【kết quả giải laliga】TP.HCM: Kiểm tra chặt việc niêm yết giá
Không bán theo giá niêm yết
Dạo quanh một vòng quanh một số chợ,ểmtrachặtviệcniêmyếtgiákết quả giải laliga trung tâm thương mại tại TP.HCM, chúng tôi nhận thấy việc niêm yết giá của các cửa hàng cũng khá nhiều, nhưng phần nhiều không bán theo giá niêm yết.
Các mặt hàng được niêm yết chủ yếu là gạo, thịt bò, thịt lợn, trứng, các loại ngũ cốc, ô mai, hay các loại sản phẩm khô… nhưng niêm yết không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có những bảng niêm yết giá chi chít những chữ viết lộn xộn và nhòe nhoẹt, rất khó đọc; cũng có những chủ kinh doanh làm bảng niêm yết giá cho có lệ nhằm che mắt cơ quan chức năng, không điều chỉnh giá thường xuyên mà “viết một lần, dùng dài dài”. Cả một gian hàng với hàng trăm mặt hàng nhưng nhiều tiểu thương chỉ niêm yết sơ sài trong một cái bảng bằng bảng cá nhân của học sinh tiểu học.
Khảo sát ở một số chợ trên địa bàn TP.HCM cho thấy, các loại mặt hàng rau củ hầu hết đều không được niêm yết đầy đủ. Khi được hỏi, chị Phan Thị Liên, chủ một sạp rau ở chợ Thái Bình, quận 1 cho rằng việc niêm yết giá rất phiền phức bởi giá cả biến động hàng ngày.
Theo chị, những mặt hàng lớn mới cần niêm yết, còn bán mấy mặt hàng nhỏ lẻ như chị thì cần gì, bởi người mua nhiều lúc chỉ mua có mấy cọng hành ngò hay vài quả ớt, rất khó để niêm yết giá cho rõ ràng, người bán người mua chủ yếu thương lượng, trao đổi với nhau. Cũng có nhiều sạp rau bày rất nhiều loại rau nhưng chỉ có duy nhất một bảng niêm yết với một loại rau duy nhất, họ chỉ đề giá của loại nào rẻ nhất, chủ yếu là rau muống hoặc những loại rau củ sắp hư hỏng cần bán gấp.
Chị Thu Hương bán cá ở chợ Tân Định, quận 1 cho biết, khách hàng của chị chủ yếu là người quen, họ mua thường xuyên nên cũng biết hết giá, khi nào có sự thay đổi thì chị sẽ điều chỉnh lại, thậm chí nhiều người còn không cần hỏi giá, cứ chọn xong rồi cân lên và trả tiền nên việc niêm yết giá đối với chị là không cần thiết.
Thịt là mặt hàng được niêm yết giá khá phổ biến, nhưng không phải giá niêm yết lúc nào cũng đồng nghĩa là giá bán. Bà Tống Thị Huê bán thịt ở chợ Thái Bình, quận 1 cho hay, thực hiện việc niêm yết giá thế thôi chứ nhiều lúc bà bán còn rẻ hơn so với giá niêm yết, giá cả đa phần lúc nào cũng có sự chênh lệch nhau, khách hàng vào mua vẫn cứ trả giá, thêm bớt là chuyện bình thường. Ngoài ra vẫn còn nhiều sạp hàng không niêm yết giá.
Không chỉ ở các chợ mà các điểm mua sắm cao cấp cũng còn tồn tại tình trạng đó, trung tâm mua sắm Saigon Square được mệnh danh là “thiên đường mua sắm tại TP.HCM”, nơi chuyên bán các mặt hàng thời trang nhưng nhìn chung việc niêm yết giá ở đây vẫn còn nhiều bất cập, giá niêm yết và giá bán còn có sự chênh lệch nhau, khách mua hàng chủ yếu vẫn phải mặc cả với người bán…
Siết chặt kiểm tra việc niêm yết giá
Theo Sở Tài chính TP.HCM, thời gian qua, đơn vị đã tổ chức mạng lưới thu thập thông tin tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và một số tụ điểm. Đồng thời, phối hợp với UBND quận, huyện thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giá cả thị trường (2 lần/ tuần danh mục gồm 64 mặt hàng) và giá vật liệu xây dựng (1 lần/ tuần danh mục gồm 21 mặt hàng) để kịp thời nắm bắt diễn biến tình trạng giá cả, nhất là các loại mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa bình ổn thị trường của thành phố. Hiện TP.HCM đã có 108 doanh nghiệp thực hiện việc đăng kí giá, kê khai giá trên địa bàn TP.HCM và đã thực hiện 517 hồ sơ đăng kí, kê khai lại giá.
Năm 2012 vừa qua, Sở Tài chính đã phối hợp với UBND các quận, huyện và các ngành chức năng tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kiểm tra chuyên đề từng ngành hàng, mặt hàng và phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống, nơi mua bán tập trung, các cửa hàng, đại lí, siêu thị tham gia chương trình bình ổn giá, các điểm dịnh vụ giữ xe tại các chợ, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí, các cửa hàng, đại lí, các mặt hàng sữa, sắt thép xây dựng… Kết quả đã kiểm tra 3.439 điểm, lập biên bản 430 vụ, ra quyết định xử phạt 381 vụ, với tổng số tiền xử phạt là 2,289 tỉ đồng.
Trong năm 2013, Sở Tài chính TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, trọng tâm là kiểm soát thực hiện cơ chế đăng kí giá, kê khai giá đối với danh mục các nhóm mặt hàng thuộc diện bình ổn giá và các nhóm mặt hàng, dịch vụ phải đăng kí, kê khai giá. Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường để tham mưu kịp thời cho UBND TP.HCM, kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật về giá./.
Thiên Lý
(责任编辑:Thể thao)
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2019
- ·Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phải cách ly vì trợ lý mắc COVID
- ·Đưa gần 280 công dân Việt Nam từ một số nước châu Âu về nước
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Bước chuyển mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam
- ·Đưa 266 công dân Việt Nam từ Kuwait, Qatar, Ai Cập về nước
- ·Giáo hoàng Francis kêu gọi chống chủ nghĩa dân tộc vắcxin
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Thủ tướng Anh khẳng định sẽ sửa đổi luật nếu cần để ngăn chặn khủng bố
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Thế giới có hơn 15,3 triệu ca nhiễm COVID
- ·Ngày 7/10: Giá vàng thế giới và vàng miếng SJC trong nước cùng giảm nhẹ
- ·Ngày 19/12: Giá vàng trong nước đi ngang, vàng thế giới biến động trái chiều
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·“Bóng dáng” thương chiến Mỹ
- ·Luật Hợp tác xã 2012 đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới
- ·Ðề nghị bó gọn cáp
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế tập thể