【bảng xếp hạng vô địch quốc gia hy lạp】Quá tải hạ tầng đô thị và vấn đề trách nhiệm
* PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng trong những năm gần đây, tại nhiều thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, sự phát triển CSHT chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Đặng Hùng Võ: Theo quy tắc phát triển ở nhiều nước trên thế giới, bao giờ quy hoạch hạ tầng cũng đi trước một bước, từ đó người ta mới sắp xếp không gian đô thị tại đó như thế nào, phần nào là để phát triển các dịch vụ xã hội, phần nào là dành cho xây dựng các không gian ở… nhằm mục đích làm sao để CSHT đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đô thị tại khu vực đó.
Ông Đặng Hùng Võ |
Ở Việt Nam, những bản quy hoạch ban đầu cũng được xây dựng theo nguyên tắc đó. Tuy nhiên, một điểm khác của Việt Nam so với các nước là quy hoạch ban đầu luôn được điều chỉnh một cách rất tự phát. Việc điều chỉnh quy hoạch này có thể do những yếu tố khách quan tác động lên, song trong rất nhiều trường hợp là dựa trên sự đề nghị của các chủ đầu tư (CĐT) tư nhân, theo hướng có lợi nhất cho CĐT. Đơn cử như CĐT xin điều chỉnh nới rộng phần diện tích xây dựng nhà ở, thu hẹp phần diện tích dành cho hạ tầng, dịch vụ xã hội (khu vui chơi, diện tích trồng cây xanh hay các khoảng không xung quanh dự án…). Thậm chí, có CĐT không xin ai cả, tự ý thay đổi thiết kế, quy hoạch đã được phê duyệt. Việc tăng quá mức phần diện tích xây dựng không gian ở dẫn đến dân cư tập trung quá lớn, vượt quá sức chịu tải của CSHT tại khu vực đó. Thực trạng này đang tạo ra sự mất cân đối trong phát triển đô thị tại Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
* PV: Việc mất cân đối trong phát triển đô thị và phát triển CSHT tạo nên những hệ lụy như thế nào, thưa ông?
- Ông Đặng Hùng Võ:Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho rằng, “cái bóng” của tòa chung cư này đổ đến đâu thì tòa chung cư bên cạnh mới được “mọc” lên ở đó, tức là, khoảng cách giữa 2 tòa chung cư ít nhất phải bằng 2/3 chiều cao của tòa nhà. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, có thể nhìn thấy rất rõ ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM những “rừng bê tông” (tòa chung cư) mọc lên chi chít, san sát nhau, khoảng cách giữa các khối nhà có khi chỉ cách nhau khoảng hơn chục mét.
Thực trạng trên đang dẫn đến hệ lụy mà ai cũng có thể nhìn thấy rõ là kẹt xe, tắc đường thường xuyên xảy ra, tình trạng ngập úng sau mỗi trận mưa… Song song với đó, việc mất cân đối giữa phát triển CSHT và tốc độ phát triển đô thị còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân như không khí ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn, thiếu khu vui chơi cho trẻ em, thiếu cây xanh, hồ điều hòa, trường học, bệnh viện chưa đáp ứng đủ nhu cầu…
20.000 tỷ đồng
là tổng giá trị bất động sản "tồn kho", tính đến tháng 4/2019. Đặc biệt, một vấn đề cần lưu ý đó là hiện nay tại các đô thị lớn đang diễn ra quá trình di chuyển dân cư rất lớn từ các tỉnh, vùng ven mà chưa có những biện pháp kiểm soát tốt. Tập trung nhiều lao động giản đơn hơn là lao động chất lượng cao. Trong khi chúng ta phải thấy rằng, tại đô thị rất cần lao động chất lượng cao, song chúng ta hiện chưa chọn lọc được lao động chất lượng cao, mà tất cả đang rất bình đẳng trong việc chuyển dịch. Tại các nước đã thành công trong quá trình đô thị hóa, thường có công cụ “lọc” lao động chất lượng cao (điển hình là sử dụng công cụ thuế). Sự thực đô thị rất cần lao động đơn giản, nhưng tỷ lệ này quá cao lại là gánh nặng cho đô thị. Chúng ta sẽ không đáp ứng được hạ tầng, dịch vụ công cộng cho một đô thị chật hẹp đang chứa lượng dân số quá lớn. Các nhà quản lý cần thấy rõ điều đó. Hệ lụy này mang tính “bi kịch” cho đô thị Việt Nam…
* PV: Với những hệ lụy tiêu cực như trên, theo ông, cần có giải pháp như thế nào để cân bằng mối tương quan giữa phát triển đô thị và phát triển CSHT?
