会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng dá trực tuyến】Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường!

【bóng dá trực tuyến】Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường

时间:2025-01-10 16:08:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:338次
Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: "Cánh tay nối dài" của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Cần kéo dài thời hạn nhiệm kỳ tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,ềuđạidiệnthươngmạiViệtNamtoàncầuthamgiaHộinghịtrựctuyếnpháttriểnthịtrườbóng dá trực tuyến dự kiến 17h30 chiều 19/8, Bộ Công Thương sẽ tổ chức “Hội nghị trực tuyến về công tác phát triển thị trường với hệ thống cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài”.

Hội nghị sẽ được tổ chức với điểm cầu trực tiếp tại Trụ sở Bộ Công Thương và các điểm cầu tại 62 cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Hội nghị dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương…

Về phía Bộ Công Thương, Hội nghị có sự tham gia, phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Sáng kiến quan trọng để tạo đột phá phát triển thị trường

Thương vụ tại các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế (sau đây gọi tắt là Thương vụ) là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công Thương và là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Thương vụ có chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; xúc tiến mở rộng thị trường nước ngoài cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài; thu thập thông tin, nghiên cứu cơ chế, chính sách thị trường sở tại, tham mưu, đề xuất về Bộ Công Thương các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương phù hợp.

Hệ thống Thương vụ tại các cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài hiện nay bao gồm 61 Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ. Trong đó, Khu vực châu Á - châu Phi có 28 Thương vụ và 4 Chi nhánh (kể cả 2 Thương vụ là Iraq và Liban chưa triển khai). Số thị trường kiêm nhiệm: 55; Khu vực Châu Âu - châu Mỹ có 26 Thương vụ và 3 Chi nhánh. Số thị trường kiêm nhiệm: 60.

Ngoài ra có 1 Phái đoàn Việt Nam tại WTO và 3 Văn phòng Xúc tiến thương mại (1 Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Mỹ và 2 Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Trung Quốc).

Chiều 19/8, đại diện thương vụ tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có sáng kiến tổ chức hội nghị giao ban Thương vụ định kỳ hàng tháng

Các thương vụ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm và các yêu cầu đột xuất của Bộ, cung cấp thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng về thị trường thuộc phạm vi phụ trách. Thực hiện báo cáo Trưởng Cơ quan Đại diện tại nước sở tại tình hình hoạt động của thương vụ theo quy định.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có sáng kiến tổ chức hội nghị giao ban Thương vụ định kỳ hằng tháng, nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các chuyên gia và đại diện Bộ, ngành, các hiệp hội ngành hàng và đại diện doanh nghiệp, nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường, nhất là thị trường ngoài nước qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu, phát huy hơn nữa vai trò của ngành Công Thương trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước tháng 7/2022 tổ chức vào chiều 29/7 vừa qua là hội nghị giao ban đầu tiên và cũng là tiền đề để Bộ Công Thương tổ chức thường kỳ vào các tháng tiếp theo.

Sau Hội nghị trên, ngày 16/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục chủ trì Hội nghị Công tác Thương vụ khu vực châu Á – châu Phi.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo: “Trong bối cảnh các hình thức thương mại đã thay đổi, không chỉ đơn giản là kết nối bán hàng mà cao hơn các cán bộ Thương vụ là những đại sứ kinh tế của đất nước ở ngoài nước, là cụm “ăng ten” để thu phát các thông tin từ chính sách của nước sở tại. Từ các thông tin đó sẽ góp phần khuyến nghị chính sách và đề xuất phản ứng chính sách để bảo đảm quyền lợi của đất nước trong quan hệ kinh tế đối với nước ngoài, đặc biệt là chống lại sự đứt gãy của nguồn cung cả về vật liệu hàng hóa trong bối cảnh thế giới đã thay đổi. Như vậy, vai trò của Thương vụ cũng phải thay đổi”.

