【nhận định sporting lisbon】Khó tìm lao động nghề biển
Có phương tiện và đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến đi biển nhưng ngư phủ lại bỏ trốn sau khi ứng tiền của chủ. Thiếu ngư phủ, phương tiện không thể ra biển, hoặc ra biển chậm thời gian. Việc này gây khó khăn cho nhiều tàu cá ở các cửa biển trong tỉnh.
Có phương tiện và đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến đi biển nhưng ngư phủ lại bỏ trốn sau khi ứng tiền của chủ. Thiếu ngư phủ, phương tiện không thể ra biển, hoặc ra biển chậm thời gian. Việc này gây khó khăn cho nhiều tàu cá ở các cửa biển trong tỉnh.
Cửa biển Cái Ðôi Vàm hiện có trên 200 phương tiện hoạt động các nghề câu, giã cào, nghề đóng đáy hàng khơi và lưới ba (lưới rê trôi). Trong đó, có 22 phương tiện hoạt động nghề lưới ba. Ðể hoạt động được nghề này, tuỳ khả năng mà các chủ phương tiện sắm dàn lưới lớn hay nhỏ.
Thường từ ngày 17-20 âm lịch hằng tháng là tất cả phương tiện hoạt động xa bờ đều ra biển. |
Ông Trần Minh Thế, Khóm 4, thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, gia đình ông có 1 phương tiện hoạt động nghề lưới ba. Chiều dài của đường lưới gần 10 km. Chi phí nhiên liệu, lương thực, thực phẩm phục vụ cho 8-10 người trong thời gian đánh bắt (từ 7-10 ngày) hết khoảng 20 triệu đồng. Nếu chuyến nào đánh bắt hiệu quả, trừ chi phí, ông còn thu nhập 8-12 triệu đồng. Tính toán như vậy đã có lời, nhưng 1 tháng chỉ hoạt động 1 chuyến, hoặc chuyến sau chỉ hoà vốn, bù qua bù lại cũng chẳng có thu nhập là bao. "Nhưng ở biển mà không bám biển thì làm gì bây giờ", ông Thế than phiền.
Cũng theo ông Thế, mấy năm gần đây, nguồn lợi biển khan hiếm, bên cạnh đó số phương tiện của các tỉnh khác tập trung về vùng biển Cà Mau đánh bắt ngày càng đông, số khác thì hoạt động sai ngành nghề, sai vùng tuyến dẫn đến tranh chấp ngư trường nên càng gây thêm khó khăn cho nghề lưới. Ðã vậy, tình trạng ngư phủ bỏ chủ và ôm theo tiền ứng cũng làm cho không ít chủ phương tiện lao đao.
Chỉ từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ông Thế đã cho gần 20 lượt ngư phủ ứng trước tiền công lên đến hơn 100 triệu đồng, nhưng họ chỉ làm cho ông được vài chuyến, sau đó bỏ trốn đi nơi khác.
Cũng tình trạng này, ở cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, số chủ phương tiện bị ngư phủ ứng tiền rồi bỏ trốn, hoặc chuyển sang phương tiện khác thì đếm không hết. Có những chủ phương tiện "chịu hết nổi" phải bán phương tiện, bỏ nghề biển mặc dù đó là nghề ông cha để lại.
Anh Huỳnh Văn Tài, Khóm 4, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có 2 phương tiện hoạt động nghề lưới vây, mỗi phương tiện đầu tư trên 3 tỷ đồng. Mỗi chuyến đi biển cần từ 15-20 ngư phủ, chi phí mỗi chuyến lên đến vài trăm triệu đồng. Trước khi ra biển, mỗi ngư phủ ứng ít nhất 5 triệu đồng, nếu chuyến biển đó trúng thì ngoài trả công theo thoả thuận, có thể cho ngư phủ luôn số tiền đã ứng. Nhưng nếu chuyến đó lỗ thì phải cho họ ứng thêm 5-7 triệu nữa gọi là gối đầu.
Dù được ứng tiền trước nhưng không ít ngư phủ nhận tiền rồi bỏ sang phương tiện khác. Ðể có đủ ngư phủ đi biển thì phải tìm ngư phủ khác thế vào và người mới tiếp tục ứng tiền trước… Cứ như vậy, tình trạng này kéo dài hàng chục năm nay. Ngoài lỗ vốn khi bán 2 phương tiện gần 3 tỷ đồng thì số tiền mà ngư phủ ứng của anh Huỳnh Văn Tài lên đến 1,5 tỷ đồng cũng không thể nào lấy lại được. Không chỉ gia đình anh Tài mà hầu hết những ông chủ ở cửa biển này đều chung hoàn cảnh bị ngư phủ thiếu nợ.
Có nhiều trường hợp chủ phương tiện đã cho ứng tiền và tàu chuẩn bị nhổ neo, thì ngư phủ nhảy lên bờ lấy lý do chờ mua gói thuốc, gói bánh nhưng thật sự là bỏ trốn sang tìm chủ phương tiện khác. Nhiều trường hợp đã xảy ra nhưng không thể nào xử lý được, vì đa số lao động là người từ địa phương khác, không nghề nghiệp ổn định tìm về các cửa biển để làm ngư phủ. Nhiều chủ phương tiện khi tìm gặp được những ngư phủ đã lừa mình nhưng chỉ ngồi năn nỉ để họ trả lại tiền theo hình thức trả góp hoặc quay lại đi làm. Cũng có trường hợp quay lại nhưng chỉ một vài chuyến rồi lại trốn.
Cửa biển Sông Ðốc ngày đêm vẫn tấp nập phương tiện ra vào hoạt động và thuỷ sản là nguồn thu đóng góp ngân sách chính của địa phương. Thị trường lao động ở các cửa biển đang là bài toán khó không chỉ cho các chủ phương tiện mà kể cả các cơ quan chức năng. Bởi lẽ, ở đây lao động không có cơ quan nào quản lý, khi đến xin việc họ chỉ có giấy chứng minh Nhân dân, số khác chỉ có giấy xác nhận của địa phương về danh tính, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thay thế tạm thời cho CMND bị mất, bị hư.
Tình trạng thiếu lao động và làm gì để giữ chân được lao động thật sự đang là bài toán vô cùng khó khăn đối với các chủ phương tiện làm nghề đánh bắt thuỷ sản ở Cà Mau hiện nay./.
Bài và ảnh: Anh Vy
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết hút khách hàng Hà Nội
- ·Căn nhà xếp khối lạ mắt ở Sài Gòn
- ·Bộ trưởng Tài chính Đức sẽ tiêm vaccine ngừa COVID
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Nhà gần hồ ngày càng được khách mua ưa chuộng
- ·Vượt tiến độ 5 tháng, Samland Airport bàn giao nhà sớm
- ·Thời tiết nồm ẩm: tuyệt chiêu giúp nhà khô ráo, thoáng mát
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Khám phá căn hộ mẫu Anland Complex
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Green Bay Premium Hạ Long vào ‘tầm ngắm’ của giới đầu tư
- ·Ocean Dunes: Chưa cam kết lợi nhuận, vẫn đắt khách đầu tư
- ·Tổng rà soát hoạt động nhà chung cư trên toàn thành phố Hà Nội
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Phong thủy: Màu sắc tối kỵ cho cửa chính không thể không biết
- ·Mỹ và Trung Quốc đối thoại cấp cao nhằm khôi phục quan hệ song phương
- ·Dự án Thanh Hà Cienco 5 bị kiểm tra đột xuất
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Không thể tin nổi: mua căn hộ 2 phòng ngủ chỉ với... 28 nghìn đồng