【kết quả bóng đá hạng nhì tây ban nha】Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Thuế VAT đối với mặt hàng phân bón là cần thiết
Thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón: Tiếp tục đề xuất tăng lên 5% Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón: Vẫn băn khoăn tăng hay giữ nguyên |
Là những chia sẻ của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề áp thuế hay không áp thuế giá trị gia tăng (VAT) mặt hàng phân bón.
Thưa ông,êngiakinhtếĐinhTrọngThịnhThuếVATđốivớimặthàngphânbónlàcầnthiếkết quả bóng đá hạng nhì tây ban nha vấn đề không áp thuế hay áp thuế VAT với mặt hàng phân bón đang là vấn đề nóng trên nghị trường Quốc hội và các diễn đàn, quan điểm của ông nhìn nhận vấn đề này, như thế nào?
Trước năm 2015 theo quy định của Luật, thuế VAT phân bón là 5%, sau khi có nhiều ý kiến phản ảnh, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật 71 năm 2014, tức là có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 cho đến nay phân bón không phải chịu thuế VAT.
Cần thiết phải chuyển từ không đánh thuế sang đánh thuế VAT mặt hàng phân bón. (Ảnh: N.H) |
Việc không áp dụng thuế VAT đối với phân bón và một số vật tư nguyên liệu nông nghiệp sau 1 năm áp dụng - tức năm 2016 chúng tôi đã phát hiện ra vấn đề. Đó là sản xuất phân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn, nhà nước mất nguồn thu, về phía doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng lợi. Từ những năm đó đến nay, chúng tôi cũng đã tham gia với Hiệp hội phân bón Việt Nam và đưa ra những kiến nghị về việc này.
Về nguyên tắc, việc không đánh thuế VAT đối với phân bón và vật tư nông nghiệp, người nông dân sẽ được giảm thuế, khi đó, giá phân bón và các vật tư nông nghiệp khác sẽ được trừ thuế VAT, việc này sẽ đem lại lợi ích cho người nông dân.
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Thời điểm khi chúng ta đưa ra chính sách, lượng phân bón sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 40% lượng tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Việc không có thuế VAT, phân bón nhập khẩu cứ tràn vào nước ta mà nhà nước không thu được gì.
Sau này, khi chúng ta sản xuất nhiều hơn lên, thiệt thòi đối với các doanh nghiệp lại càng lớn, bởi khi sản xuất nhiều lên, đồng nghĩa đầu vào của chúng ta không được khấu trừ ngày càng nhiều hơn, (nguyên tắc của thuế VAT đó là chúng ta lấy thuế VAT đầu ra trừ đi thuế VAT đầu vào, nếu không có thuế VAT thì doanh nghiệp không được khấu trừ). Do đó, dẫn đến thiệt đơn, thiệt kép cho doanh nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước không được khấu trừ, doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam họ được hưởng lợi nhuận rất lớn do họ được nhà nước họ hoàn miễn các loại thuế khi xuất khẩu.
Giá bán doanh nghiệp phân bón trong nước tác động đến giá bán của doanh nghiệp nước ngoài và họ cứ lấy giá trong nước để bán. Các doanh nghiệp phân bón trong nước không được khấu trừ nên giá bán của doanh nghiệp trong nước cao. Do đó, người nông dân phải mua chịu với mức giá cao. Do đó, chúng tôi đề xuất phải áp thuế VAT với mặt hàng phân bón.
Nghiêng về phía cần thiết phải áp thuế VAT với mặt hàng phân bón, với các kiến đưa ra mức thuế VAT là 0% hoặc 5%, quan điểm của ông về việc này như thế nào?
Lúc đầu, nhiều ý kiến đưa ra các phương án khác nhau. Có người đưa ra phương án đánh thuế VAT bằng 0. Tôi không đồng ý với quan điểm này, bởi thuế VAT bằng 0 thì doanh nghiệp lấy gì ra để khấu trừ.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh |
Cũng có ý kiến đề xuất mức thuế 10%, 7%. Lúc đầu, chúng tôi cho rằng, mức 7% là phù hợp, nhưng sau đó, chúng tôi tính toán lại một cách tương đối cụ thể, lấy số liệu từ các nhà máy phân bón khác nhau, thì mức đầu vào chịu thuế VAT đâu đó khoảng 3,8%. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mức thuế 5%, mức thuế này chúng ta có thể đáp ứng được tất cả các doanh nghiệp và người nông dân cũng chấp nhận được.
Mức 5% thuế VAT với mặt hàng phân bón, doanh nghiệp trong nước sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất do được khấu trừ thuế VAT đầu vào, giá thành sản xuất thấp hơn thì giá bán sẽ giảm, hoặc không giảm mà vẫn như giá hiện nay thì doanh nghiệp có thêm lợi nhuận đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới,….
Với nông dân, về nguyên tắc có thể giá cao hơn nhưng không đáng kể hoặc giá vẫn ổn định vì mức khấu trừ đầu vào trên 3,8% như đã nói ở trên. Và với cơ quan quản lý nhà nước, ngoài nguồn thu từ thuế còn đảm bảo công bằng hơn giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy nhiên, việc quan trọng hơn, khi chúng ta thu được thuế VAT này, nhà nước phải tính đến việc hỗ trợ cho người nông dân để từ đó sử dụng thuế VAT vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu giống cây con hoặc phổ biến các kiến thức khoa học công nghệ mới cho người nông dân. Từ đó, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững. Do đó, tôi cho rằng, việc đánh thuế VAT đối với mặt hàng VAT là cần thiết và mức 5% là hợp lý.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc đánh thuế VAT, người tiêu dùng cuối cùng là nông dân sẽ là người phải chịu, ông bình luận gì về việc này?
