会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình barça gặp real sociedad】Central Retail, Aeon và Masan: Những ông lớn thống trị ngành bán lẻ Việt Nam!

【đội hình barça gặp real sociedad】Central Retail, Aeon và Masan: Những ông lớn thống trị ngành bán lẻ Việt Nam

时间:2025-01-25 11:29:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:167次

Central Retail,àMasanNhữngônglớnthốngtrịngànhbánlẻViệđội hình barça gặp real sociedad Aeon và Masan: Những ông lớn thống trị ngành bán lẻ Việt Nam

Như Quỳnh

Với dân số 100 triệu dân, độ tuổi trung bình chỉ hơn 30 tuổi cùng nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Việt Nam đang là thị trường được nhiều ông lớn bán lẻ quốc tế ao ước. 

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn với biên độ tăng trưởng rộng. Vậy nên rất dễ hiểu khi có hàng dài các công ty bán lẻ đa quốc gia muốn mở rộng sự hiện diện ở nước ta. 

Hàng chục nghìn tỷ VND được đổ vào Việt Nam

Central Retail thuộcCentral Group(Thái Lan) gần đây đã tiết lộ kế hoạch chi 30 tỷ baht (~ 18.857 tỷ VND) để mở rộng mạng lưới từ khoảng 340 ở thời điểm hiện tại lên ít nhất 710 cửa hàng vào năm 2026. 

"Chúng tôi luôn đặt mình vào trung tâm cuộc sống của người tiêu dùng", Olivier Langlet, Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam, nói với Nikkei.

Langlet cũng cho biết Central Retail đặt mục tiêu doanh thu 100 tỷ baht (~ 63.670 tỷ VND) vào năm 2026. 

Đại siêu thị Go! ở tỉnh Lào Cai thuộc sở hữu của Central Retail. Ảnh: Central Group.

Kể từ khi Central Retail lần đầu vào Việt Nam vào năm 2012, doanh thu của họ phát triển ổn định và mang về cho tập đoàn 38,6 tỷ baht (~ 24.576 tỷ VND) trong năm 2021, chiếm khoảng 1/5 doanh thu tổng. Việt Nam cũng là thị trường bên ngoài Thái Lan mà Central Retail kiếm được nhiều tiền nhất. 

Đến năm 2026, các cửa hàng Central Retail ở nước ta sẽ cung cấp nhiều hình thức bán cả thực phẩm và phi thực phẩm.

Theo Langlet, trong 5 năm tới, Central Retail sẽ phủ sóng 55/63 tỉnh thành trên cả nước. Tập đoàn cũng dự kiến​ tăng gấp đôi số lượng đại siêu thị tại Việt Nam lên hơn 70 đại siêu thị. Các cửa hàng này có diện tích từ 4.000 đến 7.000 m2.

Nhưng Central Retail không phải là công ty duy nhất nhìn khao khát thị trường bán lẻ Việt.

Aeondự định sẽ mở 100 siêu thị vào năm 2025. Thế mạnh của tập đoàn Nhật Bản là các trung tâm mua sắm có quy mô ít nhất 300 m2. 

Các cửa hàng Aeon mới sẽ có diện tích từ 500 m2 trở lên, hứa hẹn tạo sự khác biệt với các dòng thực phẩm tương sống và sản xuất sẵn được áp dụng theo bí quyết Nhật Bản. 

Một siêu thị Aeon tại TP. Hồ Chí Minh sau khi đi vào hoạt động vào tháng 7/2016.

Tập đoàn bán lẻ Lotte (Hàn Quốc), vốn có thế mạnh trong việc vận hành các trung tâm mua sắm đô thị lớn, có kế hoạch mở thêm Lotte Marts tại Việt Nam.

Tiềm năng ngành bán lẻ Việt

ảnh: wyld

Lottetừng coi Trung Quốc là thị trường trọng điểm thứ 3 sau Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng họ đã rút khỏi Trung Quốc vì ảnh hưởng địa chính trị và nâng Việt Nam lên vị trí thứ 3.

