【bảng xếp hạng vdqg hàn quốc】Ngày 9/5: Giá gạo nguyên liệu, thành phẩm và xuất khẩu cùng tăng
Ảnh minh họa. |
Lúa gạo biến động ngược chiều tại thị trường trong nước
Khảo sát tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa trong ngày được điều chỉnh giảm 100 đồng/kg với IR 504 và OM 5451. Cụ thể tại An Giang, hiện lúa IR 50404 có giá trong khoảng 6.100 - 6.300 đồng/kg. Lúa OM 5451 trong khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg. Lúa Đài thơm 8 được thu mua với giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Giá lúa OM 18 trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Giá lúa Nhật trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá ổn định ở mức 13.000 đồng/kg.
Đối với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh tăng 50 đồng/kg. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 Đông tăng 50 đồng/kg lên mức 9.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 tăng 50 đồng/kg lên mức 11.000 đồng/kg.
Tại chợ An Giang, mặt hàng gạo vẫn giữ giá ổn định. Trong đó, giá gạo thường trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường được bán với giá trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng ở mức 14.500 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Gạo Nàng Hoa được duy trì giá bán mức 18.500 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái ở mức 18.000 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Tăng 5 USD/tấn trên thị trường thế giới
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 488 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn.
Nhận định về thị trường xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, những tháng cuối năm, giá lương thực sẽ tiếp tục có những biến động do tình hình biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang… khiến các nước tăng cường dự trữ lương thực.
Theo ông Nam, hiện nay nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng. Tại các nước châu Âu, do xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên, đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được hưởng lợi trong thời gian tới./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Chủ đầu tư bó tay, dự án bất động
- ·Bất động sản “rơi tự do” gây nhiều hệ lụy
- ·TP.Thủ Dầu Một: Ra mắt mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Đà Nẵng dẹp loạn tiêu cực đối với nhà ở xã hội
- ·8 triệu cán bộ vỡ mộng nuôi heo đất mua nhà
- ·Gói 30.000 tỷ đồng có bơm cho doanh nghiệp địa ốc?
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Hồi sinh những dự án trùm mền
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Từ 2014, cá nhân cũng được xây nhà xã hội
- ·Giá nhà, đất huyện Từ Liêm trước ngày lên quận
- ·Bất động sản Hà Nội quý I/2014: Cầu thực đẩy thị trường
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Khách vây trụ sở đòi tiền, Cen Group phủ nhận liên quan
- ·Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin để phạm tội ngày càng phức tạp
- ·Giới bất động sản chất vấn tiến sỹ Alan Phan
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Căn hộ chia nhỏ đang có thanh khoản cao