【bang xếp hạng tbn】Cụ ông 82 tuổi tốt nghiệp THPT: Tiếp tục học trường Y và trau dồi ngoại ngữ
Cụ ông 82 tuổi tốt nghiệp THPT: Tiếp tục học trường Y và trau dồi ngoại ngữ
Tú Như(Dân trí) - Cụ Nguyễn Hữu Kỳ, thí sinh lớn tuổi nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đang tiếp tục học theo học tại Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác và học thêm tiếng Trung.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có sự xuất hiện của một thí sinh đặc biệt, đó là cụ ông Nguyễn Huy Kỳ (82 tuổi). Được biết, ông là thí sinh lớn tuổi nhất của kỳ thi này.
Kết thúc kỳ thi, cụ kỳ đã đỗ tốt nghiệp với số điểm lần lượt là: Toán 3,6 điểm; Ngữ văn 4,75; Lịch sử 7,5 và Địa lý 6,5.
Hiện nay, cụ đang theo học tại Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác để tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành thầy thuốc đông y của mình.
Gặp lại PV Dân Trí sau gần nửa năm kể từ khi tốt nghiệp, cụ Huy Kỳ kể lại câu chuyện xưa.
Cụ cho biết rằng, khi còn trẻ, con đường học vấn của cụ phải dang dở do đi bộ đội khi chưa tốt nghiệp cấp ba. Sau này, cụ được Nhà nước đặc cách tốt nghiệp nhưng lại không biết về chế độ này, thầy cô về hưu không ai chứng nhận tốt nghiệp cho cụ.
Cụ ông Nguyễn Huy Kỳ nhiều lần mong muốn tiếp tục con đường học vấn y sĩ nhưng hoàn cảnh không cho phép.
Đến những năm gần đây, khi tuổi đã cao, cụ quyết tâm bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng để có thể hoàn thành được ước mơ bằng cách đỗ tốt nghiệp THPT và tiếp tục theo học đông y.
Bên cạnh đó, cụ Kỳ vẫn ngày đêm đèn sách, cần mẫn ôn luyện tiếng Trung để phục vụ cho việc học đông y của mình, dù rằng mắt cụ đã kém, sức cũng đã yếu.
Khó khăn vì tuổi già, sức yếu nhưng không nản lòng
Vì gia đình 3 đời đều theo nghề đông y, nhưng đến lượt cụ thì việc học hành dang dở. Thế nên để tiếp nối truyền thống, cụ Kỳ không để hoàn cảnh làm nhụt chí.
Trong 2 tháng ôn tập, nhiều lúc nản lòng vì bản thân tiếp thu chậm hơn bạn học, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các thầy cô tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (quận Thanh Xuân) mà cụ đã nỗ lực để đạt được kết quả mong muốn.
Chia sẻ về quá trình ôn tập trong 2 tháng, cụ Kỳ cho biết: "Mục tiêu trong 2 tháng cuối ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT của tôi là chỉ có học. Sáng học 5 tiết, sau đó ăn tạm ổ bánh mì chấm sữa ở lớp xong chiều lại học 3-4 tiết. Tuy mệt nhưng nhà trường cũng quan tâm, giúp đỡ tôi.
Cô giáo gần như là "cầm tay chỉ việc". Chẳng hạn như khi bấm máy tính, trên bảng kết quả này, nhưng khi tôi bấm lại ra kết quả khác, thế là cô giáo phải uốn nắn, ngồi vào bên cạnh: "Bác phải bấm như thế này thì nó mới ra được kết quả như trên". Đó cũng là cái khó khăn cho nhà trường và bản thân tôi".
Quá trình ôn luyện đôi lúc cũng khiến cụ Kỳ nản lòng, nhưng cụ không từ bỏ: "Thú thật ở tuổi tôi chẳng còn ai đi học cả, nhưng vì sự nghiệp còn đang dở dang nên tôi phải tiếp tục".
Học tiếng Trung để phục vụ cho sự nghiệp y sĩ
Cụ Kỳ vẫn đang đều đặn đi học mỗi ngày, sáng thì học ở Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác, chiều lại đến Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an để thực tập.
Cụ chia sẻ việc đi học khiến cụ rất vui và hạnh phúc vì thỏa mãn được đam mê của mình, nhưng ngặt nỗi chân ở tuổi này lại yếu nên đi lại khó khăn hơn. Tuy vậy, cụ vẫn cố gắng có mặt đầy đủ và không bỏ lỡ tiết học nào.
Khi học tại trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác, cụ Kỳ phải học thêm một ngôn ngữ nữa: "Tôi phải học thêm tiếng Trung, mà tiếng Trung thì mặt chữ khó, phát âm lại càng khó. Khi đi học là tôi nhận thức chậm hơn so với các bạn trong lớp.