- Ông Đặng Hùng Võ:Như trên tôi đã phân tích, việc quy hoạch hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị phần nguyên nhân quan trọng là do bản quy hoạch ban đầu luôn được điều chỉnh, trong đó đa số là xuất phát từ đề nghị của CĐT tư nhân. Vậy câu chuyện ở đây, dư luận có thể đặt câu hỏi về việc có hay không sự tham nhũng, chung chia lợi ích giữa một số cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước – doanh nghiệp để phê duyệt những bản quy hoạch điều chỉnh “phá nát” quy hoạch ban đầu. Do đó, tôi cho rằng, trước hết cần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, làm sao để đảm bảo những cán bộ công chức Nhà nước phải bảo vệ lợi ích chung của đất nước, xã hội, chứ không phải cho một nhóm cá nhân nào.
Về mặt cơ chế chính sách, tôi cho rằng, cần gia tăng những quy định cụ thể, chi tiết để quản lý chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, để được điều chỉnh quy hoạch ban đầu họ có cả “bó” những tiêu chí rất cụ thể dựa trên căn cứ tổng thể tất cả các khía cạnh như sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường… của khu vực đó. Đặc biệt, đối với các nước họ luôn có một hệ thống giám sát, đánh giá gồm những chuyên gia độc lập, với nhiệm vụ là phân tích, đánh giá bản quy hoạch cũ xem bất hợp lý ở đâu, đánh giá bản điều chỉnh quy hoạch có thể khắc phục những điểm bất cập đó như thế nào, rồi cả thu nhận ý kiến phản hồi của người dân tại khu vực dự kiến được điều chỉnh quy hoạch… Cuối cùng, thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch không phải là chính quyền địa phương mà là dựa trên sự đánh giá của cả hội đồng chuyên gia, chính quyền địa phương chỉ có thẩm quyền ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở ý kiến của hội đồng…
Tôi cho rằng, những kinh nghiệm tốt như vậy từ nhiều nước trên thế giới cần được các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam nghiên cứu, xem xét, lựa chọn học tập để có những sự điều chỉnh, bổ sung trong các pháp luật chuyên ngành như Luật Quy hoạch… Bởi, hiện Luật Quy hoạch của ta không có những quy định cụ thể, chặt chẽ về điều chỉnh quy hoạch. Luật chỉ quy định người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì được phê duyệt điều chỉnh. Luật không có quy định cần hội đồng thẩm định, đánh giá tác động….
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Hai xét nghiệm di truyền thai phụ tuyệt đối không bỏ lỡ
- ·QLTT tạm giữ hơn 300 bình khí gas LPG đã qua sử dụng không đảm bảo an toàn
- ·'Kéo' thẳng lưng cho người đàn ông mang dáng hình con tôm suốt 22 năm
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Tìm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Trung tâm dạ
- ·Tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên: Chờ “luồng gió” mới
- ·Thêm 8 người mắc Covid
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Những mặt hàng xuất khẩu chính tháng 1/2017
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Lý do khiến người đàn ông bị nhồi máu cơ tim khi mới 33 tuổi
- ·Bắt đầu bán xăng RON 95
- ·Cứu người đàn ông ở Cần Thơ mang nhóm máu cực hiếm
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Ung thư vòm họng nguy hiểm thế nào?
- ·Bệnh viện Quảng Nam điều trị 10 ca nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'
- ·Vì sao chưa áp dụng biện pháp phòng vệ với phân ure nhập khẩu?
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Kênh đầu tư vàng có “an toàn"?