【ty so cadiz】Ðơn vị 3 lần anh hùng
(CMO) Ðó là Tiểu đoàn U Minh 1, được thành lập và đóng vai trò chủ công, làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh Nhân dân ở Cà Mau trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những chiến công của Tiểu đoàn U Minh 1 đã góp phần làm nên bản hùng ca bất diệt của quân và dân tỉnh Cà Mau trong giai đoạn ác liệt của lịch sử.
Sứ mệnh lịch sử
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta thắng lợi, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Thừa cơ hội Pháp suy yếu, Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược niềm Nam nước ta bằng chính sách thực dân kiểu mới với việc dựng lên chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Ðình Diệm. Từ đây, chúng ra sức đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm cho cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu, sự nghiệp giải phóng đất nước gặp vô vàn khó khăn, thử thách.
Trước tình hình đó, năm 1955-1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ ở lại Cà Mau cùng đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Quân khu 9 ở lại miền Nam để xây dựng phong trào cách mạng. Ở tỉnh Cà Mau tập huấn đào tạo 53 đồng chí là nòng cốt của lực lượng cán bộ quân sự. Ðến năm 1957 đã xây dựng hoàn chỉnh đại đội giải phóng quân, sau đó chia ra thành lập 2 khung tiểu đoàn, lấy tên là Ngô Văn Sở và Ðinh Tiên Hoàng, đến năm 1961 hợp nhất 2 tiểu đoàn, hình thành Tiểu đoàn U Minh 1.
Các cựu chiến binh Tiểu đoàn U Minh 1 gặp nhau, ôn lại kỷ niệm thời bom đạn chiến trường. |
Trung tá, cựu chiến binh Nguyễn Minh Phúc, Trưởng ban Liên lạc Tiểu đoàn U Minh 1, nhớ lại: “Giai đoạn 1958-1959, chúng bắt 3.000 thanh niên đi lính, gọi thanh niên vào cái gọi là "bảo vệ hương thôn" hơn 10.000 người, và tổ chức hơn 2.000 tình báo. Ðịch phối hợp thuỷ - lục - không quân để thực hiện chiến thuật “bủa lưới phóng lao”, “trực thăng vận”, “phượng hoàng vồ mồi”, “hạm đội nhỏ trên sông”… để thành lập đặc khu quân sự hướng Nam Cà Mau (vùng U Minh Hạ) gồm các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Ðông, Khánh Lâm, Khánh An, Sông Ðốc; chi khu Cái Nước gồm 8 đồn trên tuyến ven biển Cà Mau - Năm Căn. Bên cạnh đó, chúng cho xây dựng biệt khu Hải Yến - Bình Hưng; các huyện đều có chi khu, trong đó chi khu Ðầm Dơi là cứ điểm quân sự có 7 đồn”.
Ðịch điên cuồng thực hiện tố cộng, diệt cộng, gom dân vào ấp chiến lược nhằm tách dân ra khỏi Ðảng, thẳng tay khủng bố, đàn áp, bắn giết để diệt tận gốc phong trào cách mạng.
Sứ mệnh lịch sử gọi tên trong giai đoạn khó khăn khôn lường. Ðứng trước kẻ thù hung hăng, tàn bạo và mạnh về vũ khí, binh lực; cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn U Minh 1 trang bị vũ khí tinh thần, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Ðảng, của Bác Hồ, tạo thành sức mạnh tiến công. Tận dụng ưu thế địa hình của rừng đước, rừng tràm, dựa vào dân, bám dân để chống giặc.
Chiến công hiển hách
Giai đoạn sơ khai năm 1958-1960, đơn vị đã tổ chức đánh địch 48 trận lớn nhỏ, trong đó có 2 trận vang dội, là trận Bến Dựa (Năm Căn) và trận Quảng Phú, Tân Hưng Tây (đánh quân Bình Hưng), loại khỏi vòng chiến 500 tên địch, thu nhiều vũ khí, giải tán hơn 10.000 thanh niên bảo vệ hương thôn, giáo dục thả về 2.000 nữ cộng hoà, giải phóng hàng chục ngàn dân về ruộng vườn sinh sống.
Ngay khi hợp nhất hình thành Tiểu đoàn U Minh 1, đơn vị liên tiếp lập chiến công, đó là ngày 19/5/1961 ta đánh đồn Biện Nhị, diệt gọn 1 trung đội địch; tiếp tục phục kích đánh đoàn tàu 4 chiếc chở quân từ Cà Mau theo sông Cái Tàu vào chi viện, khiến địch không đường thoát thân, ta thu toàn bộ vũ khí. Tiểu đoàn tác chiến tiêu diệt yếu khu và gỡ nhiều đồn bót trên tuyến sông Ông Ðốc, diệt 10 trong tổng số 12 tàu địch vào phản kích theo tuyến sông này. Tháng 2/1962, tiểu đoàn tấn công diệt đồn Khánh Lâm, bức rút đồn Nỗng Cạn, giải phóng gần 2.000 dân bị địch tập trung vào khu Dinh Ðiền, Khánh Lâm.