Vấn đề quan trọng ở đây là khấu trừ đầu vào của sản xuất. Bởi vì thực tế, hiện nay, khi chúng ta không khấu trừ đầu vào, kể cả chi phí, do đó, thuế VAT của các loại nguyên nhiên vật liệu đều được doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm. Khi đó, tất cả mọi thứ đều cộng vào giá thành phân bón và họ tính ra giá để bán cho người nông dân. Như vậy, bản thân bây giờ, người nông dân vẫn đang chịu thuế.
Khi chúng ta tính toán 5%, điều này không có nghĩa là chúng ta phải cộng thêm 5% vào giá phân bón, mà ở đây 5% là để chúng ta khấu trừ đầu vào. Điều này đồng nghĩa giá thành không đổi.
Nhưng ở phía các doanh nghiệp nước ngoài, như phân tích ở trên, họ đang dựa vào giá mặt bằng phân bón tại Việt Nam để bán hàng. Việc này giúp họ thu được lợi nhuận lớn, vừa tránh bị ‘xoi’ bán phá giá hay chống trợ cấp. Có thể khẳng định, việc không áp thuế VAT với mặt hàng phân bón, doanh nghiệp nước ngoài là người được hưởng lợi toàn bộ.
Theo số liệu chúng tôi tính toán được, việc phân bón áp thuế VAT 5%, ngân sách nhà nước thu được đâu đó khoản 2 nghìn tỷ đồng. Đây là con số không hề nhỏ. Với nguồn thu này, nhà nước có thể triển khai các giải pháp hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đường xá giao thông, trạm điện, giống cây con… từ đó, hỗ trợ bà con nông dân và nông nghiệp hội nhập hiện nay. Mặt khác, việc này tạo nên sự công bằng cho các doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước và doanh nghiệp xuất khẩu phân bón vào Việt Nam.
Như vậy, việc áp thuế VAT đối với phân bón được cho sẽ mang lại lợi đơn, lợi kép. Người nông dân về cơ bản không phải chi tăng thêm tiền cho lượng phân bón họ mua. Doanh nghiệp phân bón trong nước tăng thêm khả năng cạnh tranh, nhà nước sẽ tăng nguồn thu từ thuế.
Về lo ngại tăng giá phân bón, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cần quản lý để doanh nghiệp sản xuất phân bón không thể tăng giá khi giá thành sản xuất phân bón giảm.
Sau 1 năm (năm 2016) chính sách thuế VAT đối với mặt hàng phân bón đã cho thấy những bất cập, nhiều hội nghị, hội thảo được đưa, đến thời điểm này, vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ, ông kỳ họp gì tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV này?
Chúng tôi kỳ vọng trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV này, các luật thuế, các luật liên quan đến kinh tế sẽ được các cơ quan của Quốc hội xem xét một cách thấu đạo, cẩn thận và thông qua, từ đó, tạo ra tiền đề về cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh tế cho năm 2025 nói riêng và cho cả giai đoạn 2026 - 2030.
Năm nay là năm bản lề, đây cũng là kỳ họp Quốc hội cuối cùng của năm 2024, tại kỳ họp này quyết định hàng loạt các vấn đề quan trọng liên quan đến Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Điện lực,… và trong đó có cả Luật Thuế VAT.
Tôi cũng kỳ vọng rằng, trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ có quyết định chính xác để từ đó gỡ khó cho người nông dân, gỡ khó cho doanh nghiệp trong nước, đảm bảo tính thị trường cũng như tính cạnh tranh công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu.
Xin cám ơn ông!
Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết: Quan điểm của Bộ là ủng hộ việc áp thuế VAT 5% đối với mặt hàng phân bón. Bởi xét cho cùng thì chúng ta đang muốn tạo điều kiện tối đa để cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực cải thiện hệ thống dây chuyền, mua thêm trang thiết bị và công nghệ sản xuất, và quan trọng nhất là hạ giá thành phân bón xuống. Từ đó, góp phần giúp người dân mua được các loại vật tư, phân bón giá rẻ hơn, hợp lý hơn, giảm chi phí đầu vào sản xuất và nâng cao lợi nhuận thu được. Khi Bộ làm việc với Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các doanh nghiệp thì họ đều hướng tới mục tiêu đó. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Người phụ nữ đánh con gái 9 tuổi r dã man vì ‘không bán hết 130 tờ vé số’
- ·Bé sơ sinh bị bỏ rơi nằm khóc oe oe bên đường quốc lộ
- ·Khám xét nhà, nơi làm việc Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·HN: Công an phường trả lại bình trà đá miễn phí tịch thu của dân
- ·Tài xế xe tải làm gì sau khi kéo lê, đâm trọng thương CSGT?
- ·TPHCM lập mới 2 Ban quản lý và Trung tâm phát triển quỹ đất
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·5 km, 3 chốt cảnh sát giao thông
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Bắt đối tượng 72 tuổi, thường xuyên xúc phạm, vu khống các đồng chí lãnh đạo Trung ương
- ·Đỉnh triều cường vượt báo động 3, TPHCM nguy cơ ngập sâu nhiều nơi
- ·Phát hiện kho xe máy ‘khủng’ không rõ nguồn gốc ở Đồng Nai
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 10/12
- ·Nổ nhà máy gas giữa đêm Giáng sinh, hơn 100 người chết thảm
- ·Tước bằng lái 2 tháng tài xế đi sai làn, đối đầu ô tô khác
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Đề nghị tịch thu tài sản bất minh