【ket qua bong da nauy】Tăng phòng thủ cho khách hàng để chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng
Cần có các ứng dụng bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro lừa đảo trực tuyến. Ảnh: ST |
Người dùng là mắt xích yếu nhất
Thượng tá Cao Việt Hùng, Phó trưởng Phòng 4 Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) nhận định, thời gian tới, hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng phát triển và có xu hướng lợi dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó, các ngân hàng và người dùng tiếp tục là mục tiêu của tội phạm.
Theo ông Hùng, đối với ngân hàng, các đối tượng sẽ rà quét, tấn công hệ thống, dò tìm, khai thác lỗ hổng bảo mật, tấn công mã độc... Còn với khách hàng của ngân hàng, các đối tượng liên tục sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ông Hùng cũng chỉ ra 4 hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian qua. Thứ nhất, kẻ lừa đảo giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… để yêu cầu người bị hại cài đặt các ứng dụng (app) giả mạo trên điện thoại. Sau đó, tội phạm âm thầm kiểm soát điện thoại, thực hiện giao dịch chuyển tiền để chiếm đoạt.
Thứ hai, tội phạm sẽ tuyển cộng tác viên bán hàng online, người mẫu nhí, làm nhiệm vụ đơn hàng, kêu gọi đầu tư chứng khoán... Sau khi người bị hại chuyển tiền, các đối tượng chiếm đoạt, thông qua tiền ảo chuyển ra nước ngoài.
Thứ ba, tội phạm lập website, giả mạo nhân viên các ngân hàng, công ty tài chính đăng bài quảng cáo cho vay thủ tục nhanh, gọn… nhưng yêu cầu nộp các loại phí để chiếm đoạt tài sản.
Thứ tư, tội phạm dùng các thủ đoạn mới như dùng công nghệ AI (Deepfake) để giả mạo luôn khuôn mặt, giọng nói (Deep voice) rồi liên hệ người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền. Ngoài ra, các đối tượng sẽ giả mạo dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo hay lập doanh nghiệp "ma", mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền đầu tư chứng khoán, Forex… sau đó chiếm đoạt.
Ông Ngô Tấn Vũ Khanh, Giám đốc quốc gia Hãng Kaspersky tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, người dùng chính là mắt xích yếu nhất khi họ không có một biện pháp hay một trang bị nào để phòng, chống các chiêu trò lừa đảo.
Hiện không có nhiều người dùng có cài đặt ứng dụng bảo vệ điện thoại cũng như ứng dụng chống gian lận thanh toán. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ người dùng rất dễ bị lừa đảo.
Trong khi đó, quy trình lừa đảo hiện nay rất đơn giản. Kẻ lừa đảo có thể tiến hành mua các công cụ liên quan từ tài khoản dùng để lừa đảo đến công cụ và thậm chí cả đối tượng tiềm năng có thể bị "sập bẫy".
Áp dụng sinh trắc học khi chuyển tiền liên ngân hàng
Trước những rủi ro lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Thượng tá Cao Việt Hùng đề nghị các ngân hàng cần nâng cao, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để xây dựng quy trình phối hợp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ, ngăn chặn sớm dòng tiền và việc vi phạm pháp luật. Đồng thời, cần tăng cường an ninh, bảo mật hệ thống thông tin, phòng chống mã độc, mua bán dữ liệu khách hàng.
Ngoài ra, ông Hùng cũng đề nghị các ngân hàng cần nghiên cứu, triển khai các giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng tài khoản ngân hàng "rác", sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ phục vụ hoạt động vi phạm pháp luật như lừa đảo, đánh bạc, rửa tiền... Đồng thời, cần tăng chế tài mua bán tài khoản ngân hàng để phòng tránh tội phạm lừa đảo.
Ông Ngô Vũ Tấn Khanh cũng khuyến nghị, bên cạnh việc đầu tư “hệ thống phòng thủ” trong nội bộ, ngân hàng cũng nên tập trung các biện pháp cho chính khách hàng – có thể bằng phần mềm hoặc công cụ trên chính thiết bị của người dùng cuối.
Ở góc độ Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an tiếp tục thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin tín dụng khách hàng. Cùng với đó, làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về phương án làm sạch dữ liệu, đối khớp thông tin chủ tài khoản đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến với thông tin chủ thuê bao di động theo số điện thoại di động.
Ông Dũng cho biết, theo thống kê, 90% các khoản chuyển tiền liên ngân hàng là dưới 10 triệu, chỉ 10% là chuyển trên 10 triệu đồng. Do vậy sắp tới sẽ có quy định về hạn mức buộc phải xác thực sinh trắc học (bằng vân tay, khuôn mặt) khi chuyển tiền liên ngân hàng, có thể là mức 10 triệu đồng. Qua đó cũng sẽ vô hiệu hóa nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Theo dõi diễn biến mưa lũ để cho sinh viên nghỉ học
- ·Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh cho vay bình ổn thị trường
- ·President ends Tanzania visit, pledges to up trade
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Điểm báo Cà Mau cuối tuần số 2888, phát hành thứ bảy, ngày 07/11/2015
- ·“Sờ gáy” nhiều điểm kinh doanh hàng giả thương hiệu nổi tiếng
- ·Hình ảnh kíp lái xe tăng Nga may mắn thoát đòn tử thần của tên lửa Mỹ
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Xuất hiện thí sinh đạt 9,75 điểm môn ngữ văn
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Trung Quốc siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại biên giới Việt
- ·Vietcombank tạm dừng áp dụng điều khoản mới về giao dịch điện tử
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/12/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB nối dài đà tăng giá
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Phấn đấu sớm phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia
- ·Những học sinh “đặc biệt”
- ·Xuất lậu số khẩu trang, găng tay y tế, nước sát khuẩn qua Lào
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Phát hiện lượng lớn hàng lậu trong lô hàng quá cảnh đi Campuchia