【kết qua bóng đá ý】Sụp lún rúng động vùng ngọt
(CMO) Ông Nguyễn Văn Ba, 83 tuổi, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời vẫn chưa hết bàng hoàng vụ sụp lún đoạn đường Tắc Thủ - Đá Bạc ngay trước mắt ông hồi đầu tháng 2 vừa qua. “Tôi đang lom khom nhổ cỏ ở hàng rào ven lộ thì nghe tiếng động lạ kêu lách tách phía dưới chân. Sau đó đất rung lên. Tôi hốt hoảng, vội chạy ra phía xa, quay lại thì thấy cả một đoạn lộ nhựa sụp xuống sông".
Giữa tháng 2/2020, những báo cáo nhanh về tình trạng sụp lún, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh luôn thay đổi theo chiều hướng tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Kèm theo đó có tình trạng khô cạn ở các tuyến kênh, dòng sông vùng ngọt huyện Trần Văn Thời và tình trạng một bộ phận lớn khu vực rừng tràm U Minh Hạ đã nâng cấp độ dự báo cháy lên cấp nguy hiểm. Hàng chục tỷ đồng được quy ra từ những công trình, ruộng màu bị thiệt hại và con số này luôn có chiều hướng tăng.
Theo dự báo của ngành chức năng, mùa khô năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, những cảnh báo này đồng nghĩa với việc nhiều địa phương ở Cà Mau đang phải dồn sức để vượt qua mùa hạn bằng các giải pháp hữu hiệu, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại.
Theo Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Trần Thanh Đoàn, trên tuyến đường Tắc Thủ - Đá Bạc đã xuất hiện 2 khu vực sụp lở nghiêm trọng rộng hàng trăm mét vuông và sâu hơn 1,8 m, làm ảnh hưởng lớn đến lưu thông, vận chuyển hàng hoá của khu vực. Nóng nhất là việc vận chuyển lúa của bà con sau thu hoạch, vì hầu hết các tuyến kênh khu vực này đều đã khô trơ đáy.
Hiện cả xã đã ghi nhận 35 vị trí sạt lở và sụp lún đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con. Xã cũng đã thống kê thiệt hại và báo cáo về UBND huyện để kịp thời có hướng khắc phục.
Cách đoạn sụp lún nguy hiểm trên tuyến đường Tắc Thủ - Đá Bạc hơn 10 km là một đoạn sụp khác làm biến dạng đoạn đường nhựa liên huyện qua địa bàn Ấp 1, xã Trần Hợi. Đoạn sụp này ảnh hưởng đến tuyến bờ kè (người dân tự làm), 1 sàn bê tông hơn 80 m2 và 1 cửa hàng mua bán của hộ dân. Theo thống kê đến ngày 13/2, trên địa bàn xã Trần Hợi đã xảy ra 85 vụ sụp lún, sạt lở ở 25 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 2.600 m, ước thiệt hại trên 1,6 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Ba, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời kể lại vụ sụp lún đất kinh hoàng trước cửa nhà ông hồi đầu tháng 2. |
Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống tạm tính: "Đến hết ngày 13/2, UBND huyện Trần Văn Thời đã ghi nhận xảy ra 903 vụ sụp lún, sạt lở ở 175 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 21 km. Sự cố sụp lún, sạt lở đất làm hạn chế lưu thông đường bộ nhiều tuyến đường và hạn chế tải trọng của một số tuyến chính vận chuyển nông sản từ Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Đông, Khánh Hải về huyện và TP Cà Mau.
Huyện Trần Văn Thời chia thành 2 vùng mặn và ngọt. Phía vùng mặn ít xảy ra sạt lở và sụp lún vào mùa hạn. Với vùng ngọt, mùa này hầu hết các tuyến sông đều khô cạn, tình trạng sụp lún và sạt lở đất diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của bà con. Vùng này từng xảy ra sạt lở nghiêm trọng vào mùa khô năm 2016.
Phía huyện U Minh cũng đã ghi nhận tình trạng sạt lở 4 tuyến kênh và 3 đoạn sạt lở khu vực bờ biển nghiêm trọng. Song song đó, tình trạng khô hạn đã gây thiệt hại hơn 9 ngàn héc-ta lúa (chủ yếu lúa - tôm và vụ lúa đông xuân).
Cùng với tình trạng khô hạn và sụp, sạt lở đất, hiện tượng mặn xâm nhập sâu vào khu vực sản xuất nông nghiệp cũng diễn ra. Báo cáo mới đây của Sở NN&PTNT cho thấy: Diện tích lúa bị thiệt hại và có nguy cơ bị thiệt hại do hạn mặn ở Cà Mau đã lên trên 41 ngàn héc-ta (đã ghi nhận thiệt hại gần 17 ngàn héc-ta); Hoa màu cũng có nguy cơ ảnh hưởng và giảm năng suất trên 340 ha.
Những dòng kênh trơ đáy ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời. |
Mùa khô năm nay chỉ mới trải qua hơn một nửa thời gian so với dự báo nhưng các công trình giao thông hư hỏng do sạt lở, sụp lún đã ghi nhận tình trạng cấp thiết hơn, bởi có đến hơn 570 vị trí đất sụp lún, sạt lở ở 107 công trình kiên cố có thiết kế và quy chuẩn thi công bằng vật liệu bê tông, cốt thép. Riêng ước thiệt hại của các công trình này trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đến ngày 13/2, theo Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống là trên 12 km, trị giá khoảng 12 tỷ đồng. Đó là chưa tính hàng chục ngàn mét lộ đất đen và các tuyến bờ kênh, bờ biển khác (thiệt hại này tính cả huyện trên 18 tỷ đồng).
Mùa khô năm nay càng về cuối càng diễn ra khắc nghiệt hơn. Một mặt, các địa phương vùng ngọt ở U Minh, Trần Văn Thời đang khẩn trương các phương án hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn gây ra; Mặt khác vẫn đang căng mình túc trực và bảo vệ hàng ngàn héc-ta rừng có nguy cơ cảnh báo cháy ở cấp nguy hiểm.
Không dừng lại ở đó, Cà Mau đã ghi nhận hơn 20 ngàn hộ dân ở nhiều tuyến, cụm dân cư bắt đầu khan hiếm nước ngọt sinh hoạt. Riêng huyện Trần Văn Thời đã ghi nhận khoảng 3.400 hộ thiếu nước sinh hoạt và dự đoán thời gian tới sẽ có thêm 750 hộ nữa khan hiếm nước.
Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải vừa có công văn chỉ đạo hoả tốc về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các ngành vừa tham mưu UBND tỉnh các giải pháp ứng phó, vừa đề xuất Trung ương sớm triển khai dự án cấp nước ngọt từ sông Mê Kông về để phục vụ sản xuất và sinh hoạt./.
Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Cà Mau: Căn cứ các quy định hiện hành, tỉnh Cà Mau đã đủ điều kiện báo cáo Chính phủ xem xét công bố thiên tai cấp 1. |
Phong Phú
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ tăng giá sốc?
- ·"Cuộc chiến nghẹt thở" của các doanh nghiệp bán lẻ
- ·Giải pháp điện toán hiệu năng cao hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp của THACO
- ·Bộ TT&TT yêu cầu Facebook, Youtube gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh
- ·Đọc văn bản trên smartphone làm giảm khả năng hiểu của não
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Gánh nặng chi phí dự phòng tại nhiều ngân hàng đã giảm đáng kể
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Chiếc tủ lạnh cho căn bếp thời thượng
- ·Một Trung tâm Đăng kiểm bị thu hồi giấy phép vì cấp khống giấy đăng kiểm
- ·Đào tạo chuyển đổi số cho địa phương, doanh nghiệp qua nền tảng MOOCs trong tháng 5
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Tân cảng Sài Gòn sẽ vận hành 2 đoàn tàu chở hàng xuất khẩu trực tiếp đi Trung Quốc
- ·Khi nghệ sĩ bị phát tán thông tin nhạy cảm
- ·Cú trượt dài của Netflix là lời cảnh báo tới ngành công nghiệp phát trực tuyến
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Công ty Minh Phú được gia han áp dụng chế độ ưu tiên