会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty so ngoai hang】Hà Nội mong việc sửa Luật phải giúp xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững!

【ty so ngoai hang】Hà Nội mong việc sửa Luật phải giúp xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững

时间:2025-01-26 16:59:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:875次
Hà Nội đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô cho phù hợp với tình hình mới
Hà Nội đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô cho phù hợp với tình hình mới.Ảnh: TL

Ngày 21/11, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô.

Luật Thủ đô giúp thành phố đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Trình bày báo cáo kết quả thi hành Luật Thủ đô, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, sau 9 năm thi hành Luật Thủ đô, các bộ, ngành, nhất là TP. Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các chủ thể trong tổ chức thi hành để sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống.

Việc thực hiện các chính sách đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô bước đầu đã giúp cho thành phố thiết lập đồng bộ các công cụ pháp lý cho việc xây dựng, quản lý quy hoạch nhằm thực hiện thống nhất theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đặc biệt, các quy định của luật đã tạo cơ chế tăng nguồn thu tài chính, ngân sách cho Thủ đô; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thuận lợi hơn. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, ngày càng xứng đáng là vai trò trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan nhà nước ở trung ương, TP. Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, việc quán triệt, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật được tổ chức thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của hàng nghìn lượt người.

Đặc biệt, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan, nhất là TP. Hà Nội đã tích cực, chủ động, chỉ đạo quyết liệt việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành luật để trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Các văn bản đã được ban hành có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình soạn thảo, bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Đến nay, đã có 34 văn bản được các cơ quan ban hành để quy định chi tiết 21/21 nội dung luật giao.

“Sau 9 năm thi hành, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò của Thủ đô, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Việc thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù quy định trong luật đã góp phần giúp thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...” - ông Lê Thành Long khẳng định.

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô. Ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới”.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc thi hành Luật Thủ đô và thực hiện một số chính sách đặc thù của luật trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế như: Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; chưa phát huy hết thế mạnh về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao…

Xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đảm bảo chất lượng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII, trong thời gian qua, TP. Hà Nội đã tổ chức tổng kết thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn thành phố và phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trong đó, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đây là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới. Các quan điểm, định hướng, nội dung của 9 chính sách đã được báo cáo, xin ý kiến tại 2 hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội.

Ông Lê Hồng Sơn cho biết, TP. Hà Nội mong muốn trong thời gian tới, Bộ Tư pháp và các ban, bộ, ngành trung ương tiếp tục quan tâm ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với thành phố để tiếp tục nghiên cứu bổ sung, củng cố toàn diện các chính sách và việc đánh giá tác động của chính sách, giúp hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, hiệu quả, giúp cho việc trình Chính phủ, Quốc hội thống nhất thông qua đề nghị xây dựng luật và quá trình soạn thảo Luật Thủ đô được thuận lợi, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Đồng tình với 9 định hướng chính sách lớn mà TP. Hà Nội đề xuất, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc, hiệu quả Luật Thủ đô. UBND TP. Hà Nội, các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới theo mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TW đã đề ra.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cũng khẳng định, Hà Nội sẽ tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Chủ tịch UBND thành phố cho biết, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), trong quá trình xây dựng Luật, Hà Nội mong các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để Hà Nội phát triển, trở thành đầu tàu của vùng Thủ đô, của vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.

9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi):

Chính sách 1: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chính sách 2: Thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô.

Chính sách 3: Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô.

Chính sách 4: Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô.

Chính sách 5: Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Chính sách 6: Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.

Chính sách 7: Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chính sách 8: Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững.

Chính sách 9: Liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
  • Ngành thủy sản sẽ có nhiều cơ hội khi hình thành AEC
  • Bé 16 tháng tuổi bị máy xay thịt nghiền nát bàn tay
  • Quản lý hàng cư dân biên giới: Thông tư không "theo kịp" quyết định
  • Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
  • “Đau đáu” lo thiếu nguyên liệu thủy sản
  • Quy định về thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
  • Bé gái 14 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
推荐内容
  • Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
  • Khởi công xây dựng tuyến Lộ Tẻ
  • Bác sĩ da liễu tiết lộ phương pháp điều trị mụn trứng cá đơn giản, hiệu quả
  • Phòng chống ung thư từ gốc thay đổi nhận thức cộng đồng
  • Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
  • Nikkei: Sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại