【nhận định u23 iraq】Một số khuyến nghị để quản lý thuế thương mại điện tử
Sửa Luật Quản lý thuế: Bịt "lỗ hổng" quản lý thuế thương mại điện tử |
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là rất cần thiết để chống thất thu NSNN. Ảnh: S.T. |
Nhiều nước có khung pháp lý hoàn chỉnh
Một số nền kinh tế và khu vực thuộc nhóm các nước phát triển như EU,ộtsốkhuyếnnghịđểquảnlýthuếthươngmạiđiệntửnhận định u23 iraq Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan đã xây dựng được hệ thống TMĐT từ rất sớm và phát triển nó một cách mạnh mẽ. Điều này đặt ra những thách thức rất lớn đối với công tác quản lý thuế sao cho vừa khuyến khích thương mại phát triển, vừa chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tinh hình chung tại các nước EU, luật về thuế đối với hoạt động TMĐT tuân thủ quy định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra nên hầu như giống với thương mại truyền thống. Các cơ quan thuế của nhà nước tập trung vào việc xác định đối tượng chịu thuế, giá trị giao dịch để xác định giá trị số thuế phải đóng cho ngân sách nhà nước. Để chọn lọc các website của người nộp thuế không tuân thủ, cơ quan thuế của một số nước EU thực hiện đối chiếu thông tin có nguồn từ Internet với thông tin khai thác từ cơ sở dữ liệu nội bộ gồm thông tin trên tờ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế Xuất nhập khẩu để từ đó lập hồ sơ phân tích rủi ro về người nộp thuế.
Cơ quan thuế Pháp sử dụng biện pháp nhận diện nhà cung cấp trên mạng Internet bằng cách mua hàng qua mạng. Việc phân tích nội dung email cho biết thông tin về địa chỉ ISP, danh tính của chủ sở hữu website, và thông tin về nơi cấp phép. Trong khi đó, Đức, Pháp và Hà Lan đã xây dựng các công cụ tìm kiếm thông minh trên mạng Internet, từ đó phân loại hoạt động giữa tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh trên mạng Internet nhưng không kê khai, nộp thuế.
Cơ quan thuế của một số nước như Áo, Pháp, Đức, Ai Len, Ý và Thụy Điển đã thành lập các nhóm điều tra đặc biệt để giám sát rủi ro liên quan đến mạng Internet. Ví dụ, tại Áo, trung tâm điều tra (Kompetenzzentrum Internet und Cybercime) được thành lập để thu thập thông tin về giao dịch TMĐT toàn cầu.
Với Nhật Bản, theo đánh giá của Cơ quan Thuế, các giao dịch TMĐT dù được thực hiện một phần hay toàn bộ qua mạng internet thì đều có những đặc điểm như tính nặc danh cao, dễ dàng thực hiện, phạm vi rộng, dữ liệu được mã hóa dưới định dạng số và được bảo mật… Để xử lý các vấn đề này, cơ quan Thuế Nhật Bản đã yêu cầu các ngân hàng cung cấp các số tài khoản được sử dụng để thanh toán các giao dịch TMĐT nhằm nhận diện các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT. Đồng thời thực hiện mua sắm thử để nhận email từ người bán và để nhận diện họ. Đây là một trong những cách thức, phương pháp để nhận diện các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT. Nhật cũng thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT bao gồm các chuyên gia công nghệ thông tin, các cán bộ thanh tra, kiểm tra có kinh nghiệm lâu năm được luân chuyển từ các cục thuế vùng và chi cục thuế.
Còn tại Thái Lan, có khoảng 300.000 doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đăng ký với Cục TMĐT của Thái Lan (ETDA). Tuy nhiên, chỉ có 2.000 doanh nghiệp thực hiện đăng ký kê khai thuế và Cơ quan thuế Thái Lan chỉ thu được 300 triệu baht (khoảng 9 triệu USD). Kể từ ngày 1/5/0217, Thái Lan áp dụng gửi hóa đơn điện tử qua email cho các công ty có doanh thu hàng năm dưới 30 triệu baht (khoảng 900 nghìn đô la Mỹ) để hỗ trợ các doanh nghiệp TMĐT vừa và nhỏ xử lý thuế Giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp lớn, hệ thống tạo lập hóa đơn điện tử đầy đủ sẽ sớm được triển khai để thay thế hóa đơn giấy.
Xây dựng kho dữ liệu chuẩn
Ở Việt Nam, TMĐT đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, đối với hoạt động thu, hiện nay, các loại thuế mà các doanh nghiệp TMĐT phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước bao gồm: Thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân và các loại thuế đặc thù khác. Tuy nhiên, trong các Luật thuế về các loại thuế trên cũng chưa có quy định cụ thể nào về thuế đối với hoạt động TMĐT, điều này đồng nghĩa với việc, không có sự phân biệt nào giữa hoạt động TMĐT với thương mại truyền thống, nhưng với việc khó khăn trong xác định số lượng, giá trị các giao dịch thì sự đóng góp nghĩa vụ của ngành này cho ngân sách nhà nước vẫn rất hạn chế.
Trước kinh nghiệm quản lý thuế TMĐT tại nhiều nước trên thế giới, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính khuyến nghị, trước tiên, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khung pháp lý chung về TMĐT, đặc biệt là đối với các hình thức kinh doanh mới như tiền điện tử, tiền ảo, tài sản ảo, các mô hình “kinh tế chia sẻ” đảm bảo việc triển khai đồng bộ, nhất quán từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi xây dựng cần chú ý đến các thông lệ quốc tế (hiện nay vẫn theo các quy định của OECD) nhất là trong hoạt động với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Ngành Thuế cũng cần áp dụng nhiều hơn khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý thuế TMĐT. Cần nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin cần thiết, xử lý các nhóm rủi ro khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào thông tin cần thu thập. Đối với thông tin cơ bản về xu hướng giao dịch TMĐT, cơ quan thuế có thể thu thập từ các công ty chuyên cung cấp dữ liệu, chính phủ và các tổ chức thương mại, tổ chức thống kê quốc gia, và đăng ký trực tuyến vào các trang tin về TMĐT.
"Cần áp dụng một số phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin cụ thể như tìm kiếm trên các trang tin trực tuyến về quảng cáo và đường link có chứa các chỉ dẫn về các hoạt động kinh tế và liên kết trực tiếp với thị trường trong nước; tìm kiếm nơi lưu trữ các websites, các websites bán đấu giá và các nhóm mới; sử dụng các engine tìm kiếm dựa trên nền web (Google, Yahoo, Altavista…) để tìm kiếm tên miền; sử dụng các công cụ tìm kiếm theo khách hàng để tìm kiếm thông tin từ các websites chuyên ngành", Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính khuyến cáo.
Bên cạnh đó, xây dựng kho dữ liệu (Big Data) của cơ quan thuế trên cơ sở kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành chức năng, tích hợp thông tin từ các trang mạng xã hội, các website bán hàng, các sàn giao dịch trực tuyến để đảm bảo có đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý.
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cũng rất cần thiết, trước hết tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm người nộp thuế có rủi ro cao về thuế. Một mặt tăng cường kiểm soát đối với nhóm doanh nghiệp này, mặt khác, hỗ trợ để nhóm doanh nghiệp này chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương
- ·Đưa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ sang giai đoạn mới
- ·Sóc Trăng công bố tình trạng thiên tai do xâm nhập mặn
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Chăm lo cho người khuyết tật
- ·Hè của trẻ em nghèo
- ·Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Ấn Độ
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ Việt
- ·Kỷ luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
- ·Ấm tình người ngày tết
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Mỹ đón trọng thị, coi trọng chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
- ·Lập lại trật tự đô thị
- ·Làm việc tốt nhờ mạng xã hội
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm 'địa chỉ đỏ' đào tạo cán bộ Trung Quốc