会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty sô truc tuyên】Công tác quản lý đất đai còn nhiều lỏng lẻo, bài 2!

【ty sô truc tuyên】Công tác quản lý đất đai còn nhiều lỏng lẻo, bài 2

时间:2025-01-12 08:42:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:345次

Báo Cà Mau(CMO) Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 9/1/2013 và Quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017. Đồng thời, kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của 8 huyện và TP Cà Mau đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, quy hoạch là vậy nhưng tình trạng sử dụng đất sai mục đích đang diễn ra ở nhiều nơi.

Bài 2: Nhiều nơi sử dụng đất sai mục đích

Được biết, tình trạng sử dụng đất sai mục đích không chỉ xảy ra trên đất nông nghiệp, đất đô thị mà cả đất lâm nghiệp cũng đang bị chuyển đổi trái phép với diện tích khá lớn.

Theo số liệu cập nhật diễn biến rừng năm 2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp ở khu vực rừng ngập mặn khoảng 110.448 ha. Trong đó, diện tích có rừng 56.402 ha, không có rừng 54.045 ha, nằm trên địa bàn 6 huyện: Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Trần Văn Thời và U Minh.

Đất lâm nghiệp bị chuyển đổi trái phép

Thực hiện chủ trương cho các doanh nghiệp đủ năng lực được thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, bảo tồn loài, nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao trong rừng ngập mặn góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong vùng. Tuy nhiên, bên cạnh một số doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định, nhất là việc trồng rừng thay thế, còn không ít doanh nghiệp, hộ gia đình tự động chuyển đổi mục tích đất lâm nghiệp.

Tiêu biểu như trường hợp Công ty Trường Khánh thuê đất để thực hiện đầu tư du lịch sinh thái kết hợp gây nuôi động vật hoang dã, nhưng do không đủ năng lực nên chưa thực hiện đúng các hạng mục dự án đầu tư. Tỉnh phải tiến hành thu hồi. Hay như tình trạng một số tổ chức, cá nhân thuê đất, nhận khoán đất rừng, trong quá trình thực hiện dự án chưa thực hiện tốt công tác quản lý diện tích rừng được giao khiến cây rừng bị chết do ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường và tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh. Câu chuyện rừng đước bị chết tại khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vào khoảng từ tháng 9-10/2017 là một minh chứng.

Nhiều dự án giao đất, cho thuê đất không thực hiện đúng cam kết, buộc tỉnh phải tiến hành thu hồi. (Ảnh: Đất trong dự án nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản của Công ty Mỏ Ó - Sóc Trăng).

Cụ thể, cuối năm 2017, trên khu vực rừng đước của 3 hộ dân nhận khoán đất rừng lâm phần Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau xảy ra tình trạng cây bị chết với diện tích khoảng 1,05 ha, thuộc phân khu phục hồi sinh thái. Hộ ông Trương Văn Hùng (Tiểu khu IV B) có 0,3 ha cây chết với khối lượng ước khoảng 3,7 m3; hộ ông Nguyễn Hoà Bình (Tiểu khu IV B) có 0,32 ha cây chết, khối lượng 3,51 m3; hộ ông Tô Chí Nguyện (Tiểu khu IV B) có 0,43 ha cây chết với khoảng 1.167 cây đước. Nguyên nhân được xác định là trong quá trình sản xuất, các hộ này không thực hiện tốt biện pháp tiêu thoát nước, dẫn đến tình trạng nước bị ứ đọng lâu ngày gây ra hiện tượng úng, môi trường thay đổi làm cây chết.

Không chỉ vậy, tình hình phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp tự phát của các hộ gia đình trên lâm phần rừng ngập mặn cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Qua tìm hiểu của phóng viên, thời gian qua có khoảng 88 hộ với 32,58 ha giao khoán thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển quản lý, người dân đã tiến hành đào ao nuôi tôm công nghiệp. Trong đó, theo phương án tách tôm -  rừng của huyện Ngọc Hiển là 41 hộ (17,94 ha), ngoài phương án là 47 hộ (14,64 ha), tập trung nhiều ở khu vực ven các sông, rạch, biền... là nơi triển khai trồng rừng khó khăn.

Tương tự trong khu vực đất lâm nghiệp của rừng tràm U Minh Hạ, việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đang diễn ra ở nhiều nơi. Trong số đó, trường hợp 66 hộ dân thuộc tuyến kênh xáng Minh Hà, xã Khánh An, huyện U Minh tự ý đưa nước mặn vào đất nông nghiệp, đất rừng để nuôi tôm là vụ khá nổi cộm và đã kéo dài nhiều năm.

Tuyến Khánh Hà từ T13-T19 đi qua địa bàn 3 ấp: 11, 12 và 13, xã Khánh An, huyện U Minh. Toàn tuyến có khoảng 73 hộ nhận khoán đất rừng với tổng diện tích đất sản xuất kết hợp (30%) khoảng 136 ha. Tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào phần diện tích kết hợp để nuôi tôm diễn ra từ năm 2002. Ban đầu chỉ vài hộ nhưng đến nay đã lên đến 66 hộ.

