【ti le bong ro】Giám sát chặt chẽ xử lý dứt điểm các điểm ô nhiễm môi trường
Ảnh minh họa. |
Duy trì hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm
Báo cáo về kết quả xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, hoạt động của các Tổ giám sát trong thời gian vừa qua, tại cuộc họp về kế hoạch xử lý các điểm ô nhiễm môi trường vào ngày 5/5, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, từ năm 2017 đến nay Tổng cục đã tập trung đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận.
Tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động.
Tổng cục đã chỉ đạo 3 cục bảo vệ môi trường vùng triển khai giám sát chặt chẽ theo 3 khu vực miền Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, khu vực miền Nam. Cùng với đó, trong giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT), Tổng cục Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai 3 đề án lưu vực là sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Sài Gòn - sông Đồng Nai). Tổng cục Môi trường đã trình lãnh đạo Bộ TN&MT báo cáo kết quả triển khai các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông, trong đó đã nêu bật được các kết quả đã đạt được, các tồn tại hạn chế cần khắc phục và kế hoạch triển khai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, qua công tác theo dõi công tác bảo vệ môi trường năm 2021 cho thấy, vấn đề bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông lớn vẫn là vấn đề được các đại biểu Quốc hội, cử tri đặc biệt quan tâm và có nhiều chất vấn.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, kết quả quan trắc năm 2021 cho thấy, đa phần các lưu vực sông lớn như: sông Hồng - sông Thái Bình và sông Mã - sông Chu, sông Cả - sông La, sông Vu Gia - sông Thu Bồn và sông Mê Công duy trì ở mức tốt đến rất tốt. Tuy nhiên, ô nhiễm cục bộ vẫn đang tiếp diễn trên các đoạn sông chảy qua khu vực tập trung dân cư, khu vực làng nghề, khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp…
Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông ở khu vực phía Bắc và phía Nam, tình trạng ô nhiễm qua các đợt quan trắc trong năm và chưa có dấu hiệu được cải thiện, điển hình như ô nhiễm trên các sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét,….(Hà Nội), sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh - Bắc Giang, sông Bắc Hưng Hải, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật,... Ô nhiễm trên các lưu vực chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng. Phần lớn các điểm quan trắc ghi nhận chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại và hóa chất bảo vệ thực vật.
Xử lý dứt điểm một số điểm nóng
Về kế hoạch xử lý dứt điểm một số điểm nóng, khu vực ô nhiễm môi trường trong năm 2022 và trong thời gian tới, ông Hoàng Văn Thức cũng cho biết, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường. Trong năm 2022, thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm (chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất khác khi cần thiết theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).
Trong đó đợt 1 sẽ giám sát việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và việc phòng ngừa nguy cơ gây ra sự cố môi trường đã nêu ra trong năm 2021, đồng thời đoàn giám sát yêu cầu các cơ sở thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường khác phù hợp với quy định và thực tế phát sinh tại thời điểm giám sát. Đợt 2 thực hiện giám sát các yêu cầu đã nêu ra trong đợt 1, đánh giá kết quả thực hiện vào cuối đợt giám sát và yêu cầu các cơ sở thực hiện các nội dung liên quan để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tiếp theo.
Cùng với đó, Tổng cục Môi trường cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới. Theo đó, tiếp tục rà soát, đề xuất dự án triển khai khắc phục ô nhiễm sông Cầu tại mỗi địa phương trong đó tập trung trước mắt vào kiểm soát các cơ sở xả thải lớn, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề…
Tập trung xây dựng quy định về tiêu chí đánh giá cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao phải thực hiện giám sát hoặc đưa ra khỏi danh sách đang giám sát, để làm cơ sở cho các cục bảo vệ môi trường vùng rà soát, đánh giá để bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách giám sát; đồng thời tăng cường việc ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát nguồn thải thông qua việc xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu để khai thác nhanh chóng thông tin nguồn thải, số liệu quan trắc tự động, cảnh báo sự cố, xây dựng các bản đồ phân bố nguồn thải để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý môi trường. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Hồ sơ liên quan đến di chuyển văn khố, cổ vật... tại Huế lên Đà Lạt năm 1960
- ·Một người Huế làm bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Việt Nam
- ·Hàn Quốc tố Triều Tiên thả hàng trăm khí cầu chở rác qua biên giới
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Nhiều đơn vị trong tỉnh trao tài trợ cho Festival Huế 2014
- ·Dự báo giá cà phê ngày 17/10/2024: Tín hiệu tích cực của thị trường sẽ tiếp tục?
- ·Hải quan Nội Bài phát hiện người nước ngoài giấu 7 miếng kim loại nghi là vàng khi nhập cảnh
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Ukraine nói Moscow mất nửa triệu quân, Nga tái khẳng định điều kiện đàm phán
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Tổng thống Putin tới Belarus thảo luận về tập trận hạt nhân
- ·Bài thơ Ngự chế về ngựa của vua Thiệu Trị
- ·Tổng thống Zelensky kêu gọi phương Tây ép Nga hòa bình với Ukraine
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
- ·Chứng khoán 4/6: Tranh nhau thoát hàng
- ·Hơn 650 ngàn lượt khách đến Huế trong quý I
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Dự báo giá tiêu ngày 18/10/2024: Liệu giá tiêu có "vượt sóng" trước áp lực cạnh tranh?