会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd bodo glimt】Sóc Trăng hướng tới mục tiêu trở thành khu vực phát triển động lực của vùng ĐBSCL!

【kqbd bodo glimt】Sóc Trăng hướng tới mục tiêu trở thành khu vực phát triển động lực của vùng ĐBSCL

时间:2025-01-11 20:06:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:231次

Sóc Trăng là địa phương thứ 2 ở khu vực phía Nam (sau tỉnh Long An) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030,ócTrănghướngtớimụctiêutrởthànhkhuvựcpháttriểnđộnglựccủavùngĐkqbd bodo glimt tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quy hoạch, một trong những nội dung quan trọng về quan điểm phát triển tỉnh Sóc Trăng được xác định là khai thác hiệu quả lợi thế vị trí chiến lược ven biển quan trọng và hạ tầng giao thông kết nối liên vùng để xây dựng Sóc Trăng trở thành cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm đầu mối của Vùng về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, logistics với trọng tâm là cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề.

Sóc Trăng sẽ trở thành trung tâm đầu mối của Vùng ĐBSCL về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, logistics

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, phấn đấu Sóc Trăng là một trong những tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL; có công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, nông nghiệp hiện đại và bền vững; hình thành cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề và có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững; có đủ năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh và hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Sóc Trăng trở thành khu vực phát triển động lực của vùng ĐBSCL gắn với phát triển cảng biển Trần Đề; là tỉnh có kinh tếphát triển khá của cả nước, vận hành theo phương thức chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đối với các hoạt động kinh tế - xã hội; các ngành sản xuất, dịch vụ thông minh với các mô hình kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các lĩnh vực xã hội phát triển hài hòa; môi trường và cảnh quan thiên nhiên được gìn giữ…

Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xem là kim chỉ nam, là công cụ quan trọng trong quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, Quy hoạch đã xác định nghiên cứu, đầu tưphát triển nhiều công trình, dự ánchiến lược trên địa bàn tỉnh mang tính lan tỏa, tạo động lực phát triển không chỉ cho tỉnh Sóc Trăng mà cả vùng ĐBSCL. Trong đó, trọng tâm là hệ thống hạ tầng giao thông, cảng biển; các hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch…

Cảng biển Trần Đề đóng vai trò là cảng cửa ngõ cho vùng ĐBSCL, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn Vùng.

Dự án tạo điểm nhấn đầu tiên phải kể đến là cảng biển Trần Đề. Quy hoạch xác định đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển khu bến cảng biển Trần Đề phù hợp với năng lực của nhà đầu tư và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu trở thành cảng biển đặc biệt theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị.

Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Sóc Trăng cụ thể hóa quy hoạch, kêu gọi đầu tư hình thành cảng biển Trần Đề đóng vai trò là cảng cửa ngõ cho vùng ĐBSCL, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn Vùng.

Hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Sóc Trăng được định hướng phát triển theo hướng bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy liên kết vùng. Cụ thể, đối với đường bộ Quốc gia, theo Quy hoạch, có nhiều tuyến cao tốc, quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh như: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Cao tốc TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre- Trà Vinh - Sóc Trăng; Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; quốc lộ 1; Quốc lộ 60; Quốc lộ 61B; Quốc lộ 91B (đường Nam Sông Hậu); Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp; Đường bộ ven biển.

Đối với các tuyến đường tỉnh, phấn đấu tối thiểu đạt cấp III đồng bằng, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh.

Đặc biệt, về hàng không, sẽ nghiên cứu phát triển sân bay chuyên dùng có tiềm năng tại Trần Đề để phục vụ nhu cầu bay cá nhân, du lịch, cứu hộ cứu nạn.

Nhằm khai thác, phát huy đồng bộ, hiệu quả cảng biển nước sâu Trần Đề khi được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định nghiên cứu thành lập Khu kinh tế ven biển Trần Đề dọc theo cửa biển Trần Đề và vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, quy mô dự kiến khoảng 40.000 ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng.

Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng sẽ thành lập mới 3 khu công nghiệp (KCN) và mở rộng 1 khu công nghiệp gồm: KCN An Nghiệp (mở rộng), diện tích dự kiến 169 ha; KCN Sông Hậu- Phân khu 1 diện tích 121 ha; KCN Đại Ngĩa, diện tích 196 ha; KCN Mỹ Thanh, diện tích 217 ha.

Nghiên cứu phát triển, thành lập mới 5 KCN và mở rộng 1 KCN  khi tỉnh được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về KCN và khu kinh tế.

Về thương mại, dịch vụ, sẽ phát triển trung tâm logistics tại huyện Trần Đề và TP. Sóc Trăng nhằm gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong và ngoài nước. Phát triển trung tâm đầu mối ở Trần Đề gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển.

Đồng thời, phát triển các trung tâm thương mại đa năng, phức hợp, tổng hợp nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm kết hợp vui chơi, giải trí, gồm: các Trung tâm thương mại tổng hợp tại TP. Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm và huyện Trần Đề, Trung tâm hội chợ triển lãm tại TP. Sóc Trăng, Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và các siêu thị (hạng I).

Về du lịch, nghiên cứu xây dựng các khu sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, thể dục thể thao, đô thị; trong đó, có những công trình, dự án có điểm nhấn như kết hợp sân gôn, đô thị biển, cáp treo: Khu du lịch cáp treo từ huyện Trần Đề sang huyện Cù Lao Dung; các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, thể thao (các huyện Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu); khu du lịch sinh thái Hồ Bể (thị xã Vĩnh Châu)…

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương theo định hướng Quy hoạch, tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
  • Năm 2022: Long An thu ngân sách nhà nước đạt gần 22.000 tỉ đồng
  • Giá vàng hôm nay 9
  • Kỷ niệm 15 năm thành lập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống
  • Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
  • Sản phẩm làng nghề
  • Hơn 5.300 tỷ đồng trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên năm 2022 và 8 tháng 2023
  • Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023
推荐内容
  • Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
  • Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay
  • Hiện tượng El Nino sẽ gây nắng nóng kỷ lục
  • Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
  • Khai mạc hội báo toàn quốc 2023