【bảng xếp hạng liga tây ban nha】Ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
Cụ thể, trường hợp một bệnh nhân đến khám, tổng số tiền phải chi trả là 1 triệu đồng, trong đó bệnh nhân chỉ phải chi trả 200.000 đồng, còn lại là cơ quan BHXH chi trả, hàng quý bên Công ty sẽ thống kê và đề nghị bảo hiểm thanh toán, khi cơ quan BHXH quyết toán xong sẽ gửi lại cho Công ty và yêu cầu xuất hóa đơn.
Công ty hỏi, hàng ngày số tiền Công ty đề nghị BHXH thanh toán có cần xuất hóa đơn luôn không hay đợi khi BHXH quyết toán xong mới xuất hóa đơn, vì thực tế quý I quyết toán xong nhưng tận quý III mới có số chính xác để xuất hóa đơn, khi đó sẽ thành xuất hóa đơn không đúng thời điểm.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời như sau:
Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
"Điều 15. Lập hóa đơn
1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.
.... 3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
... 6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác".
Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
"Điều 16. Lập hóa đơn
1. Nguyên tắc lập hóa đơn
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
... 2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức "Ngày tháng năm" lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
... Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính".
Tại Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 quy định:
"21. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
Điều 32. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
1. Việc tạm ứng kinh phí của tổ chức bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT được thực hiện hằng quý như sau:
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng một lần bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, được tạm ứng 80% nguồn kinh phí được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông báo đầu kỳ của tổ chức BHYT; trường hợp không có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, căn cứ số chi khám bệnh, chữa bệnh sau một tháng thực hiện hợp đồng, tổ chức BHYT dự kiến và tạm ứng 80% kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong quý.
c) Trường hợp kinh phí tạm ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh vượt quá số kinh phí được sử dụng trong quý, tổ chức BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo với BHXH Việt Nam để bổ sung kinh phí.
2. Việc thanh toán, quyết toán giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ chức BHYT được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm gửi bản tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của tháng trước cho tổ chức BHYT; trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của quý trước cho tổ chức BHYT.
b) Trong thời hạn 39 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức BHYT có trách nhiệm thông báo kết quả giám định và số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tổ chức BHYT phải hoàn thành việc thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Việc thẩm định quyết toán năm đối với quỹ BHYT và thanh toán số kinh phí chưa sử dụng hết (nếu có) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được thực hiện trước ngày 1/10 năm sau.
3. Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Luật này, tổ chức BHYT phải thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp cho các đối tượng này".
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Đồng thời, theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 thì trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của quý trước cho tổ chức BHYT.
Trường hợp Công ty CP Y tế Sao Kinh Bắc có mở phòng khám đa khoa Kinh Bắc Hà Nội, có ký hợp đồng khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ BHYT, phát sinh vướng mắc về việc xuất hóa đơn đối với phần bảo hiểm chi trả (hàng quý Công ty thống kê và đề nghị bảo hiểm thanh toán, khi cơ quan bảo hiểm quyết toán xong mới yêu cầu Công ty xuất hóa đơn) thì đề nghị Công ty liên hệ với BHXH Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT và chứng từ thanh toán.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Ảnh phê bình: Đùa với "tử thần"
- ·Chơn Thành phát động Tháng cao điểm Vì người nghèo
- ·357 hộ nghèo nhận kinh phí hỗ trợ theo Quyết định 102
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Nghệ thuật khmer là tình yêu nồng nàn của Rót
- ·Việt Nam helps Laos modernise audit sector
- ·Thủ tướng: Tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Hơn 110 ngàn hồ sơ thủ tục hành chính chuyển trả qua bưu điện
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Nêu cao ý thức phòng, chống dịch
- ·Nhạt dần ý nghĩa tết đoàn viên
- ·Đa Kia không nợ đọng trong xây dựng NTM
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Đường ĐT756 xuống cấp nghiêm trọng
- ·Các tỉnh phía Nam tiếp tục có mưa to đến rất to, xuất hiện lũ lớn
- ·Góc phố nhếch nhác
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Lực lượng vũ trang Bù Đốp chung tay xây dựng nông thôn mới