Liên quan đến thực trạng này, Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết, huyện đã áp dụng nhiều biện pháp để xử lý, từ tuyên truyền vận động, lập biên bản xử phạt hành chính cho đến cả việc không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… nhưng đến giờ này vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. “Để đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và bảo vệ rừng, các ngành chức sớm xem xét đào mới tuyến kinh hậu 300 để tách lúa ra khỏi rừng cũng như xây dựng thêm cống”, ông Dư Bé Ba kiến nghị.

Nhiều sai phạm về mục đích sử dụng đất

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã tiến hành rà soát, kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê trên địa bàn tỉnh. Kết quả rà soát cho thấy, đã có nhiều sai phạm trong mục địch sử dụng đất được giao. Tổng số 3.459 thửa đất, khu đất với diện tích 3.002 ha do 1.523 tổ chức quản lý, sử dụng đã có 197 khu đất, thửa đất với diện tích 294 ha cho thuê, cho mượn không đúng quy định; 318 khu đất, thửa đất với diện tích 234 ha đang tranh chấp hoặc bị lấn chiếm; 179 khu đất, thửa đất với diện tích 290 ha đất sạch chưa đưa vào khai thác, sử dụng.

Việc quản lý, sử dụng đất của Công ty Cổ phần Mía đường Tây Nam tại xã Khánh An, huyện U Minh là một trong những trường hợp đó. Kết luận thanh tra số 27/KL-STNMT ngày 3/4/2018 của Sở TN&MT xác định: Công ty Cổ phần Mía đường Tây Nam có nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất được thuê theo Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan xác lập hồ sơ, tham mưu, đề xuất, trình UBND tỉnh thu hồi đất đối với Công ty Mía đường Tây Nam và xử lý các vấn đề có liên quan theo quy định.

Dự án nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi của Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thuỷ hải sản Mỏ Ó - Sóc Trăng là một ví dụ khác. Việc giao đất để doanh nghiệp đầu tư các dự án, nhưng do thiếu kiểm tra, giám sát nên doanh nghiệp không thực hiện theo cam kết ban đầu, thậm chí vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất, phải tiến hành thu hồi.

Ngoài ra, trong 2 năm 2016-2017 còn phát hiện 206 hộ gia đình, cá nhân và 65 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện U Minh sử dụng đất sai mục đích và xây dựng nhà trái phép; 5 cơ sở sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Khu công nghiệp Hoà Trung); 5 cơ sở vi phạm sử dụng đất sai mục đích và 8 cơ sở, doanh nghiệp lấn chiếm đất đai trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn xã Khánh Hải và thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Qua đó, các cơ quan chức năng đã yêu cầu 13 cơ sở thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, với số tiền nộp ngân sách 5,9 tỷ đồng; đồng thời, ban hành 16 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 50 triệu đồng.

Thời gian này, UBND các huyện, thành phố đã thành lập 12 đoàn (tổ) kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Qua đó, đã phát hiện 2.060 trường hợp vi phạm; đã kiến nghị cấp thẩm quyền thu hồi 1,2 ha đất do giao đất không đúng thẩm quyền và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 150 triệu đồng...

Từ những con số trên có thể thấy, vi phạm về sử dụng đất sai mục đích thời gian qua khá phổ biến. Vi phạm diễn ra trên nhiều đối tượng, từ hộ cá nhân, gia đình cho đến doanh nghiệp và cả những nhà đầu tư lớn. Từ thực trạng này, đòi hỏi các ngành chức năng có giải pháp siết chặt công tác quản lý đất đai trong thời gian tới./.

Nguyễn Phú

Bài 1: LÃNG PHÍ ĐẤT CÔNG

Bài 3: SIẾT CHẶT QUẢN LÝ CÁC LOẠI ĐẤT

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
  • Trung Quốc lại đột phá phát minh, tạo ra pin lithium thể rắn mới
  • Hành trình 1 năm Xanh SM đồng hành cùng Quỹ Vì tương lai xanh
  • Mấu chốt lớn nhất giải bài toán 'xanh hóa' trong xử lý, tái chế chất thải rắn
  • Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
  • Lộ trình chuyển hoàn toàn sang xe điện của 5 hãng quen thuộc với người Việt
  • Sếp Duy Tân Recycling: Mỗi ngày gom 180 tấn chai nhựa thải ra môi trường
  • Góp ý dịch vụ của Xanh SM, khách có thể nhận tới 5 triệu đồng
推荐内容
  • Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
  • Chuyển đổi xanh, kinh tế xanh là điều kiện sống còn để phát triển bền vững
  • Những ý tưởng độ VinFast VF 3 cực ngầu, dự báo các cửa hàng xe kiếm bội tiền
  • Doanh nghiệp 'lãi' khi giảm rác thải nhựa
  • Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
  • Mấu chốt lớn nhất giải bài toán 'xanh hóa' trong xử lý, tái chế chất thải rắn