【kqb ro】Tiến độ giải ngân của cả nước tiếp tục khởi sắc
Giải ngân đạt trên 42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao
Theếnđộgiảingâncủacảnướctiếptụckhởisắkqb roo báo cáo từ Bộ Tài chính, lũy kế thanh toán vốn đầu tư 7 tháng của cả nước là 253.354,9 tỷ đồng, đạt 33,46% kế hoạch (757.171,7 tỷ đồng) và đạt 35,83% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,2 tỷ đồng).
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 299.447,4 tỷ đồng, đạt 39,6% kế hoạch và đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 292.186,9 tỷ đồng (đạt 40,1% kế hoạch và đạt 43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); vốn nước ngoài là 7.260,5 tỷ đồng (đạt 25,95% kế hoạch).
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục khởi sắc. Ảnh minh họa: H.T |
Theo nhận xét từ Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 8 tháng kế hoạch năm 2023 của cả nước tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 đạt 39,15%). Trong đó vốn trong nước đạt trên 43% (cùng kỳ năm 2022 đạt 40,87%), vốn nước ngoài đạt 25,95% (cùng kỳ năm 2022 đạt trên 14%).
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, lũy kế thanh toán nguồn vốn các năm trước chuyển sang năm 2023 đến hết tháng 7/2023 là 14.452,3 tỷ đồng, đạt 26,41% kế hoạch ( 54.725,3 tỷ đồng). Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 20.538 tỷ đồng, đạt 37,53% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước là 20.336,3 tỷ đồng, đạt 40,06% kế hoạch; vốn nước ngoài là 201,8 tỷ đồng, đạt 5,1% kế hoạch. |
Có 11 bộ, cơ quan trung ương và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt từ 40%. Đáng chú ý, có một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (65,38%), Ngân hàng Nhà nước (62,75%), Ngân hàng Phát triển (100%), tỉnh Tiền Giang (62,12%), tỉnh Long An (66,18%) và tỉnh Đồng Tháp (66,94%).
Tuy nhiên vẫn còn 41 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương chỉ giải ngân đạt dưới 40% kế hoạch vốn. Trong đó có 33 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 5 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và các đoàn công tác do các thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc, làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu; định kỳ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn công tác trong đó đã nêu các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Ngoài ra, trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc theo báo cáo 8 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn tồn tại một số nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm như: Một số dự án đang hoàn thiện đủ thủ tục đầu tư để phân bổ vốn vì vậy chưa thể giải ngân kế hoạch năm 2023. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023 nên không phân bổ vốn năm 2023. Một số địa phương chưa tổ chức đấu giá đất nên chưa có số thu để giải ngân cho dự án.
Bên cạnh đó là các vướng mắc liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, khó khăn trong nguồn cung, khan hiếm nguyên vật liệu nên các chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục về điều chỉnh dự toán giá hợp đồng; chậm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án.
Công chức Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế thực hiện đối soát số liệu thanh toán vốn đầu tư. Ảnh: H.T |
Một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA cũng đang gặp khó khăn trong việc gia hạn hiệp định hay thực hiện các thủ tục điều chỉnh, đấu thầu, nghiệm thu đều phải có thư không phản đối của nhà tài trợ nên mất nhiều thời gian. Đơn cử như dự án Kè bờ sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu và dự án Bệnh viện Ung bướu tỉnh Cần Thơ.
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 8/2023 của 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 57 địa phương. Các bộ, cơ quan trung ương đã gửi báo cáo gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Công thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. 6 địa phương chưa gửi báo cáo gồm: Phú Thọ, Sơn La, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, An Giang. |
Một số dự án (di tích, y tế) chậm do phải thực hiện các thủ tục chuyên ngành, chậm triển khai bước lựa chọn đơn vị thẩm định giá, hồ sơ mời thầu. Các dự án công nghệ thông tin có yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định chưa đầy đủ...
Các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ các vướng mắc
Trước những khó khăn đang kéo chậm tiến độ giải ngân của cả nước, đồng thời thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 15/8/2023 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có hướng dẫn việc điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 tại khoản 5, Điều 4, Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023 của Quốc hội. Tổng hợp, đề xuất phương án xử lý kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023 chưa phân bổ hết hoặc đã phân bổ nhưng không thể giải ngân hết.
Về phía các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính đề nghị tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công. Chủ động thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân đảm bảo đúng quy định và theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại các nghị quyết, chỉ thị, công điện về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng cần khẩn trương triển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc danh mục dự án được giao theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023. Giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Bắc Ninh quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả
- ·Thái Bình: Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ số lượng lớn vảy tê tê và ngà voi
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí khoảng 172,1 nghìn tỷ đồng
- ·Gia Lai phát hiện cơ sở bán hàng giả mạo nhãn hiệu Việt Tiến
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Cảnh cáo phó chủ tịch xã vụ thu 8 triệu để xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Tổng kiểm tra, bảo vệ nhãn hiệu Petrolimex
- ·Sắp xét xử cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phan Quốc Việt liên quan vụ Việt Á
- ·TP.Hồ Chí Minh: Tình hình thuốc lá nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Giá cả ngày 29 tháng Chạp không có dấu hiệu tăng bất hợp lý
- ·Tập trung bám sát từng địa bàn để “triệt” hàng dởm
- ·Khó chống thuốc lá nhập lậu, vì sao?
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Quảng Ninh: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công