới thật sự có hiệu quả./.
Hiền Sĩ
(责任编辑:World Cup)
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Doanh thu thị trường di động toàn cầu tiếp tục giảm
- ·Nhân viên bị đuổi việc vì không chịu bật webcam trong giờ làm
- ·Tetra Pak được xếp hạng A về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ rừng
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·MobiFone tuyển 300 kỹ sư IT và chuyên viên CNTT, thu nhập đến 480 triệu đồng
- ·Một doanh nghiệp bị thu hồi và phạt gần 400 tỷ đồng tiền hoàn thuế hàng xuất khẩu
- ·'Ngành ngân hàng cần thúc đẩy chuyển đổi số'
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Ford tiếp tục được vinh danh là tập đoàn phát triển bền vững toàn cầu
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Lợi nhuận App Store sụt giảm mạnh
- ·Tập đoàn Apple lại nhận thêm án phạt tại Brazil
- ·iPhone 14 Plus bán chậm hơn dự kiến
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Các sàn TMĐT tiếp tục ý kiến về việc cung cấp thông tin người bán
- ·Doanh nghiệp kêu trời vì phí hãng tàu tăng cao
- ·Hàng loạt tài khoản Facebook người nổi tiếng bị lỗi tụt follow
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc