【thứ hạng của persis solo】Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Hiệp định về Biển cả là dấu mốc lịch sử
Tàu cá của ngư dân Việt Nam |
Ngày 20/9, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 tại New York, Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả.
Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại New York, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Hiệp định này, hay còn gọi là Hiệp định về Biển cả, là một trong những điều ước quốc tế được chú ý nhất trong thập kỷ qua.
Có mấy lý do chính khiến cho Hiệp định được quan tâm và ủng hộ như vậy. Thứ nhất, đúng như tên gọi Hiệp định về Biển cả, Hiệp định điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gene biển tại các vùng biển quốc tế. Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào.
Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gen quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…
Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này. Hiệp định này là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene biển ở các vùng biển quốc tế.
Thứ hai, trong những năm gần đây, nhận thức và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề đại dương và luật biển ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển do khai thác quá mức, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ nguồn gene tại các vùng biển sâu, xa bờ, các quốc gia đã ngồi lại với nhau để xây dựng nên văn kiện này.
Việc ký được Hiệp định hôm nay là kết tinh của quá trình nỗ lực lâu dài của cộng đồng quốc tế, một tiến trình gần hai thập kỷ, trong đó đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 2018, thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật Biển.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, việc dự thảo Hiệp định được thông qua bằng đồng thuận vào tháng 6 vừa qua, việc đông đảo các quốc gia tham gia ký Hiệp định ngay vào dịp mở ký thể hiện thành công của tiến trình đàm phán, là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.
Thứ ba, bên cạnh mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững, Hiệp định đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu và hưởng lợi từ nguồn gene ở các vùng biển quốc tế.
Thứ tư, đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật Biển, là một sự tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương. Một văn kiện quan trọng như vậy không thể không nhận được sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam - một quốc gia ven biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc," như Chiến lược Phát triển Bền vững Kinh tế Biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán văn kiện ngay từ đầu.
Hiệp định là kết quả của một quá trình thương lượng, thỏa hiệp xung quanh các luồng quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về khai thác và bảo tồn; khuyến khích nghiên cứu khoa học và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ; chia sẻ lợi ích công bằng. Thành công của đàm phán Hiệp định rất đáng khích lệ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Đối với Việt Nam, Hiệp định mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất,Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Thứ hai, Hiệp định tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản trị các vùng biển và đại dương, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Hiệp định tái khẳng định Công ước Luật Biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. Mọi yêu sách biển không được phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, phạm vi của các vùng biển quốc tế, nơi tài nguyên sinh vật biển thuộc về toàn thể nhân loại, phải được xác định thông qua và phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
(Ảnh minh họa. AFP/TTXVN) |
Thứ ba, Hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học-công nghệ khai thác nguồn gene ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược Phát triển Kinh tế Biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định “Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao”… là một trong những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Thứ tư, Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển. Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa.
Thứ năm, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu, và có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập các khu bảo tồn biển. Điều này góp phần thực hiện tầm nhìn của Chiến lược Biển Việt Nam về “tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương," thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước," nêu tại Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết thêm, sau khi ký, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của Hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước thành viên. Trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định này.
Cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định sẽ thảo luận và quyết định rất nhiều công việc quan trọng, trong đó bao gồm việc đàm phán, thông qua thủ tục vận hành của chính Hội nghị thành viên, cũng như các cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định, quyết định tỷ lệ đóng góp thường niên của các nước phát triển cho quỹ đặc biệt của Hiệp định, dàn xếp về tài trợ…
Các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này, nếu muốn triển khai và bảo vệ các thành quả đã đạt được trong đàm phán. Để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả Hiệp định, điều đầu tiên cần thực hiện là phải sớm phê duyệt Hiệp định.
Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế-chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời, khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại."
Trước yêu cầu đó, việc ký Hiệp định mới chỉ là điểm khởi đầu, rất nhiều công việc còn ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của Bộ Ngoại giao cùng nhiều Bộ, ngành liên quan./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Ngành Thuế cả nước nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- ·VietinBank Loyalty ưu đãi 2.600 voucher quà tặng dịp Quốc khánh 2/9
- ·Nâng cao tính chủ động của ngân sách địa phương
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Năm 2014: Đảo Lý Sơn sẽ có điện lưới
- ·Sao kê tài khoản từ thiện có khó?
- ·Nhân viên ngân hàng làm ra bao nhiêu tiền mỗi tháng?
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Hàng trăm ôtô phơi nắng ngày giãn cách ở Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Làm thế nào để sao kê tài khoản ngân hàng?
- ·Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Mở con đường mới để tiêu thụ nông sản
- ·Cục Thuế Phú Yên mở rộng phối hợp thu ngân sách với ngân hàng
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Đổi mới phương thức hoạt động khuyến công
- ·Hải quan kiên quyết ngăn chặn sai phạm trong nhập khẩu phế liệu
- ·Tổng cục Hải quan dẫn đầu trong công tác cải cách hành chính của ngành Tài chính
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Đồng Nai: Công ty Pouchen Việt Nam được ưu tiên về hải quan