【vđqg hàn quốc】Tuyển sinh đại học cao đẳng 2022 có gì mới?
Dự kiến sẽ có một số thay đổi kỹ thuật
Về định hướng tuyển sinh năm 2022,ểnsinhđạihọccaođẳngcógìmớvđqg hàn quốc Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo; qua đó, đảm bảo khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Một số nội dung dự kiến điều chỉnh so với 2021 gồm: Việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Ảnh minh họa |
Đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi).
Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.
Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1: Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (theo các ngành, các phương thức, cơ sở đào) được đăng ký xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
Cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh.
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT Nguyễn Sơn Hải chia sẻ, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.
Hiện nay, Cơ sở dữ liệu của Bộ GDĐT kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng bộ mã định danh, căn cước của giáo viên và tới đây sẽ là học sinh. Khi làm được điều này sẽ thuận lợi cho các dịch vụ trực tuyến; trong đó có việc đăng ký thi, xét tuyển đại học của thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển sinh.
Cần sớm ban hành quy chế tuyển sinh 2022
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc giữ ổn định công tác tuyển sinh như năm 2021 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học. Đồng thời, ông nhất trí với 6 nội dung dự kiến điều chỉnh trong năm 2022; trong đó có việc dự kiến cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành; kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
PGS.TS Bùi Đức Triệu đề nghị, Bộ GDĐT sớm ban hành quy chế tuyển sinh 2022, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh. Hiện, các trường đại học đã quen với tự chủ tuyển sinh, nhất là trong 2 năm vừa, các trường đã hoàn thiện phần mềm xét tuyển, đăng ký nhập học tạo thuận lợi cho thí sinh.
GS.TS Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ, hiện một số ngành khối nông - lâm - ngư nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dù nhiều doanh nghiệp cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đào tạo kỹ sư ngành các ngành này, tuy nhiên việc tuyển sinh rất khó khăn.
Còn TS. Trương Quý Tùng - Phó Giám đốc Đại học Huế, cũng cho rằng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh; đồng thời, cần tiếp tục tăng quyền sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm phù hợp với các cơ sở đào tạo. Mặt khác, các cơ sở đào tạo cần đề cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị mình./.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến. Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay (hơn 530.000, đạt 92,65%; năm 2020 đạt 83,86%). Điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng; tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước. Phần mềm tuyển sinh và hỗ trợ tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của quy chế, hệ thống ổn định./. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Chuyên gia top đầu Trung Quốc hiến kế xử lý ô nhiễm nguồn nước sông, đại dương
- ·SUV thuần điện Audi Q8 e
- ·Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Những lợi ích khi sử dụng xe đạp điện chính hãng
- ·Thúc đẩy doanh nghiệp nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh
- ·Một số nhược điểm của xe máy điện ít người biết
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Những lưu ý khi đi xe đạp điện dưới mưa
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Petrovietnam: Trồng cây xanh
- ·So sánh xe máy xăng và điện, loại nào tiết kiệm chi phí hơn?
- ·Nỗ lực giảm hơn 300 triệu tấn phát thải CO2 vào năm 2050
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Thúc đẩy doanh nghiệp nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh
- ·Xây dựng trạm sạc xe điện miễn phí: 'Khó và tốn kém nhưng Việt Nam đã làm được'
- ·Cấu tạo bên trong của xe máy điện có gì đặc biệt?
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Lượng xe điện tăng nhanh trong 3 năm, Việt Nam giải bài toán trạm sạc thế nào?