【nhận định bóng đá serbia】30 tuổi, trở thành tỷ phú từ 0 đồng
ý tưởng ở... lô cao su
Sinh năm 1987 tại xã An Bình,ổitrởthagravenhtỷphuacutetừđồnhận định bóng đá serbia huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Thành vào làm công nhân cạo mủ cao su của Nông trường cao su Đồng Sen, thuộc Quân đoàn 4 tại huyện Phú Giáo. Trong một lần ngồi nghỉ mệt, anh tình cờ phát hiện mớ nấm rơm ngay giữa lô cao su. Ý tưởng mưu sinh từ nghề trồng nấm nảy sinh từ đó.
Toàn bộ vốn sau 2 năm tích lũy làm công nhân cạo mủ, anh đem làm lộ phí đi học nghề trồng nấm. Từ huyện Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) cho đến các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng rồi sang huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước... nơi nào có người nổi tiếng với nghề trồng nấm anh đến học. Lấy công thay cho học phí, mỗi nơi anh học một ít. Năm 2007, sau 6 tháng rong ruổi học nghề, anh trở về tận dụng 30m2đất của gia đình mở trại trồng nấm. Dựng xong trại, anh không còn đồng vốn nào nên phải đi mượn hàng xóm 7 triệu đồng mua được 3.000 bịch meo nấm rơm. Sau 3 tháng chăm sóc, anh lãi 12 triệu đồng.
Anh Nguyễn Chí Thành với phòng nghiên cứu nuôi cấy meo nấm linh chi
Khởi đầu trồng nấm hanh thông, anh tiếp tục đầu tư gấp đôi số bịch meo lần đầu, lãi từ trồng nấm tiếp tục nhân lên. Từ thành công trong trồng nấm rơm, anh mở rộng diện tích lên 50m2để trồng thêm nấm mèo, nấm sò rồi trồng cả nấm bào ngư. “Lần đầu mang nấm bào ngư ra chợ, 10 người hỏi hết 9 người bỏ đi. Đơn giản là người dân thấy cây nấm lạ nên không ai dám mua về dùng. Có hôm, mình ngồi chang nắng cả buổi ngoài chợ chỉ bán được vài kilôgam nấm bào ngư. Được vài người mua rồi họ tự giới thiệu cho nhau, từ đó nấm bào ngư của mình được thị trường biết đến” - anh Thành chia sẻ.
Sau hơn 1 năm trồng nấm và tích lũy kinh nghiệm, anh chuyển sang nuôi cấy meo bán cho các trại trồng nấm. Vừa trồng vừa nuôi cấy meo để cung cấp cho thị trường, trại nấm rơm ngày nào của anh không còn đủ diện tích để phục vụ kinh doanh. Năm 2011, nguồn vốn của anh đã tích lũy được cả tỷ đồng. Toàn bộ số vốn ấy, anh mang đi mua 3.000m2đất ở ấp 4, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú để lập trang trại trồng các loại nấm.
THẤT BẠI ĐỂ THÀNH CÔNG
Thành lập trại nấm tại xã Tân Lập vào năm 2011 cũng là lúc anh mở rộng đầu tư cho việc trồng nấm linh chi. Tự tin với kinh nghiệm của mình, lần đầu tiên trồng nấm linh chi nhưng anh đã đầu tư tới 10.000 bịch meo. Cả tháng trời loay hoay với chừng ấy meo nấm nhưng không một cây linh chi nào nhú ra khỏi bịch. Đó cũng là năm đầu tiên anh nếm trái đắng trồng nấm. Anh tìm kiếm đủ nguyên nhân dẫn đến thất bại như meo giống không tốt, quá trình hấp sấy, khử trùng không đảm bảo nhiệt độ, hay quy trình chăm sóc không đúng. Tất cả nguyên nhân cơ bản trong việc trồng nấm ấy đều bị loại trừ. Trại nấm linh chi của anh chỉ trong một tháng ước tính thiệt hại tới 2 tỷ đồng. Đắng lòng, anh mới phát hiện nguyên nhân linh chi không thành là do nhiệt độ môi trường ở trại nấm mới khác với trại cũ. Khắc phục nguyên nhân ấy, những lứa nấm linh chi của anh bắt đầu cho “trái ngọt”, 80% số bịch meo được nuôi trồng đều thành linh chi.
Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường, năm 2014, anh Thành thành lập Công ty TNHH linh chi Trường Thọ, chuyên trồng loại nấm này. Mỗi năm, công ty của anh sản xuất đến 18 tấn linh chi các loại. Tùy thuộc từng chủng loại, nấm linh chi có nhiều mức giá. Thấp nhất là loại 3 với giá 500 ngàn đồng/kg. Loại 1, loại 2 với giá 1,2 triệu và 800 ngàn đồng/kg. Ngoài trồng, công ty của anh còn cung cấp meo và thu mua tất cả sản phẩm linh chi do công ty cung cấp meo.
Không dừng lại ở nghề trồng nấm, Công ty TNHH linh chi Trường Thọ đã và đang từng bước đa dạng hóa sản phẩm. “Trà linh chi, cao linh chi và mỹ phẩm linh chi được phân lập từ bào tử nấm linh chi 100% là sản phẩm mới của công ty đang tung ra thị trường. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất với chất lượng tốt nhất, công ty đang kết nối trực tuyến với các nhà phân phối cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là sản phẩm linh chi nguyên chất, đâu là sản phẩm đã được chiết xuất các thành phần sinh hóa bậc nhất của nấm linh chi. Chính việc chiết xuất tinh chất nên thị trường nấm linh chi có nơi chỉ bán ở mức giá dao động từ 300-400 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, việc đóng gói nhái các nhãn mác linh chi Hàn Quốc, Nhật Bản cũng khá phổ biến trên thị trường. Do vậy, để mua sản phẩm linh chi đúng tiêu chuẩn chất lượng, người tiêu dùng nên tìm đến những cửa hàng, những sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng” - Giám đốc Nguyễn Chí Thành tư vấn.
Đông Kiểm
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Thanh niên ngành Tài chính tại TPHCM tổ chức hội trại về nguồn
- ·Dấu hiệu khởi sắc của thị trường cá tra Braxin
- ·Cao Bằng: 7 tháng đầu năm 68 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán 10 tỷ đồng
- ·'Lộc trời cho' giá từng cao chót vót, nhãn tím nay thành hàng bình dân
- ·Chỉ còn 6 dự án điện chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Hà Nội: Tăng vốn dự trữ hàng tiêu dùng Tết
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, địa phương không làm đối phó
- ·112,3 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có công tỉnh Quảng Nam
- ·Xuất khẩu thủy sản còn nhiều thách thức
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Thanh niên Hải quan Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 26/3
- ·Hải quan Cao Bằng thu ngân sách gần 243 tỷ đồng
- ·Bản tin tài chính sáng 13/8: Giá vàng kết tuần giảm, dầu và USD đi lên
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·300.000 đồng/lần phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp