【soi kèo bong da hom nay】Dòng vốn ngoại có nhiều cơ hội đảo chiều trong năm 2024
Lãi suất toàn cầu giảm thì “gió sẽ đổi chiều”
Năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài đã có một năm bán ròng rất mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là giá trị bán ròng gia tăng mạnh kể từ quý II/2023. Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), kết thúc năm 2023, khối ngoại đã bán ròng trên cả 3 sàn, đạt 22.818 tỷ đồng, trong đó lực bán chính đến từ các quỹ chủ động (chiếm 91,8% quy mô của khối ngoại).
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ có sự thay đổi trong năm 2024 và điểm nhấn cho thay đổi đó là mặt bằng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn sẽ giảm dần về cuối năm. Khi đó, dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại với các thị trường mới nổi, cận biên, trong đó, Việt Nam có lợi thế trong tương quan chung.
Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) cho biết, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, VN-Index hiện đang giao dịch với mức P/B (giá/giá trị sổ sách) cao hơn trung bình nhưng P/E (giá/lợi nhuận một cổ phiếu) lại thấp hơn trung bình. Điều đó phản ánh thực tế hiệu suất sử dụng vốn ROE (lợi nhuận trên vốn chủ) của VN-Index cao nhất trong khu vực, trong khi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VN-Index vẫn ở mức tích cực.
“Năm 2024, Mỹ và khu vực châu Âu sẽ nới lỏng dần chính sách tiền tệ. Dù lãi suất vẫn ở mức cao, nhưng xu hướng sẽ là giảm cả sang các năm sau. Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng cung tiền. Do đó, dự báo dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại sẽ được cải thiện so với 2023. Trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài hiện đã chững lại đà bán ròng và trở lại mua ròng gần đây” - bà Linh cho hay.
Các chuyên gia của SSI Research cũng cho rằng, về trung hạn, dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể được hưởng lợi từ dòng tiền chuyển dịch sang thị trường đang phát triển, tuy nhiên điều này thường sẽ chỉ xuất hiện sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Đâu là trợ lực hút vốn ngoại?
Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh yếu tố lãi suất giảm, kích thích dòng luân chuyển vốn toàn cầu thay đổi, thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều yếu tố riêng có để thu hút dòng vốn ngoại quay lại trong năm 2024.
Theo đó, thị trường chứng khoán trong nước được dự báo sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực hơn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp.
Đồng thời, một điểm nhấn được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ vốn ngoại là khả năng nâng hạng từ cận biên lên mới nổi của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Theo nhận định của các chuyên gia BSC, dòng vốn lớn từ các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. BSC ước tính, trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên mới nổi, sẽ có khoảng 3,5 - 4 tỷ USD mua mới các cổ phiếu Việt Nam. Ước tính dựa trên giả định tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam được mua mới ở mức bình quân khoảng 0,7% - tương đương với tỷ trọng của các cổ phiếu thị trường Philippines (được FTSE xếp hạng thị trường mới nổi sơ cấp) trong các danh mục đầu tư các quỹ hiện tại.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư sẽ xem xét về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của quốc gia để phân bổ danh mục đầu tư phù hợp, do đó, con số này có thể sẽ thấp hơn thực tế. Nguyên nhân do Việt Nam đang là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, tham gia nhiều hiệp định thương mại lớn, là đối tác chiến lược toàn diện của các nền kinh tế lớn trên thế giới và được nhiều tổ chức uy tín đánh giá cao.
Khi FTSE Russell chính thức nâng hạng, dự kiến thị trường sẽ đón nhận khoảng 1,3 - 1,5 tỷ USD từ các quỹ đầu tư mở, hoặc quỹ ETF tham chiếu theo bộ chỉ tiêu của FTSE, trong đó các quỹ ETF sẽ dự kiến mua tối thiểu khoảng 700 - 800 triệu USD.
Bà Nguyễn Thị Thùy Linh cũng cho rằng, các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam và vận hành hệ thống giao dịch mới là yếu tố hấp dẫn dòng tiền nhanh từ các quỹ ETF trong ngắn han. Ngoài ra, lượng vốn ngoại tham gia các “deal” mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mua bán dự án dự kiến sẽ dồi dào.
Cổ phiếu nào sẽ vào tầm ngắm tiền ngoại? “Khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng, dòng vốn có thể hướng đến các cổ phiếu có vốn hóa lớn, còn “room ngoại”, đáp ứng tiêu chí thanh khoản, tỷ lệ free-float - sự chuẩn bị đón đầu khi thị trường được nâng hạng” - BSC Research. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đề nghị hợp tác lĩnh vực nông nghiệp
- ·Kết quả bầu cử đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng pháp luật
- ·Cục Viễn thông lý giải việc đồng loạt tăng giá cước 3G
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Xã hội hoá công tác an ninh trật tự
- ·Nguyễn Thanh Mộng hết lòng vì sự bình yên của người dân
- ·Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Chi hội trưởng nông dân gương mẫu
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Nở rộ dịch vụ bán hàng vỉa hè
- ·Trên quê hương Phong Lạc anh hùng
- ·Năng lực cạnh tranh
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Không chủ quan với lạm phát
- ·Người lính già vác tù và hàng tổng
- ·QL14: Dừng thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô cũ
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Nuôi dê để cải thiện cuộc sống