【bd tl phap】Tỷ lệ lạm phát tại Canada cao kỷ lục trong 3 thập kỷ
Giá thực phẩm tăng cao là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát tại Canada. |
Theo các chuyên gia kinh tế, giá cả bị đẩy lên vì nhiều lý do như: Biện pháp giãn cách để kiểm soát đại dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng; tình trạng thiếu lao động khiến lương tăng và nhu cầu với nhiều loại hàng hóa cũng tăng vọt.
Kết quả khảo sát do Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) cho thấy, trong bối cảnh thiếu hụt lao động và các cú sốc về nguồn cung đẩy giá cả lên cao, hầu hết doanh nghiệp và người tiêu dùng đều lo ngại lạm phát sẽ kéo dài. Hiện 2/3 doanh nghiệp của nước này dự đoán lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 3% trong 2 năm tới. Đây là áp lực khiến BoC có thể phải sớm đưa ra giải pháp nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Bởi nhiệm vụ của BoC là phải duy trì lạm phát 2%, hoặc trong phạm vi mục tiêu 1-3% mà chính phủ đề ra cho giai đoạn đến cuối năm 2026. Giới phân tích dự báo, thay vì giữ nguyên lãi suất ở mức 0,25% kể từ những ngày đầu của đại dịch tới nay, BoC có thể bắt đầu tăng lãi suất vào tuần tới, mở đầu cho tổng cộng 6 đợt tăng trong năm nay, đưa lãi suất chủ chốt lên 1,75%.
Theo nhận định của Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), bất chấp các tín hiệu phục hồi, Canada vẫn tiếp tục đối mặt với các vấn đề về cơ cấu, chuyển đổi năng lượng và chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, hậu quả từ cuộc khủng hoảng Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân tài chính của Canada, với tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của chính phủ liên bang tăng từ 31,2% trong giai đoạn 2019-2020 lên 50,7% trong năm 2022-2023. Điều này đòi hỏi một lộ trình cụ thể trong giai đoạn trung hạn để quản lý nợ nhằm tránh rủi ro đối với sự bền vững tài khóa và trấn an thị trường.
Bên cạnh đó là những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Canada đang phải đối mặt. Theo ông Michael Tremblay, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tại Tập đoàn Đầu tư Ottawa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đóng góp đáng kể (50%) vào GDP của Canada. Tuy nhiên, bất chấp vai trò quan trọng của họ trong nền kinh tế Canada, chỉ 11,7% doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xuất khẩu hàng hóa, do những thách thức trong việc xác định và theo đuổi các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường quốc tế.
Trong thời gian tới, Chính phủ Canada cần xúc tiến nhiều chương trình để tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng mới và các cơ hội trao đổi thương mại. Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế Canada.
Theo dự đoán của tạp chí Forbes, tăng trưởng kinh tế của Canada năm 2022 chỉ vào khoảng 3,8%. Nếu chính phủ Canada nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục, bức tranh kinh tế nước này sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong năm 2023./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Bộ CHQS tỉnh Bình Phước: Cụm thi đua cơ quan sơ kết hoạt động thi đua 6 tháng
- ·Ô tô hất xe máy ngã dúi dụi trong tình huống "kẻ tám lạng, người nửa cân"
- ·Thắm tình hữu nghị
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Hạnh phúc với nghề
- ·Ngày 6
- ·Đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nghiêm túc, trung thực, công bằng
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 03, 04 của HĐND tỉnh tại Đồng Phú
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Ký kết hợp đồng tài trợ giải Bình Phước Marathon lần thứ I năm 2023
- ·Nhiều giải pháp quan trọng phát triển vùng Đông Nam Bộ
- ·Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Lộc Ninh: Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện tổ chức Đại lễ Phật đản
- ·Bayer tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán hình ảnh
- ·Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 7 dự thảo nghị quyết