Bếp ăn nghĩa tình ở khu phố 5,ịtcádomạnhthườngquânủnghộđểnấucơmtặngngườinghèkqbd ana phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM do bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1956) sáng lập năm 2011, nay thuộc quản lý của Hội Phụ nữ phường.
Bà Thủy kể, năm đó, bà tham gia Ban điều hành khu phố 5, có dịp tham gia công tác xã hội, bà thấy nhiều hộ gia đình trong khu phố khó khăn. Họ phải chạy ăn từng bữa nhưng nhiều trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng, người nhà neo đơn thiếu ăn.
Vì vậy mỗi ngày bà đi chợ, nấu 50 suất cơm và cháo dinh dưỡng mang tặng trẻ em nghèo và người già neo đơn trong khu phố. Thấy việc làm của bà có ý nghĩa, nhiều chị, em cũng đến góp tiền và công sức.
|
Bà Trần Thị Thu Thủy (áo xanh) đang trao đồ ăn cho những người khó khăn trong khu phố. |
Từ ngày 27/4, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu bùng phát ở TP.HCM. Giữa tháng 6 vừa qua, tại hẻm 162, đường 42 của phường có một ca F0 nên chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa con hẻm này. Khu vực phong tỏa có 42 hộ gia đình và những người ở trọ. Cuộc sống của họ rất thiếu thốn, khó khăn.
|
Một điểm phong tỏa ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM. |
Bà Thủy cùng các chị em trong Hội phụ nữ đã tổ chức nấu ăn, tiếp tế cho người dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch tại đây. Các suất ăn hoàn toàn miễn phí. Con hẻm này hiện đã được dỡ phong tỏa.
Bước qua tháng 7, phường Bình Trưng Đông có thêm 11 điểm phong tỏa do liên quan đến các ca F0. Bà Thủy cho biết, những ngày qua, nhóm của bà chia nhau mỗi lần 5 người tổ chức nấu cơm để vừa đảm bảo giãn cách, vừa để việc làm thiện nguyện không bị gián đoạn. Họ chia nhau, người nấu cơm, người cho vào hộp, người mang đồ ăn đến điểm phong tỏa, người thống kê sổ sách, tiếp nhận ủng hộ của các mạnh thường quân.
“Mỗi ngày, nhóm chúng tôi nấu hơn 2.000 suất ăn, đưa đến các điểm phong tỏa. Để mọi người ăn ngon miệng, chúng tôi sẽ thay đổi món liên tục”, người sáng lập bếp ăn tình thương chia sẻ.
Bà Thủy cho biết, chi phí và nguyên liệu để nấu ăn do các mạnh thường quân đóng góp. Người ủng hộ 10 triệu, người 5 triệu, có người 100-500 ngàn đồng, người khác lại đóng góp gạo, cá, thịt, nước mắm, đường… Tất cả đều được bà cập nhật đầy đủ trên trang facebook cá nhân, để vừa gửi lời cảm ơn vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch.
|
Bà Thủy ghi chi tiết tiền, vật chất do mạnh thường quân ủng hộ lên bảng và facebook cá nhân để cảm ơn và công khai, minh bạch các khoản thu chi. |
|
Các món ăn được nhóm bà Thủy thay đổi liên tục. Nếu hôm nay, họ nấu thịt kho trứng, hôm sau sẽ là cá kho, đồ xào... |
|
Các túi thực phẩm được chuyển đến khu phong tỏa gửi cho người dân. |
|
Các chị em của bếp mỗi người một công việc và ngồi cách nhau 2m nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh. |
|
Việc nấu ăn được đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các nguyên tắc phòng chống dịch. |
|
Những phần ăn được đóng gói rồi gửi đến các khu phong tỏa cho các hộ dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch. |
|
Mỗi ngày, nhóm của bà Thủy sẽ có 5 người nấu ăn và sẽ luân phiên nhau để các chị em vừa làm tốt việc nhà, vừa có thể tham gia thiện nguyện. |
|
Một người bán vé số đến nhận gạo tại bếp tình thương. |
|
Một em bé đại diện bố mẹ đến bếp ăn tình thương nhận thực phẩm. |
|
Bà Thủy cho biết, trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhóm của bà nhận được nhiều đồ cứu trợ như: Gạo, mì tôm, rau củ...ở các nơi gửi về. Ngoài dùng để nấu, nhóm của bà chia ra các phần, gửi đến các điểm phong tỏa phát cho các hộ dân. |
|
Đây là bún thịt nướng được nhóm bà Thủy dùng để thay đổi món, tạo sự đa dạng cho bữa ăn. |
Tú Anh
Sài Gòn giãn cách không xa cách: Ồ ạt chuyển quà vào xóm trọ trước giờ G
Lo sợ người lao động nghèo, vô gia cư thiếu thực phẩm trong thời gian thành phố giãn cách, nhiều nhóm thiện nguyện ồ ạt chuyển quà, thực phẩm vào xóm trọ, khu cách ly.
(责任编辑:Thể thao)