【tỉ lệ kèo bóng đá】Thông tin “63 giáo viên không được hỗ trợ chi phí đào tạo sau đại học” là không chính xác
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đinh Mạnh Hùng trả lời tại cuộc họp báo. |
Tại buổi Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý II/2024 của UBND TP. Hà Nội tổ chức chiều 26/6, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Lưu Hoa đã cung cấp một số thông tin về vụ việc 63 giáo viên không được hỗ trợ chi phí đào tạo sau đại học.
Theo bà Trần Lưu Hoa, thực hiện Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND TP. Hà Nội giai đoạn 2019 - 2020. Năm 2020, Sở GD&ĐT được giao 80 chỉ tiêu cán bộ, giáo viên đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của thành phố.
Căn cứ tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND, Sở GD&ĐT đã tổ chức thu hồ sơ, xét chọn 63 cán bộ quản lý và giáo viên trúng tuyển sau đại học năm 2019 đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.
Ngày 14/02/2020, Sở GD&ĐT có Công văn số 462/SGDĐT-TCCB về việc cử viên chức đi học sau đại học năm 2019 bằng nguồn kinh phí của thành phố kèm theo danh sách trích ngang của 63 người và 63 hồ sơ gửi Sở Nội vụ. Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND TP. Hà Nội xem xét và cho phép 63 viên chức có tên trong danh sách được cử đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí của thành phố.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc làm rõ vụ việc 63 giáo viên tố bị "xù" tiền hỗ trợ đào tạo học thạc sĩ. |
Ngày 25/4/2024, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 1230/UBND-NC giao Quỹ ưu đãi, khuyến khích và đào tạo tài năng TP. Hà Nội với nội dung tiếp tục chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được UBND TP. Hà Nội quyết định cử đi đào tạo, quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND thành phố và Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND thành phố) trình TP. Hà Nội ban hành sau khi Luật Thủ đô sửa đổi có hiệu lực thi hành. Quyết định cử đi học sau đại học của UBND TP. Hà Nội là căn cứ pháp lý để Quỹ Ưu đãi, khuyến khích và đào tạo tài năng TP. Hà Nội chi trả kinh phí hỗ trợ.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa thông tin tại họp báo. |
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa khẳng định, đối với 63 trường hợp là cán bộ quản lý và giáo viên nêu trên chưa được UBND TP. Hà Nội quyết định cử đi học do đó không thuộc đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học từ nguồn Quỹ Ưu đãi, khuyến khích và đào tạo tài năng TP. Hà Nội.
Đồng tình với ý kiến của Sở GD&ĐT, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đinh Mạnh Hùng khẳng định thông tin “63 giáo viên không được hỗ trợ chi phí đào tạo sau đại học” là không chính xác.
Ông Đinh Mạnh Hùng cho biết thêm, căn cứ vào Luật Thủ đô 2012; Nghị định số 18 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư 03 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18 của Chính phủ; Nghị quyết 14 của HĐND thành phố cụ thể nghị định của Chính phủ và thông tư của bộ trên cơ sở đó có chính sách cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng trình độ thạc sĩ trong nước.
Để hưởng Quỹ ưu đãi, thành phố đã có các quyết định về ban hành quy chế hoạt động Quỹ đầu tư, khuyến khích các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, người có trình độ cao tham gia cống hiến phát triển Thủ đô… Như vậy chính sách này là chính sách đặc thù.
“Quỹ này ngoài ngân sách nhà nước, không phải 100% của UBND thành phố và có nguồn đóng góp, tài trợ của tổ chức và cá nhân. Do đó, các đối tượng hưởng quỹ phải lựa chọn theo quy trình, 63 trường hợp nêu chưa có quyết định của UBND thành phố nên quỹ chưa cơ sở để chi trả”-Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội nói.
Theo báo chí phản ánh, vào năm 2019, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành nhiều quyết định về việc cử 63 giáo viên thuộc nhiều trường THPT trên địa bàn đi học thạc sĩ. Sau thời gian thời gian học tập tại các trường đại học chính quy, 63 giáo viên đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng thạc sĩ theo chuyên ngành đã trúng tuyển trước đó. Năm 2020, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã triệu tập các giáo viên tới hoàn tất hồ sơ để nhận kinh phí hỗ trợ. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm chờ đợi, 63 giáo viên thuộc diện được Sở GD&ĐT Hà Nội cử đi học thạc sĩ, đã hoàn thành chương trình học rất bất ngờ khi hay tin không được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, doanh nghiệp
- ·Sân chơi hay dành cho gia đình
- ·Tôn vinh đờn ca tài tử
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·“Đấu trường siêu Việt”
- ·Bài thơ của một người yêu nước mình
- ·Vào đợt tuyên truyền quan trọng
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Tăng cường kiểm tra lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·“Đi coi tuồng cải lương” thêm tự hào về nghệ thuật truyền thống...
- ·Thị trấn 66 ngày không thấy mặt trời
- ·Gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng cho sự kiện văn hóa đặc biệt
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Thế hệ nhà văn trẻ tìm lối đi riêng
- ·Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch nổi bật
- ·Bolero là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Xôn xang mùa Xuân