【bang xep hang nu uc】Chiến tranh Balkan
Giữa tháng 3-1912,bang xep hang nu uc các nước Serbia, Bulgaria, Hy Lạp và Montenegro liên kết với nhau thành đồng minh Balkan để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Nga hoàng ủng hộ phong trào này nhưng với điều kiện Nga phải là người đứng trên các nước đồng minh Balkan để làm trọng tài phân xử tranh chấp giữa các nước sau khi thắng trận. Mục đích của Nga hoàng là lợi dụng cuộc chiến để khống chế nhân dân Balkan và điều khiển các nước trong khối đồng minh theo ý đồ của mình. Đức và Áo lại xuất phát từ lợi ích quốc gia nên đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp nhân dân Balkan. Ngày 5-10-1912, Italia gây chiến với Thổ, 4 ngày sau Montenegro cũng tuyên chiến với Thổ, tiếp đó các nước đồng minh Balkan nhảy vào tham chiến chống người Thổ. Cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ. Sau 1 tháng giao tranh, quân Thổ bị các nước đồng minh đánh bại tại mặt trận Balkan. Ngay lúc đó, Đức, Áo đưa quân tham chiến giúp Thổ, nước Nga cũng vào cuộc để ủng hộ đồng minh Balkan. 2 bên đánh chiến dữ dội và bất phân thắng bại. Cuối năm 1912, các nước tham chiến tụ họp tại Anh để tìm kiếm giải pháp hòa bình. Cuối tháng 5-1913, “Hòa ước London” được ký kết, bán đảo Balkan chính thức giành được độc lập, kết thúc ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ hơn 500 năm trên vùng đất này.
Thế nhưng, các nước đồng minh Balkan lại bùng phát mâu thuẫn vì sự phân quyền lợi không đồng đều. Serbia và Hy Lạp đòi cắt một phần đất Balkan đã giao cho Bulgaria quản lý về nước mình. Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ và Montenegro cũng muốn có một phần đất của Bulgaria... Cuối tháng 6-1913, Serbia, Rumani và Hy Lạp liên kết với nhau đánh Bulgaria. Được sự giúp sức của Đức và Áo, Bulgaria đã hành động quân sự đối với Serbia, Hy Lạp. Cuộc chiến Balkan lần thứ 2 nổ ra. Tiếp đó, Rumani và Montenegro cũng tham chiến chống Bulgaria. Tháng 8-1913, các nước tham chiến ký hiệp ước tại thủ đô của Rumani, Bulgaria buộc phải giao lại hết phần đất đã giành được trong cuộc chiến Balkan lần thứ nhất và toàn bộ đảo Kret.
Các nhà nghiên cứu lịch sử thế giới đánh giá, thông qua 2 cuộc chiến này, nhân dân Balkan đã vùng lên tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống lại sự can thiệp của ngoại bang đặc biệt là đế quốc Áo - Hung. Tuy nhiên, từ cuộc chiến tranh này đã hình thành 2 tập đoàn đế quốc ở châu Âu, một là Đức, Ý, Áo và Pháp, Nga, Anh đầy mâu thuẫn với nhau về Balkan. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất sau đó không lâu.
T.Phong
(Trích nguồn 102 sự kiện nổi tiếng thế giới)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Dòng sông nào dài nhất châu Á?
- ·STEAM giúp ích cho học sinh thế nào?
- ·Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khuyên tân sinh viên học cách đối diện khó khăn
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dẻo cao' hay 'rẻo cao'?
- ·Huyện nói gì về phóng sự 'bữa cơm trắng với gừng' của học sinh Yên Bái?
- ·Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: 'Trò chơi may rủi, học sinh càng thêm áp lực'
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Câu hỏi siêu dễ trong Đường lên đỉnh Olympia nhưng không ai trả lời được
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Cháy xém' hay 'cháy sém'?
- ·Mở đăng ký sự kiện H4TF: E
- ·Những địa phương nào cho học sinh nghỉ thứ Bảy?
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·VPBank chiêu mộ nhân tài trẻ bằng học bổng vô cùng hấp dẫn
- ·Nam sinh 14 tuổi vào vai Chủ tịch 'Quốc hội trẻ em' là ai?
- ·Áp lực thành công khiến thần đồng tự tử ở tuổi 31
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Dòng sông nào dài nhất châu Á?