会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số giao hữu hôm nay】Tăng tốc thanh toán số, hướng đến xã hội không tiền mặt!

【tỷ số giao hữu hôm nay】Tăng tốc thanh toán số, hướng đến xã hội không tiền mặt

时间:2025-01-25 22:26:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:846次

Tang toc thanh toan so,ăngtốcthanhtoaacutensốhướngđếnxatildehộikhocircngtiềnmặ<strong>tỷ số giao hữu hôm nay</strong> huong den xa hoi khong tien mat hinh anh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Vietcombank)

Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối với mục tiêu đạt tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020 và rút xuống còn 8% vào cuối năm 2025.

Để cùng nhìn lại những bước thay đổi qua quá trình thực hiện Đề án và những giải pháp cấp thiết nhằm hoàn thành các mục tiêu trên trong guồng quay của nền kinh tế số, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính xoay quanh vấn đề này.

-Phóng viên: Xin ông cho biết trong những năm gần đây, hành vi tiêu dùng và thói quen thanh toán của người dân đã có sự thay đổi ra sao?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Trong vài năm gần đây, với sự phát triển của internet và các thiết bị điện tử, hành vi tiêu dùng đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, việc nộp phí các dịch vụ công, viện phí, học phí, tiền điện, nước...đã chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt. Thêm nữa, việc kê khai thuế hải quan và nộp thuế cũng đã chuyển sang hình thức điện tử. Ngoài ra, việc phát triển thương mại điện tử cũng khiến thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến hơn trong nền kinh tế.

Gần đây, Chính phủ đã cho phép sử dụng các tài khoản viễn thông trong thanh toán dịch vụ số liên quan đến thương mại điện tử quy mô nhỏ, giúp thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gần gũi hơn với các tầng lớp dân cư.

Đặc biệt, trong năm 2019, theo số liệu của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, lượng thanh toán qua thẻ ngân hàng tăng trưởng khoảng 19%; thanh toán giao dịch, tài chính qua internet... tăng trưởng đến 66%. Từ đó đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua internet, smartphone khiến cho phương thức thanh toán này tăng mạnh cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch.

-Phóng viên: Với nhu cầu thanh toán qua thẻ ngân hàng, qua QR code hay ví điện tử... ngày một gia tăng như hiện nay thì hệ thống hạ tầng và công nghệ hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt đã đủ đáp ứng chưa, thưa ông?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Để đáp ứng được các thanh toán số, cơ sở hạ tầng về công nghệ hiện vừa thiếu, vừa yếu. Cụ thể, việc sử dụng mạng internet và thanh toán số chủ yếu mới chỉ ở các đô thị lớn, còn ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường vẫn còn bỏ trống. Thêm nữa, hầu hết hoạt động thanh toán đều liên quan đến công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước còn tương đối ít. Doanh nghiệp Fintech (tài chính công nghệ) trong nước hầu hết đều mới thành lập nên thiếu kinh nghiệm, khả năng tài chính giới hạn nên còn nhiều khó khăn.

Đây là bài toán khó với nền kinh tế, dù Nhà nước đã có sự quan tâm. Ngay từ năm 2016, Chính phủ thành lập Cục Môi trường và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và trong các bộ, ngành đều có các Ban chỉ đạo để số hóa hoạt động các bộ, ngành. Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm 2017 đã thành lập Ban chỉ đạo Fintech nhằm gắn hoạt động ngân hàng với công nghệ cao trong nền kinh tế số. Nhưng nhìn chung, công nghệ và nền tảng của hoạt động thanh toán số còn nhiều khó khăn.

-Phóng viên: Thói quen tiêu dùng dịch chuyển từ tiền mặt sang thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ ngân hàng… tác động ra sao đến hoạt động của nền kinh tế nói chung, thưa ông?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Việc dịch chuyển sang thanh toán điện tử góp phần làm cho các hoạt động gắn liền với nền kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các dịch vụ công gần đây hầu hết đã chuyển sang thanh toán điện tử, các doanh nghiệp cũng chuyển hóa mạnh mẽ từ dùng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử và các bộ, ngành cũng đã chuyển hoạt động lên website, mạng xã hội... đảm bảo tính công khai, minh bạch và hội nhập hơn, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức quốc tế. Những điều này giúp hoạt động của doanh nghiệp dần dần được số hóa, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, thời gian..., đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.

-Phóng viên: Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Vậy để phát triển một hệ thống thanh toán điện tử toàn diện và đủ mạnh tại Việt Nam, vai trò của các ngân hàng ra sao? Và đây có phải chủ thể duy nhất tham gia vào quá trình số hóa hay không, thưa ông?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Để thúc đẩy thanh toán điện tử hướng đến xã hội không tiền mặt, trước hết chúng ta cần xây dựng môi trường sinh thái thanh toán điện tử trong nền kinh tế quốc dân. Tham gia vào đó là rất nhiều chủ thể; trong đó ngân hàng chỉ là 1 bộ phận trong hoạt động thanh toán này. Cần phải nhắc tới các công ty Fintech với các công nghệ cao về phần mềm, phần cứng phục vụ hoạt động thanh toán.

Để đáp ứng quá trình thanh toán không chỉ có ngân hàng mà cần có các quỹ đầu tư, các công ty tài chính... Vì thế, việc kết hợp công nghệ cao với các chính sách, biện pháp, quy định của cơ quan quản lý tài chính là một trong những đòi hỏi quan trọng để chúng ta có thể đảm bảo yêu cầu về nâng cao vị thế thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân.

Về mặt công nghệ, đây là lĩnh vực tương đối mới, các công ty công nghệ cao thực hiện việc thanh toán ở Việt Nam đều mới thành lập (lâu nhất mới khoảng 5 năm) nên kinh nghiệm để phát triển hoạt động công nghệ và khả năng tài chính có giới hạn. Việc chuẩn bị phần cứng, phần mềm để ứng dụng, sử dụng trôi chảy trong nền kinh tế vẫn còn những khó khăn. Chính vì vậy, những công ty Fintech thuần Việt nhỏ bé, manh mún, thiếu quy hoạch phát triển lâu dài đang phụ thuộc nhiều vào phần mềm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về cơ chế, chính sách tài chính, chúng ta còn có những khó khăn, lúng túng khi thích ứng với thời đại công nghệ cao, chưa chuyển hóa hết các quy định hiện có thành những quy định mang tính đơn giản có thể ứng dụng ngay trong hoạt động công nghệ cao. Thêm nữa, khả năng kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước với việc thanh toán trong nền kinh tế vẫn còn những kẻ hở nên xuất hiện một số hình thức lợi dụng công nghệ cao để hoạt động tín dụng đen hoặc một số hoạt động thanh toán cần nghiên cứu, quản lý. Do đó, cơ chế, chính sách tài chính cần được nghiên cứu thêm để phù hợp với nền kinh tế số.

-Phóng viên: Ông có kiến nghị gì để vừa tạo điều kiện giúp tăng tốc thanh toán số, nhưng cũng quản lý hiệu quả hoạt động này?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Trước hết, chúng ta cần hoàn thiện các quy định về thương mại điện tử, chữ ký số,... để từ đó có thể thúc đẩy hoạt động thanh toán trôi chảy. Tiếp đó, các bộ, ngành quản lý cần tích hợp công nghệ để có sự liên thông giữa các cơ quan quản lý nhằm làm cho hoạt động thanh toán, quy định liên quan đến nhau, phù hợp, không vênh. Bên cạnh đó, quy định các chủ thể thanh toán phải có tính chuyên trách hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến thanh toán số một cách nhanh nhất, đảm bảo thanh toán thông suốt.

Cùng với việc xem xét hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, đảm bảo sự lan tỏa của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, theo tôi cần có chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử bằng cách giảm thuế cho các công ty Fintech, công ty có các hoạt động phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán số thuần Việt để các công ty Fintech Việt hình thành các phần mềm, đảm bảo thanh toán an toàn, trôi chảy và phù hợp với chuẩn chung của thế giới

-Phóng viên: Bên cạnh những tiện ích mà thanh toán không dùng tiền mặt đem lại, vấn đề bảo mật thông tin, an toàn giao dịch cũng đang được người sử dụng lưu tâm. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ cũng như bản thân người sử dụng cần làm gì để đảm bảo giao dịch an toàn, thưa ông?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Tôi cho rằng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần nâng cao tính an toàn, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị; các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần nâng cao chất lượng bảo mật ở mức cao nhất. Việc chống lại tội phạm kỹ thuật cao tương đối khó khăn, nhưng chúng ta phải đảm bảo mức an toàn gần như tuyệt đối trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tăng mức độ tin tưởng của người dân, thúc đẩy người dân sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, ngành ngân hàng cần nâng cao trình độ cho nhân viên ngân hàng, cán bộ kỹ thuật, quản lý cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp.

Đối với người tiêu dùng phải nâng cao cảnh giác, không được cung cấp thông tin bảo mật cho bất kỳ ai, kể cả người thân, nên sử dụng phương thức xác thực 2 lớp để đảm bảo phòng tránh hacker cao nhất. Qua một số vụ mất tiền trong tài khoản gần đây, hầu hết nguyên nhân đều bắt nguồn từ sự thiếu cảnh giác của người dùng, làm lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin tài khoản cũng như mã bảo mật. Do đó, tính cảnh giác của người dùng cần được đặc biệt nâng cao.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
  • Dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên: Khách hàng “ôm bom”?
  • Nhiễm Covid
  • Kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu Landmark Holding ‘trượt dài’
  • Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
  • Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi Covid
  • Meyhomes Capital Phú Quốc và cơ hội đầu tư sau Covid
  • Giải pháp cho ngành gỗ tăng tốc và bứt phá sau ‘bão’ Covid
推荐内容
  • Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
  • Nestlé hỗ trợ 22.000 cửa hàng nhỏ, quán ăn  và căng
  • Dòng tiền 'eo hẹp', Hải Phát có đủ năng lực để thực hiện dự án ‘khủng’?
  • Bảng giá xe ô tô Mitsubishi mới nhất tháng 6/2020: Xe rẻ nhất chỉ 350 triệu đồng
  • Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
  • Giá tiêu giảm mạnh có lúc chỉ còn 35.000 đồng/kg