Chẳng hạn như khi cô giáo dạy phát âm tiếng Trung, chỉ cần một lần là các cháu có thể nhớ và lặp lại, nhưng đối với tôi đôi khi lại ngập ngừng, lúng túng lúc phát âm. Tuy vậy, vẫn phải cố mà học.
Rất may có các bạn trong lớp giúp đỡ tôi. Ai biết thì chỉ cho người không biết. Cứ như thế mà bảo ban nhau".
Tiếp tục học và cống hiến cho đất nước khi còn đủ sức khỏe
Chia sẻ về lý do đã ngoài 80 nhưng cụ Kyy vẫn tiếp tục sự nghiệp học của mình, cụ cho biết: "Thứ nhất, nếu không học thì không biết, mà đã không biết thì sẽ không làm được. Còn nếu hiểu, biết tường tận, biết tinh tường thì sẽ giúp ích cho bản thân mình và đặc biệt là cho đời sống xã hội.
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển nhanh vượt bậc và chóng mặt, chính vì bản thân tôi mong muốn các bạn trẻ thế hệ sau có tài nguyên để học tập, phát triển, nên mỗi người chúng ta và ngay cả chính tôi phải cùng nhau cống hiến cho đất nước bằng cách học thật chăm chỉ".
Thường ở độ tuổi này, ít người vẫn nghĩ đến việc phải tiếp tục trau dồi kiến thức cho bản thân mình. Đặc biệt khi ở tuổi cao, mắt kém, suy nghĩ và tiếp thu chậm sẽ khiến cho người học dễ nản lòng.
Ấy thế mà, ở cái tuổi "gần đất xa trời", cụ ông Nguyễn Huy Kỳ vẫn khao khát được tiếp cận những điều mới mẻ, tiếp tục học: "Ý nguyện của bản thân tôi chính là nếu còn sức khỏe thì phải học, cứ học. Nếu sau này không còn, không đủ khả năng nữa thì lúc đó tôi mới ngừng học. Vì được học là một điều may mắn mà bản thân tôi được hưởng".
Sau khi câu chuyện của mình nổi tiếng trên mạng, cụ ông cho biết cuộc sống của mình không bị ảnh hưởng nhiều. Mặt khác, cụ mong muốn câu chuyện của mình được nhiều người biết đến hơn để trở thành động lực cho các thế hệ sau.
Cả ông lẫn cháu đều đỗ "tú tài"
Điều thú vị là cả hai ông cháu trong gia đình cụ Kỳ đã cùng đi thi và đều đỗ tốt nghiệp THPT. Được biết, hiện nay cháu của cụ Kỳ đang theo học ngành Công nghệ thông tin của một trường đại học lớn tại Hà Nội.
Nhà có hai sĩ tử, cụ chia sẻ trong quá trình ôn tập, nếu đôi chỗ cụ ông không biết làm thì cháu sẽ gợi ý cách giải: "Nhiều lúc học trên vi tính bị nghẽn mạng thì cháu lại xem và sửa cho tôi.
Đôi lúc có những tình huống trớ trêu, nghẽn mạng nhưng lại không có cháu ở nhà thì lúc đó tôi phải ngồi chờ".
Quyết định đi thi ở tuổi 82, gia đình vẫn luôn là hậu phương, ủng hộ cụ, đặc biệt là người cháu đi thi cùng năm.
"Hôm đó đi thi về tôi hỏi cháu: "Cháu có làm được bài không?" và cháu hỏi lại tôi: "Ông có làm được bài không?". Đến lúc đỗ cũng là hai ông cháu bảo nhau: Chúng ta đỗ rồi!", cụ vui vẻ kể.
Cụ ông Nguyễn Huy Kỳ cũng mong rằng trong tương lai nếu điều kiện sức khỏe còn cho phép, cụ sẽ tiếp tục học tại Đại học Kinh Bắc, tìm ra những phương pháp đông y giúp đỡ cho người dân.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Phòng ngừa sự cố môi trường do cháy nổ: Phát huy vai trò của doanh nghiệp
- ·Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị
- ·Thị trường bất động sản Khánh Hòa đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Bất động sản Tây Nam Bộ hội tụ nhiều yếu tố tích cực
- ·Thông tin tiếp theo phóng sự thâm nhập “lò” độ xe máy: Xử lý nhiều “lò” độ xe
- ·Từng bước đẩy lùi tội phạm ma túy ra khỏi cộng đồng dân cư
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Tái hợp sau ly hôn: Chuyện không giản đơn!
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·TX.Thuận An: Chấn chỉnh tình trạng chó thả rông
- ·Hà Nội quyết tâm không bị tụt lại trong “cuộc đua” nhà ở xã hội
- ·Hòa giải thành tranh chấp quyền sở hữu tài sản
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·“Bức tử” cây xanh!
- ·CLB Bất động sản TP.HCM kết nối giao dịch đầu tư 200.000 tỷ đồng
- ·Kon Tum chấn chỉnh việc chậm triển khai các thủ tục đất đai
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Rao bán xe dưới lòng đường