Một yếu tố thúc đẩy các ông lớn xâm nhập vào thị trường Việt là tiềm năng kinh tế cao. Vào năm 2020, khi đại dịch thu hẹp nền kinh tế của Thái Lan và Indonesia, nước ta vẫn ghi nhận tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá trị thực là 2,9%, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất ở Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong cùng kỳ. 

Chúng ta tiếp tục duy trì những con số tăng trưởng ấn tượng sau đó. Mới đây vào ngày 1/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố GDP nước ta tăng 13,67% trong quý III/2022. 

Các nhà bán lẻ đa quốc gia cũng hy vọng sẽ thu được lợi nhuận từ việc hiện đại hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng Việt. Sau đại dịch, nhiều người tiêu dùng chuyển sở thích mua hàng từ chợ truyền thống sang siêu thị vì nguồn cung sản phẩm ổn định và mang lại sự an tâm về chất lượng. 

Theo website danso, độ tuổi trung bình của nước ta hiện mới chỉ là 33,3 tuổi trong khi tổng dân số lên tới 100 triệu người, đang có xu hướng dịch chuyển về các đô thị. 

Những yếu tố trên khiến các nhà bán lẻ tin tưởng nếu họ tiếp tục hiện đại hóa ở Việt Nam, "đây sẽ trở thành một thị trường có nhiều cơ hội kinh doanh hơn các nước khác", một CEO tập đoàn bán lẻ quốc tế nói với Nikkei Asia. 

Nhà bán lẻ nội địa gặp khó

Một điểm cũng hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu là nước ta sẽ bãi bỏ quy trình kiểm tra năng lực kinh tế với các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2024. 

Theo luật hiện hành, nhằm bảo vệ các nhà bán lẻ nhỏ trong nước, một nhà bán lẻ nước ngoài muốn mở các cửa hàng có diện tích từ 500 m2 trở lên sẽ cần có giấy phép của cơ quan chức năng cho từng địa điểm.

Một nhà phân tích bán lẻ cho biết: "Nếu nhiều người mua sắm ở cửa hàng và siêu thị lớn, phong cách tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi và nó sẽ tạo ra một làn gió mới cho các nhà bán lẻ lớn."

Ông Olivier Langlet tiết lộ "tỷ lệ thâm nhập thương mại" của các cửa hàng hiện đại, phi truyền thống ở Việt Nam chỉ là 11%, cho thấy tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn. 

Để đối phó với làn sóng từ các đối thủ nước ngoài, các nhà bán lẻ nội địa đang tìm cách vượt lên nhờ tận dụng sự quen thuộc với thị trường. 

Masan Group, nhà bán lẻ lớn nhất cả nước, đã mở 100 địa điểm mới mỗi tháng kể từ mùa xuân năm nay. 

Masan hiện đang vận hành khoảng 3.000 siêu thị và cửa hàng tiện lợi . Họ đặt mục tiêu có 10.000 địa điểm được quản lý trực tiếp vào năm 2025. 

Chuỗi cửa hàng Winmart+ của Masan. Ảnh: Vneconomy.

Ông Michael Hùng Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc Masan Group cho biết:

“Chúng tôi thấy rất nhiều đối thủ cạnh tranh tập trung nhiều hơn vào các cửa hàng lớn như siêu thị hay đại siêu thị. Chúng tôi nghĩ rằng với chiến lược đó thì không thể mở 1.000 địa điểm mỗi năm được.”

Trong khi đó Trường Hải Auto, nhà sản xuất ô tô hàng đầu Việt Nam, cũng có động thái mở rộng sang mảng bán lẻ với kế hoạch vận hành 20 siêu thị vào năm 2026. Các địa điểm này sẽ được tích hợp thêm cả đại lý ô tô và cửa hàng sửa chữa để thu hút khách hàng. 

推荐内容
  • Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
  • Ứng viên Bộ trưởng Tư pháp gây tranh cãi của ông Trump rút lui
  • Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
  • Hé lộ kế hoạch cải tổ FBI của ông Trump
  • Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
  • Ông Kim Jong