【keo nha caitv】Hà Nội: Kết nối chặt chẽ hệ thống 7 đường vành đai với mạng lưới đường bộ
Phát huy tối đa khả năng liên kết của Hà Nội với Vùng Thủ đô và cả nước
TheàNộiKếtnốichặtchẽhệthốngđườngvànhđaivớimạnglướiđườngbộkeo nha caitvo Quy hoạch Giao thông vận tải (GTVT) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có bảy tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.
7 tuyến đường Vành đai số: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5 là những trục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.
Trong đó, tuyến Vành đai 1 có lộ trình: Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục - Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy - Bưởi). Đây là một trong những trục chính đô thị quan trọng, nhằm kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội. Hiện Vành đai 1 chỉ còn đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là nút thắt cuối cùng cần tháo gỡ để hoàn thiện, đồng bộ toàn tuyến.
Tuyến Vành đai 2 được xem là cao tốc đô thị với lộ trình khép kín từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - cầu Nhật Tân - cầu Đông Trù - cầu chui Gia Lâm - Đàm Quang Trung - và trở lại cầu Vĩnh Tuy.
Vành đai 2 có nhiều đoạn tuyến đi trên cao, cho phép phương tiện giao thông tránh được những khu vực ùn tắc, lưu thông với vận tốc cao ngay trong lòng đô thị trung tâm. Hiện tuyến đường quan trọng này đang được gấp rút hoàn thiện từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở.
Vành đai 2,5 là tuyến đường bổ trợ, kết nối Vành đai 2 và 3, đi qua Khu đô thị Tây Hồ Tây - Nguyễn Văn Huyên - Trung Kính - Đầm Hồng - Kim Đồng - Lĩnh Nam.
Đường Vành đai 3 đã được đầu tưđồng bộ cả đường trên cao và dưới thấp từ cầu Thanh Trì - Linh Đàm - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long, trở thành trục chính giao thông đô thị của Hà Nội.
Tuy nhiên, Vành đai 3 cũng là tuyến phải gánh chịu lưu lượng giao thông vãng lai từ các tỉnh thành lân cận lớn nhất, gây nhiều áp lực về ùn tắc nhất cho Thủ đô.
Tuyến Vành đai 3,5 là tuyến bổ trợ nằm giữa Vành đai 3 và 4 của Hà Nội, bắt đầu từ đoạn nối vào cao tốc Pháp Vân (thuộc huyện Thanh Trì) - Phúc La (Hà Đông) - đi qua các quận, huyện: Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm - QL32 - cầu Thượng Cát.
Trong số bảy tuyến đường Vành đai, cấp thiết nhất, quan trọng nhất trong bối cảnh hiện này của Hà Nội chính là Vành đai 4. Vành đai 4 là trục đường kết nối 5 tỉnh, thành thuộc Vùng Thủ đô. Trong đó đoạn đi qua địa phận Hà Nội dài 56,5km nằm trên địa bàn 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội chia sẻ, tuyến đường Vành đai 4 sẽ là tuyến liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô, giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Thành phố, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 đã quá tải trầm trọng.
Đường Vành đai 5 có tổng chiều dài 331,5km, được quy hoạch đi qua địa giới 8 tỉnh, thành: Hà Nội; Hòa Bình; Hà Nam; Thái Bình; Hải Dương; Bắc Giang; Thái Nguyên; Vĩnh Phúc. Đoạn qua Thủ đô dài khoảng 48km, lộ trình từ cầu Vĩnh Thịnh - đường Hồ Chí Minh - cao tốc Hòa Lạc - huyện Thạch Thất - đi về phía Nam sang địa phận tỉnh Hòa Bình, kéo dài tới tỉnh Hà Nam.
Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành nhận định, các tuyến đường vành đai dù là nội bộ hay liên vùng đều có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tích cực, quyết định giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Hà Nội. Đặc biệt, Vành đai 4 hiện vô cùng cần thiết phải đầu tư, xây dựng nhằm phát huy tối đa khả năng liên kết của Hà Nội với Vùng Thủ đô và cả nước.
"Một khi có Vành đai 4, các luồng vận tải quá cảnh Hà Nội sẽ tránh được điểm nghẽn, đảm bảo kết nối giữa các tỉnh, thành trong Vùng Thủ đô, giúp chính Hà Nội cũng có một lối thoát khi lâm vào cảnh ùn tắc tứ phía. Bởi vậy, Vành đai 4 là Dự áncó tính chất quan trọng hơn cả, cần được đầu tư sớm trong giai đoạn 10 năm tới", ông Phan Trường Thành nhấn mạnh.