Phát huy kết quả đã đạt được trong công tác thương vụ cũng như để có định hướng cụ thể, “sát” hơn về vai trò, nhiệm vụ của Thương vụ trong bối cảnh mới, chiều mai 19/8, Bộ Công Thương sẽ tổ chức “Hội nghị trực tuyến về công tác phát triển thị trường với hệ thống cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài” với qui mô lớn hơn, dự kiến có sự tham gia của các bộ ngành trung ương.

Vai trò hệ thống thương vụ hiện nay

Các Thương vụ đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng chính sách thương mại để phát triển quan hệ thương mại, công nghiệp giữa Việt Nam với nước sở tại, mở rộng thị trường ngoài nước; tích cực tham gia các hoạt động đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; cung cấp nhiều thông tin về thị trường cho các Bộ, ngành và các doanh nghiệp để hỗ trợ việc tìm đối tác, tổ chức giao thương, giúp các doanh nghiệp tiếp cận, thâm nhập hiệu quả thị trường nước ngoài; chủ động phát hiện và tháo gỡ các rào cản thương mại mà các nước áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại giữa nước ta và nước ngoài, bảo vệ tốt được quyền lợi kinh tế của quốc gia cũng như là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều Thương vụ đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, hội thảo về thương mại - đầu tư ở Việt Nam, Ngày Việt Nam tại nước ngoài, Ngày mua hàng Việt Nam và tham gia quảng bá cho hàng Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các hệ thống siêu thị của nước sở tại.

Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường

Với rất nhiều nỗ lực của Bộ Công Thương trong công tác phát triển thị trường, nhất là thị trường ngoài nước đã tựu thành nhiều kết quả khả quan, trong đó có xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế và thương mại toàn cầu, xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam đạt được những kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch đạt hơn 433,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 217,3 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 30,9%) kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 216,3 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt.

Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu trên 1,0 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,3 tỷ USD), góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Xuất khẩu tăng đều ở các nhóm hàng, trong đó: Nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng cao nhất (tăng 48,7%). Nhóm nông sản, thủy sản tăng 14,6% và công nghiệp chế biến chế tạo tăng 16,7%, tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như: dệt may, da giày, thủy sản… và nhóm các mặt hàng tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu như: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón...

Những biện pháp, hướng đi chiến lược phát triển xuất khẩu của Bộ Công Thương

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều biện pháp, hướng đi chiến lược để thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu. Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng, ban hành chính sách về phát triển xuất khẩu. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 (đã ban hành tại Quyết định số 493/QĐ-TTg Ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ). Bộ đang hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc theo hình thức chính ngạch.

Theo dõi, bám sát việc các Bộ, ngành, địa phương triển khai các Kế hoạch thực thi các FTA đã được ban hành theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Tổ chức và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về cơ hội và cách thức tận dụng các cơ hội từ cắt giảm thuế quan trong các FTA; đổi mới phương thức phổ biến theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.

Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường
Đoàn xúc tiến thương mại ở thị trường Trung Đông

Chỉ đạo hệ thống Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài tăng cường nắm bắt thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường sở tại để kịp thời kiến nghị, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp điều hành ngoại thương và phổ biến, hướng dẫn cho hiệp hội, doanh nghiệp khai thác hiệu quả các cơ hội thị trường nước ngoài.

Đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về nhu cầu, các đối tác và các quy định liên quan của các thị trường; không chỉ tập trung xúc tiến xuất khẩu mà còn xúc tiến nhập khẩu. Định hướng các hiệp hội ngành hàng, địa phương xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh triển khai hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng, tận dụng các cơ hội từ các FTA mang lại, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu.

Xây dựng và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ ngành công thương giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương với các cơ quan quản lý, tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng của nước sở tại thông qua vai trò cầu nối của các Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài.

Tăng cường cơ chế cảnh báo sớm về các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện.

Tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống gian lận thương mại, gian lận quy tắc xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu trước rủi ro của các vụ kiện "chống lẩn tránh" biện pháp phòng vệ thương mại.

Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin đến doanh nghiệp về các FTA, các thị trường xuất khẩu. Phối hợp với các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong công tác mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản.

Phối hợp, chỉ đạo các Thương vụ thường xuyên, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xác minh thông tin đối tác, giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam. Chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thương mại biên giới, khắc phục tình trạng ách tắc, ùn ứ hàng hóa nông sản xuất khẩu.

Bộ cũng tích cực đơn giản hoá thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ logistics để thúc đẩy xuất khẩu. Hỗ trợ các Bộ ngành, địa phương thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường

Các chuyên gia đánh giá cao sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương về tổ chức hội nghị giao ban Thương vụ định kỳ hằng tháng cũng như hội nghị trực tuyến về công tác phát triển thị trường nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia.

Trong đó, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh: Sự kiện có nghĩa tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực đang diễn biến rất khó lường như hiện nay. Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu sẽ nắm bắt được những thông tin về nhu cầu hàng hoá của các thị trường nước ngoài, cũng như những yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của họ, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều có những chiến lược mới hậu Covid-19 để phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư… nhằm ứng phó với những bất ổn của nền kinh tế, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cập nhật các thông tin về chiến lược, yêu cầu mới của các thị trường xuất khẩu. Do đó, thông qua hoạt động này, Bộ Công Thương sẽ có những chính sách hỗ trợ cần thiết, nhất là tư vấn thông tin, kết nối và giới thiệu hiệu hơn cho doanh nghiệp, nhất là với những đơn hàng đòi hỏi cao hơn về các tiêu chuẩn chất lượng tại những thị trường khó tính.

Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh thì cho rằng: Vai trò của các Thương vụ như cây “cầu nối” kể cả mặt thông tin hay thậm chí là hỗ trợ cho doanh nghiệp. Vì vậy lãnh đạo Bộ Công Thương trực tiếp giao ban với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài về xúc tiến thương mại sẽ có tác động lớn và rất tích cực. Bộ Công Thương đang xây những “cây cầu” vững chắc cho doanh nghiệp Việt.

Ở góc độ ngành hàng, TS.Tô Hoài Nam - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định: Sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương thể hiện nỗ lực, quyết tâm và chủ động trong việc phát huy vai trò của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, góp phần vào thực hiện các mục tiêu của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế của Chính phủ, khai thác, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

TS. Tô Hoài Nam cũng cho rằng, thông qua các hội nghị công tác phát triển thị trường với hệ thống cơ quan đại diện thương mại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có cơ hội tiếp cận, nắm bắt được thêm thông tin hữu ích từ thị trừng quốc quốc tế, cũng như các giải pháp hỗ trợ cộng đồng kinh doanh tham gia thị trường thế giới; tận dụng từng cơ hội, dù nhỏ nhất, để khai thác các thị trường ngoài nước.

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:"Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển bền vững của đất nước. Ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và lao động Việt Nam, thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhất là vốn đầu tư nước ngoài hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước. Tích cực cùng các nước thúc đẩy đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực hiện các thoả thuận hiệp định thương mại tự do đa phương; nghiên cứu khả năng tham gia các sáng kiến đa phương trong khu vực về kết nối kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng; tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương thế hệ mới với các nước, nhất là với các đối tác thương mại lớn".

Văn kiện Đại hội XIII (Trích Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030)

Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới.

Thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi để nâng cao năng lực hội nhập và mức độ hưởng lợi từ hội nhập, có đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường khu vực và thế giới.

Khối cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài:

Khối thị trường châu Á -Thái Bình Dương

Thương vụ Việt Nam tại Philippine (kiêm nhiệm cộng hòa Pa – lau); Thương vụ Việt Nam tại Campuchia; Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc; Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Macao); Thương vụ Việt Nam tại Indonesia (kiêm nhiệm Timor-Leste; Papua New Guinea); Thương vụ Việt Nam tại Lào; Thương vụ Việt Nam tại Malaysia; Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan; Thương vụ Việt Nam tại Myanmar; Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản; Thương vụ Việt Nam tại Newzeland; Thương vụ Việt Nam tại Australia; Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc; Thương vụ Việt Nam tại Singapore; Văn phòng kinh tế - văn hóa; Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc); Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Trùng Khánh

Khối thị trường châu Âu

Thương vụ Việt Nam tại Anh; Thương vụ Việt Nam tại Áo; Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan; Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (kiêm nhiệm Luxembourg, Ủy ban châu Âu); Thương vụ Việt Nam tại Bulgari; Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Belarus; Thương vụ Việt Nam tại Đức; Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan; Thương vụ Việt Nam tại Hungary; Thương vụ Việt Nam tại Italia; Thương vụ Việt Nam tại Nga; Thương vụ Việt Nam tại Pháp (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha, Monaco, Cộng hòa Trung Phi); Thương vụ Việt Nam tại Rumani (kiêm nhiệm Secbia, Montenegro, Albania); Thương vụ Việt Nam tại Séc (kiêm nhiệm Slovakia); Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha); Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Latvia); Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sĩ, Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Mondova, Armenia); Thương vụ Việt Nam tại Uzbekistan (kiêm nhiệm Tajikistan, Kyrgýztsan)

Khối thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập (kiêm nhiệm Xu đăng, Nam Xu đăng, Palestine, Liban); Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bu tan); Thương vụ Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Mali, Senegal, Guinea, Zambia); Thương vụ Việt Nam tại Ả Rập Xê Út (kiêm nhiệm Jordan, Yeman, Bahrain); Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thổng nhất (UAE) (kiêm nhiệm Oman); Thương vụ Việt Nam tại Cô Oét (kiêm nhiệm Oman, Qatar); Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria, Iraq); Thương vụ Việt Nam tại Israel; Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi (kiêm nhiệm Namibia, Zimbabwe, Botswana, Vương Quốc Lesotho, Vương Quốc Xoadilen, Mozambique; Thương vụ Việt Nam tại Pakistan (kiêm nhiệm Afghanistan); Thương vụ Việt Nam tại Maroc (kiêm nhiệm Guinea, Benanh, Cotdivoa, Buockinaphaxo); Thương vụ Việt Nam tại Nigeria (kiêm nhiệm Ghana, Cameroon, Togo, Chad, Sierra Leone và Liberi); Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhỹ Kỳ

Khối Thị trường châu Mỹ

Thương vụ Việt Nam tại Achentina (kiêm nhiệm Uruguay, Paraguay); Thương vụ Việt Nam tại Venezuela (kiệm nhiệm Colombia, Granada, Bacbados, Saint Vincent and Grenadines); Thương vụ Việt Nam tai Brasil (Kiêm nhiệm Bolivia, Guyana, Peru, Suriname); Thương vụ Việt Nam tại Canada; Thương vụ Việt Nam tại Chile (kiêm nhiệm Ecuado); Thương vụ Việt Nam tại Cuba (kiêm nhiệm Haiti, Dominican, Nicaragua, Giamaica, Xanhkitxo và Nevuo, Antigoa và Barbuda). Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ; Thương vụ Việt Nam tai Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvado, Belize).

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
  • HLV Polking: ‘Tôi xấu hổ với cách thắng của HAGL’
  • Bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh 2024
  • HLV Polking: ‘Tôi xấu hổ với cách thắng của HAGL’
  • Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
  • Trực tiếp bóng đá Indonesia 2
  • Xác định thời điểm HLV Kim Sang
  • Tuyển Đức thắng không tưởng, Hà Lan đè bẹp Hungary tại UEFA Nations League
推荐内容
  • Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
  • Kết quả V.League: Quảng Nam, Hà Nội hòa tẻ nhạt
  • Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh
  • Cao thủ MMA Lý Văn Huỳnh gặp võ sĩ Nam Phi ở LION Championship 19
  • Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
  • Đánh nhau ở sân Thống Nhất: Cầu thủ Xuân Nam không tuân thủ yêu cầu an ninh