【keo bong đa tivi】Tập trung nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn về ngân sách nhà nước
Xử lý “lúng túng” khi phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất trong cổ phần hóa | |
Kỳ vọng thoái vốn và cổ phần hóa sôi động hơn trong năm tới | |
Quy định lại phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa |
Khoản nợ Quỹ của các doanh nghiệp địa phương đến 31/12/2018 là 575.461 triệu đồng. Ảnh: internet. |
Còn nhiều doanh nghiệp địa phương nợ Quỹ
Bộ Tài chính cho hay, cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được hoàn thiện trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, quy định Chính phủ theo từng thời kỳ; tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được chuyển vào ngân sách nhà nước kịp thời để chi cho đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Thống kê cho thấy, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 đã chuyển từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước tổng số tiền 205.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có một thực tế là, cơ chế quản lý nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đang bị điều chỉnh bởi các nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau dẫn đến việc thực hiện không thống nhất.
Việc duy trì cách quản lý thu như hiện nay khiến cho việc tập trung nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước chưa được thực hiện triệt để do một số địa phương được Chính phủ, Quốc hội cho giữ lại nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước (TPHCM, Hà Nội và tỉnh Bình Dương).
Công tác quản lý thu, đối chiếu nợ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vẫn phụ thuộc khối cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các địa phương và hiệu quả không cao, khó xử lý dứt điểm các khoản nợ Quỹ của các doanh nghiệp địa phương. Số tiền này tính đến 31/12/2018 là 575.461 triệu đồng.
Ngoài ra, việc điều hành Quỹ không đảm bảo công bằng giữa các địa phương, nguồn thu được cân đối theo Luật ngân sách nhà nước tương ứng với số các địa phương nộp về Quỹ.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị thay đổi mô hình quản lý nguồn thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hiện nay sang thu trực tiếp về ngân sách nhà nước; phân cấp thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Đưa vào dự toán hàng năm
Việc thay đổi mô hình nhằm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và Luật Ngân sách nhà nước. Cụ thể, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, các khoản thu hồi vốn ngân sách đầu tư tại các tổ chức kinh tế thuộc trung ương hoặc địa phương được xác định tương ứng là nguồn thu của ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương. Việc thu vào ngân sách nhà nước sẽ được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Hơn thế nữa, quy định này cũng sẽ bắt buộc các khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải nộp đầy đủ, kịp thời và phải được đưa vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn; ưu tiên được bố trí dự toán chi cho đầu tư phát triển, tạo nguồn lực lâu dài; các trường hợp thu vượt, đột xuất cần báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc quản lý và sử dụng nguồn thu này theo quy định pháp luật.
Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, việc thay đổi mô hình này sẽ mang lại nhiều tác động tích cực về kinh tế - xã hội.
Thực tế quá trình quản lý Quỹ cho thấy, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm việc thu nộp về Quỹ, một số địa phương đã giữ lại tiền thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại tài khoản tạm thu ngân sách địa phương, chưa nộp về Quỹ; các khoản nợ tồn đọng của Quỹ không xử lý dứt điểm do thiếu chế tài xử lý đủ mạnh... Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước: "Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật", theo đó các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện chế tài xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thay đổi mô hình sẽ giúp ngân sách nhà nước quản lý được triệt để hơn khoản thu này.
Bên cạnh đó, thay đổi mô hình cũng thuận lợi hơn vì hiện tại ngân sách nhà nước đã có tài khoản thu hồi vốn của nhà nước mở tại KBNN trung ương và KBNN địa phương, đảm bảo thu đúng, kịp thời nguồn thu cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp... vào ngân sách nhà nước.
Quy định mới được Bộ Tài chính đề xuất cũng không phát sinh bộ máy, các chi phí liên quan đến công tác quản lý Quỹ, thậm chí cắt giảm bởi vì nếu tiếp tục thực hiện mô hình Quỹ như hiện nay sẽ cần duy trì bộ máy quản lý Quỹ và phát sinh các chi phí liên quan đến công tác quản lý.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Thẩm định xã Định Bình đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Gánh nặng đầu năm học
- ·Tại sao hàng nghìn ô tô nguyên chiếc nhập khẩu qua Cao Bằng?
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
- ·Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá ngoại tệ tháng 7/2019
- ·Từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt heo liên tục giảm
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Đánh giá cán bộ còn bị thao túng bởi lợi ích nhóm
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·8 tháng đầu năm 2022, phân bón nhập khẩu giảm lượng, tăng giá
- ·Hội thảo Xúc tiến thương mại Việt Nam – Hà Lan
- ·Xây dựng thế trận lòng dân trong đấu tranh chống buôn lậu
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Đài Loan cấm nhập khẩu các sản phẩm chứa amiăng từ 1/5/2023
- ·Cổ phần hoá được 2 doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm
- ·Kẻ tấn công nhiều phụ nữ trên đường Hà Nội, do liên tiếp bị từ chối tình cảm
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Đồng Nai: Thu ngân sách tăng hơn 14%