Ưu tiên đầu tư, xây dựng Vành đai 4
Nhiều chuyên gia cho rằng, bảy tuyến đường vành đai nêu trên là bộ khung định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội, cấp thiết phải được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ trong giai đoạn trước mắt. Song hành với đó là các tuyến đường đô thị nhỏ hơn kết nối trực tiếp hoặc tuyến đường khu vực có công năng hỗ trợ hoàn thiện kết nối cũng cần “bắt kịp” sự hình thành của các vành đai.
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất đầu tư một loạt dự án giao thông trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó có 3 đoạn tuyến Vành đai 2: Từ Khu đô thị mới Dịch Vọng - đường Dương Đình Nghệ (dài 720m); đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng (dài 580m) và đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng (dài 1.890m).
Cùng 2 đoạn tuyến Vành đai 3: từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài (dài 9,8km); và từ trục Nhật Tân - Nội Bài Quang Minh (dài 5km). Vành đai 3,5 được đề xuất đầu tư 2 đoạn: Từ cầu Thượng Cát - QL32 (dài 3,8km); và đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (dài 10,8km).
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đánh giá, đây đều là những dự án quan trọng, khi hoàn thiện sẽ cho thấy ngay hiệu quả giảm ùn tắc giao thông, tăng cường khả năng thông thương, liên kết trong nội bộ Thủ đô cũng như với các địa phương lân cận.
Hiện trong các tuyến đường vành đai mới chỉ có Vành đai 3 là được đầu tư bài bản cả đường trên cao lẫn dưới thấp, có năng lực lưu thông thuộc loại lớn nhất của Hà Nội, bởi vậy áp lực giao thông dồn lên tuyến này rất lớn.
Theo thống kê, hiện mỗi ngày Vành đai 3 phải tiếp nhận trên 122.000 lượt phương tiện, cao gấp 8 lần thiết kế.
Thạc sỹ Phan Tường Thành cho rằng, không chỉ quá tải, Vành đai 3 còn đang đi xuyên tâm Hà Nội, khi gặp phải những tình huống đặc thù như giãn cách xã hội, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chẳng hạn, tuyến đường này rất dễ lâm vào bế tắc, biến Hà Nội thành điểm nghẽn thông thương của cả vùng.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc đồng bộ, kết nối Vành đai 2; 2,5; 3,5; 4 bằng những tuyến đường đô thị cũng vô cùng quan trọng.
Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung phân tích: “Có các vành đai lớn mà thiếu đường đô thị kết nối để phân bổ phương tiện đều khắp các khu vực thì cũng khó lòng đem lại hiệu quả tốt. Muốn các tuyến Vành đai phát huy hết năng lực phải đảm bảo nó trở thành trung tâm, kết nối chặt chẽ với toàn mạng lưới đường bộ của Hà Nội”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Báo cáo tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội
Ngày 7/9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1462/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.
Các Ủy viên Hội đồng gồm: Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tư pháp, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Ngân hàngNhà nước Việt Nam; Lãnh đạo UBND các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên Hội đồng và các cơ quan thường trực Hội đồng được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đảm bảo đúng tiến độ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc làm việc về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·Rất cần thiết, sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Dấu ấn một thế kỷ
- ·Tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Nhiều mô hình hiệu quả về giữ gìn an ninh trật tự
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Phải quan tâm hơn nữa những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Bộ trưởng Tài chính: Bệnh viện muốn thay cái bóng đèn cũng phải lập dự án
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài
- ·Thành lập thị xã Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, thị trấn Hậu Hiền thuộc tỉnh Thanh Hóa
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Hoạt động đối ngoại là “điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước
- ·Cắt giảm 17 tổng cục, sắp xếp hơn 500 lãnh đạo, quản lý
- ·Thủ tướng Nhật Bản mong muốn làm sôi động lại hợp tác ODA với Việt Nam
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Miễn hình phạt cho 3 bị cáo trong vụ án CDC Hậu Giang
- Báo động tội phạm băng nhóm gây thương tích
- Giữa ngày mưa rét, Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng ngồi sau xe máy đến thăm dân
- Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Lào và Campuchia
- Xét xử 765 vụ án hình sự với 1.467 bị cáo
- Các cựu chiến binh Sư đoàn 308 giữ vững phẩm chất cao đẹp 'Bộ đội Cụ Hồ'
- HĐND tỉnh giám sát công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Sở Thông tin và Truyền thông
- Toàn văn thông cáo về việc Quốc hội bầu, phê chuẩn bổ nhiệm 3 nhân sự mới
- Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- 'Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh'