会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình bologna gặp juventus】Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng!

【đội hình bologna gặp juventus】Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng

时间:2025-01-10 23:44:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:919次

Chiều 2-11,ệmngườiđứngđầutrongphngchốngthamnhũđội hình bologna gặp juventus Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Về cơ bản, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đồng ý chỉ nên sửa đổi một số điều thực sự cấp bách, cần thiết trong luật phòng chống tham nhũng.

Đạị biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, cử tri cả nước đang rất trộng đợi vào việc sửa Luật này để công tác phòng chống tham nhũng hiệu qủa hơn, vì vậy Luật phải quy định chi tiết, tránh tối đa việc giao cho Chính phủ quy định.

Ý kiến của các đại biểu về các vấn đề kê khai tài sản, trách nhiệm người đứng đầu, tạm đình chỉ và chuyển công tác đối với người có dấu hiệu tham nhũng... cơ bản trùng nhau.

Về kê khai tài sản, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nói, dân rất băn khoăn, nhiều đồng chí lãnh đạo rất giàu, nhưng khi kê khai thì tài sản chẳng có gì, chứng tỏ việc kê khai tài sản còn hình thức. Thực tế, việc kê khai này không có tác dụng lớn đối với phòng chống tham nhũng.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội), đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) đều cho rằng chỉ nên công khai bản kê khai tài sản của đối tượng phải kê khai ở đơn vị công tác, chưa nên công khai ở nơi cư trú.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho rằng, nếu tất cả cán bộ, đảng viên đều phải công khai tài sản thì rất hình thức, để phòng chống tham nhũng thì việc kê khai tài sản chỉ nên tập trung vào những người có chức quyền. Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh cũng đề xuất thay vì công khai tài sản ở nơi cư trú thì nên công khai tài sản của đối tượng thuộc diện phải kê khai trong hồ sơ của họ trên mạng. Các vụ tham nhũng hiện nay hầu hết do nhân dân, báo chí phát hiện. Công khai trên mạng cũng là điều kiện tốt để nhân dân phát hiện tham nhũng.

Về việc đình chỉ, chuyển vị trí công tác của người có dấu hiệu tham nhũng mà dự thảo Luật đặt ra, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đồng tình nhưng cho rằng, đây là vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp, vì vậy, cần quy định ngay trong Luật thế nào là nguời có dấu hiệu tham nhũng. Hiện dự thảo Luật chưa quy định điều này. Tôi đồng ý chỉ tạm đình chỉ nếu có dấu hiệu tham nhũng; chưa chuyển vị trí công tác, vì ngay bản thân chuyển công tác trong nhiều trường hợp cũng khiến dân bức xúc, vì có thể chuyển chỗ tốt hơn. Khi đã tạm đình chỉ, sau khi điều tra nếu oan thì Nhà nước phải bồi thường và phục hồi vị trí công việc của họ.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) cũng nêu quan điểm không chuyển công tác mà chỉ tạm đình chỉ đối với người có dấu hiệu tham nhũng. Nhưng phải quy định thời gian tạm đình chỉ, tránh tình trạng cứ đình chỉ rồi để đó mà không điều tra.

Về kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng, Luật hiện hành giao Chính phủ quy định nhưng không thể quy định được. Đây là vấn đề rất khó, nhưng là then chốt trong phòng chống tham nhũng. Lần này Luật lại tiếp tục giao cho Chính phủ, sẽ rất khó làm. Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho rằng việc kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nên đưa ngay vào trong Luật, không giao Chính phủ quy định.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, quy định về xác định trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng mà dự thảo Luật đề cập chưa rõ ràng, nhất là khái niệm người đứng đầu. Thực tế, hiện các địa phương rất lúng túng trong việc xác định trách nhiệm người đứng đầu, nhất là những người liên đới. Nhưng Luật sửa đổi cũng chưa làm rõ được khái niệm này. Vì thế, các đại biểu đề nghị dự thảo Luật phải giải thích rõ ngay trong Luật. "Ở nước ngoài có bê bối xảy ra là người đứng đầu phải từ chức. Ở ta, ai cũng nói làm đúng quy trình nhưng hệ quả thì rất tệ. Vì vậy, phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu từng ngành, từng cấp”, đại biểu Bùi Thị An đề xuất.

Một số đại biểu cho rằng, nghĩa vụ giải trình tài sản cũng chưa được làm rõ. Người giải trình là ai, đối tượng giải trình, quy trình giải trình như thế nào.. đều chưa rõ. Cán bộ lương chỉ 10 triệu nhưng thường xuyên đi chơi golf, spa.. thì có phải giải trình không?. Bạn tôi nhiều người giàu lắm, cho con đi du học, sống xa hoa, trong khi lương họ cũng như tôi. Vậy họ có phải giải trình không? Dân họ hỏi quan chức lấy ở đâu ra mà lắm tiền thế. Kể cả nhiều doanh nghiệp, dân họ nghi ngờ làm giàu bất chính, vậy có phải giải trình không, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu câu hỏi.

Đại biểu Bùi Thị An cũng đánh giá, đại đa số việc phát hiện tham nhũng là do báo chí, người dân, còn lại các cơ quan đoàn thể, cấp ủy phát hiện rất ít. Vậy người phát hiện tham nhũng phải được bảo vệ thế nào, vì hiện nay cơ chế này chưa rõ ràng khiến người dân e ngại. Thực tế, người dân chỉ khi tin cán bộ thì họ mới nói ra sự phát hiện của mình vì họ cho rằng cách tiếp nhận thông tin hiện nay chưa minh bạch. Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng cần rõ ràng hơn.

Bà Bùi Thị An cũng thể hiện nỗi lo về cái gọi là “thế giới ngầm”. Thế giới ngầm trong tất cả các lĩnh vực từ buôn lậu, tiền tệ, khai thác khoáng sản, chạy chức chạy quyền, vì thế chứng cứ để chống tham nhũng là rất khó khăn. Nếu không triệt được thế giới ngầm thì không thể chống tham nhũng được. Thế giới ngầm phá nát mọi vấn đề.

Đại biểu Bùi Thị An tiếp tục nhắc lại quan điểm của mình khi đề nghị có Ủy ban chống tham nhũng độc lập, để họ không bị lệ thuộc bất cứ điều gì, bất cứ ai trong quá trình phòng chống tham nhũng. Đồng thời, những người làm công tác phòng chống tham nhũng phải được bảo đảm thu nhập đủ sống, không để họ phải lo toan về đời sống.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng, Luật cần chống được lợi ích nhóm đang rất nhức nhối hiện nay, nhất là trong các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm

Nguồn: SGGPOL

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
  • Bắt tạm giam nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa
  • “Bóng hồng quyền lực” sa ngã trong vụ Mobifone mua AVG là ai?
  • Gia Lai: Tập trung chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công, tài sản công
  • Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu tập trung triển khai nhiệm vụ tài chính
  • Phong toả tài khoản để ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng
  • Bộ Giáo dục nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 1 từ ngày 30/8
推荐内容
  • Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
  • Bộ Tài chính thi đua phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
  • Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa trung ương và địa phương
  • Đắk Lắk: Bắt giam đối tượng đổ thuốc sâu xuống giếng để giết vợ cũ
  • Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
  • Thông báo khẩn ứng phó với Áp thấp nhiệt đới gần biển Đông