【rangers đấu với dundee】Ngày 2/3: Giá lúa gạo giảm cả trong nước và thị trường xuất khẩu
Ảnh minh họa |
Thị trường trong nước
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho thấy, lúa IR 504 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.300 - 7.400 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; lúa Nàng hoa 9 dao động 7.500 - 7.700 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Nhiều địa phương khác như Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang… bình quân giá lúa tươi tại ruộng dao động quanh mốc 7.200 - 8.000 đồng/kg. Thị trường lúa mới giao dịch sôi động hơn, nhiều bạn hàng hỏi mua trở lại.
Tại các kho gạo chợ tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, ở mức 12.400 - 12.500 đồng/kg; gạo Đài thơm 8 ở mức 12.800 - 12.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 11.900 - 12.000 đồng/kg; OM 380 11.500 - 11.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu Nhật ở mức 12.700 - 12.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21 ở mức 14.000 - 14.100 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 24 ở mức 14.500 - 14.700 đồng/kg.
Các chợ lẻ, giá gạo thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.500 - 19.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.
Thị trường thế giới
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tiếp tục đà giảm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 25% tấm ở mức 570 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn; gạo 5% tấm ở mức 594 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn; riêng gạo 100% tấm ổn định ở mức 498 USD/tấn.
Thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam cho thấy, từ đầu năm, giá lúa hạ 1.000 -1.300 đồng một kg. Các loại gạo tại kho cũng giảm 1.200-1.800 đồng, khiến giá gạo xuất khẩu điều chỉnh theo.
Lý do giá lúa, gạo xuất khẩu lao dốc, các chuyên giá trong ngành cho rằng, do nguồn cung trong nước dồi dào nhưng các đơn hàng nhập khẩu mới chậm. Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam chưa ký hợp đồng mới.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong nước liên tục lỗ vì giá lúa neo cao trong thời gian dài. Điều này buộc họ phải điều chỉnh giá mua ở mức phù hợp.
Trong khi đó, ông Đinh Ngọc Tâm, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May, nói lúa đang về lại đúng giá trị và nhu cầu thị trường sau thời gian tăng đột biến. Theo ông, mức 7.200-8.500 đồng một kg, nông dân đã có lời. Bình quân mỗi kg lúa, nông dân lãi 3.000-4.000 đồng (tùy giống).
Mặt khác, gạo Việt cũng chịu cạnh tranh với các đối thủ tại các thị trường xuất khẩu truyền thống Indonesia, Phillippines. Thái Lan đang tìm cách tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu vào Philippines, cạnh tranh với gạo Việt Nam./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Tình báo Anh cảnh báo về cuộc đua nắm quyền khống chế lĩnh vực AI
- ·Công bố phát hành khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất
- ·Đại học của Nhật Bản hợp tác xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam
- ·5 phút tối nay 5
- ·Nền tảng Make in Vietnam đồng hành cùng 7000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số
- ·Trông đợi những chính sách hỗ trợ giảm chi phí cho DN
- ·Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại VNPT
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·PVN hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng của năm 2017
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·iPhone 2023 sẽ dùng màn hình OLED của Trung Quốc
- ·Ai là chủ ví 'cá voi' lớn thứ ba thị trường Bitcoin?
- ·CEO Hòa Bình: Công ty không có hợp đồng nào với Vũ "Nhôm"
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·97 doanh nghiệp tham gia triển lãm đóng tàu Vietship 2018
- ·Vietnam Post ‘gia nhập’ thị trường tài chính số
- ·Saigon Co.op khai trương siêu thị Co.opmart thứ 95
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Tiềm năng từ công nghệ nhận diện khuôn mặt Make in Vietnam đạt chuẩn Mỹ