Thừa thắng, đầu năm 1963, Tiểu đoàn chiến thắng vang dội trong trận đánh tàu tại rạch Cây Me, thuộc huyện Năm Căn, phá huỷ 12 tàu các loại, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, bắn rơi 1 phản lực A37, bắn hạ 4 trực thăng, bắn chìm, cháy 70 tàu sắt, góp phần bẻ gãy chiến thuật hạm đội nhỏ trên sông của chúng. Ngày 10/9/1963, lực lượng nổ súng tấn công chi khu Ðầm Dơi, kiên cường đánh bại các đợt đổ quân, và giành chiến thắng trong chiến dịch tổng hợp Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là lịch sử.
Ngày 23/11 vừa qua, nhân kỷ niệm 59 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Ban Liên lạc Tiểu đoàn U Minh 1 đã tổ chức họp mặt truyền thống lần thứ ba. |
Ðể có được những chiến công hiển hách ấy, cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn luôn đoàn kết, một lòng kiên trung, quyết tử để Tổ quốc trường tồn. Bà Phạm Thị Lẹ, thương binh 3/4, thành viên Tiểu đoàn, nhớ lại: “Lúc bấy giờ tôi làm tình báo, bị địch bắt, tra tấn hơn 1 năm ở biệt khu Cần Thơ. Chúng dùng kim cúc đóng vào 10 đầu ngón tay, tra điện vào vùng kín, đập đầu, kiềng chân… đủ mọi hình thức tra tấn, nhiều lần tôi chết đi sống lại nhưng kiên quyết không khai báo”.
Sau chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, trong ngày mừng công chiến thắng của lực lượng quân đội Khu uỷ, Tiểu đoàn U Minh 1 được chọn diễu binh với tư cách đơn vị vũ trang chủ lực hùng mạnh của khu Tây Nam Bộ. Ðầu năm 1964, Tiểu đoàn U Minh 1 rút về quân khu, đổi tên thành Tiểu đoàn 309 (Trung đoàn 2). Mặc dù mang tên gọi khác nhau, song ở giai đoạn cách mạng nào, cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn vẫn giữ vững khí tiết, dũng cảm xông lên. Tiểu đoàn 3 lần được tuyên dương anh hùng, có 9 cá nhân được tuyên dương anh hùng; hơn 800 cán bộ, chiến sĩ nằm lại trên khắp chiến trường Tây Nam Bộ; không ít chiến sĩ hiến dâng một phần thân thể cho cuộc chiến giành độc lập, tự do của dân tộc.
Khi Tiểu đoàn U Minh 1 được điều động về Quân khu 9, Tỉnh uỷ Cà Mau đã chỉ đạo các huyện khẩn trương xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang địa phương, thành lập tiểu đoàn cơ động của tỉnh, từ đó Tiểu đoàn U Minh 2 ra đời, viết tiếp trang sử hào hùng, đi đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cựu chiến binh Tiểu đoàn U Minh 1 hiện còn hơn 100 người, người thấp tuổi nhất nay cũng đã 70. Dẫu tuổi đời ngày một cao, sức khoẻ có hạn chế, song những người lính anh hùng ấy trong thời bình vẫn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, là tấm gương sáng trong lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, giáo dục con cháu thành đạt, tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ xây dựng quê hương giàu đẹp./.
Mộng Thường
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Giáo sư Yann LeCun
- ·Nữ sinh vào đại học từ tuổi 13, là người trẻ nhất đỗ kỳ thi luật sư tại Mỹ
- ·Thủ phủ đá quý của Việt Nam thuộc tỉnh nào?
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Thay đổi cách tính điểm trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT 2025
- ·Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
- ·Vị quan thanh liêm bậc nhất sử Việt, sánh ngang với Khổng Minh của Trung Hoa?
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Thầy giáo vui mừng chạy đứt dép đến báo tin học sinh đoạt giải
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Hệ thống liên cấp Newton: 15 năm khẳng định hình mẫu về giáo dục tiên tiến
- ·Thầy giáo vui mừng chạy đứt dép đến báo tin học sinh đoạt giải
- ·Vị quan thanh liêm bậc nhất sử Việt, sánh ngang với Khổng Minh của Trung Hoa?
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Các trường tư hot ở Hà Nội bắt đầu tuyển sinh lớp 1 năm học 2025
- ·Tên của nhà bác học nào được đặt tên cho 8 trường chuyên ở Việt Nam?
- ·Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi 'Tiếng nói Xanh' mùa 2
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm