【keo ý】Chuyên gia Thái: Trung Quốc đang tự cô lập khỏi quốc tế
Ngày 2-5,ốcđangtựcocirclậpkhỏiquốctếkeo ý Trung Quốc triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) đặt tại phía Nam đảo Tri Tôn, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, đã đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam leo thang, đe dọa nguy cơ nổ ra xung đột quân sự.
Nhân sự kiện này, giáo sư Artha Nantachukra, chuyên gia về Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, Thái Lan, đã đăng tải bài viết trên trang mạng của Viện nghiên cứu Phupan.
Theo giáo sư Artha Nantachukra, Trung Quốc đã “khôn khéo” khi lựa chọn thời điểm di chuyển và đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng EEZ của Việt Nam.
Trên bình diện quốc tế, khủng hoảng chính trị tại Ukraine đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc triển khai chiến lược của Trung Quốc; cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và châu Âu đang tập trung giải quyết tình hình Ukraine nên sẽ không phản ứng thái quá đối với động thái trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc lại càng khôn khéo hơn khi lựa chọn vị trí đặt giàn khoan. Hải Dương-981, giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD do chính Trung Quốc sản xuất, đã được đưa xuống phía Bắc quần đảo Hoàng Sa từ năm 2012.
Giáo sư Nantachukra cho rằng Trung Quốc có thể sẽ lo ngại Nhật Bản ở phía Bắc, đồng minh thân cận của Mỹ, nếu Trung Quốc có các hành động khiêu khích và vẫn còn dè chừng với Philippines ở phía Đông Nam, một đồng minh khác của Mỹ có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông và mới đây đã kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế La Hay. Như vậy, Việt Nam chưa ký kết các hiệp ước an ninh với Mỹ, không tham gia liên minh quân sự nào sẽ là “mắt xích yếu” để Trung Quốc tận dụng.
Rõ ràng, từ khi triển khai chiến lược biển với mục tiêu hiện thực hóa “đường chín đoạn,” đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có các hành động khiêu khích đối với các quốc gia láng giềng có tranh chấp nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng một lực lượng đông đảo các tàu bảo vệ, máy bay và thực hiện các hành động mạnh tay để bảo vệ Hải Dương-981 trước các phản ứng của Việt Nam.
Theo quan điểm của Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, khi quyết định di chuyển và đặt Hải Dương-981 trong vùng EEZ của Việt Nam, bên cạnh việc lựa chọn thời điểm, vị trí, Trung Quốc còn tính toán kỹ cả những phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã biết phản ứng của Việt Nam qua các sự kiện tương tự diễn ra trong những năm trước đây. Thậm chí, Trung Quốc còn chuẩn bị trước các lực lượng ứng phó đối với cả các phản ứng quân sự từ Việt Nam.
Với quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc cũng đã tính toán trước về mức độ và khả năng can dự vào vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhất là khi nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam. Và hơn thế nữa, tại khu vực Biển Đông, nhất là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, Mỹ luôn chủ trương muốn đóng vai trò trung gian hòa giải.
Theo giáo sư Nantachukra toàn bộ những bước đi, những động thái khiêu khích của Trung Quốc từ trước đây đến sự việc vừa qua tại Biển Đông cho thấy rõ mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là thực hiện ý đồ “độc chiếm Biển Đông.” Sâu xa hơn, từ việc độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ tuyến giao thương hàng hải, kiềm tỏa, tăng ảnh hưởng với toàn bộ các nước khu vực và các nước lợi ích vào tuyến giao thương này, trong đó có cả Nhật Bản và Mỹ.
Theo đánh giá của giáo sư Nantachukra, những động thái của Trung Quốc, qua hằng năm, đều là những động thái khiêu khích nhỏ, nhưng có mức độ gia tăng theo từng năm, theo chiến lược “mưa dầm thấm đất,” với mục tiêu làm thay đổi hiện trạng.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam có nguy cơ leo thang thành xung đột nếu cả hai bên không thể kiểm soát tình hình.
Trước các động thái của Trung Quốc, nhiều người đang đặt ra câu hỏi phải chăng Trung Quốc đang tự mình đặt ra luật chơi, thiết lập lại trật tự khu vực theo ý riêng của Trung Quốc?
Giáo sư Nantachukra cho rằng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với lợi ích chiến lược to lớn của các nước bên ngoài trong khu vực, dù muốn hay không, dù lớn hay nhỏ, các nước này không thể “khoanh tay đứng nhìn” trước các hành động “lạm quyền” của Trung Quốc.
Có thể, chính sự kiện này sẽ tạo ra một “nhu cầu,” một “chất xúc tác” mới đòi hỏi các nước ASEAN liên quan tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines, phải liên kết chặt chẽ hơn nữa để đối phó với Trung Quốc. Rõ ràng là, nếu Trung Quốc đã và đang “mạnh tay” với Việt Nam thì chưa có gì có thể đảm bảo Trung Quốc không có các hành động tương tự với Philippines, dù rằng, với mỗi quốc gia, mỗi vùng tranh chấp, lợi ích và xung đột ở những mức độ khác nhau.
Như vậy, nhu cầu liên kết giữa các quốc gia đang bị Trung Quốc “lấn áp” sẽ gia tăng, từng bước làm thất bại mục tiêu chia rẽ ASEAN của Trung Quốc mà ngược lại các nước đang cô lập Trung Quốc, biến Trung Quốc thành một kẻ bị tẩy chay tại khu vực.
Với Mỹ, theo giáo sư Nantachukra, chính quan điểm của Mỹ đã tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường các hành động khiêu khích để gây nguy hại cho chính những lợi ích của Mỹ trong khu vực này. Như vậy, nếu một xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, có thể chưa phải là thời điểm mà Mỹ ra tay ủng hộ hay bảo vệ Việt Nam nhưng sẽ là “hồi chuông cảnh tỉnh” để Mỹ phải cân nhắc lại sự can dự của mình. Và khi đó, chắc chắn Trung Quốc không thể là kẻ có thể tự ý quyết định mọi việc theo ý riêng của mình.
Chính bằng các hành động “độc tôn,” Trung Quốc đang tự cô lập mình khỏi cộng đồng quốc tế, khu vực và sẽ phải hứng chịu những hậu quả cả về chính trị, ngoại giao lẫn kinh tế từ các hành động này.
Nguồn TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Việt Nam, Laos vow to create economic breakthroughs
- ·Việt Nam’s National Day marked in Bangladesh, China's Macau
- ·Prime Minister receives SpaceX Senior Vice President
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·NA Chairman to pay official visit to Russia
- ·New prospects for Cao Bằng – Guangxi cooperation
- ·Việt Nam enhances cooperation in preventing transnational crimes in ASEAN
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Việt Nam, Laos step up defence cooperation
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Việt Nam enhances cooperation in preventing transnational crimes in ASEAN
- ·Việt Nam, Australia expand cooperation on energy, minerals
- ·Việt Nam expands int’l cooperation to address new challenges in education
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·British historian: President Hồ Chí Minh’s Testament a great political text
- ·Việt Nam, Thailand ink MoU on maritime law enforcement cooperation
- ·Việt Nam, China conduct joint patrol in northern Gulf of Tonkin
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Việt Nam, Thailand ink MoU on maritime law enforcement cooperation