【soi kèo plus】Gắn thi đua với phát triển kinh tế
');this.closest('table').remove();"> |
UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Ảnh: NGỌC MINH |
Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn bám sát vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện PTTĐ phù hợp với nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Hàng năm, ngay sau khi tổng kết PTTĐ, công tác khen thưởng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh chỉ đạo phát động thi đua và triển khai các nội dung chương trình thi đua năm tiếp theo bám sát nội dung định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.
Trong hoàn cảnh mới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh và phát triển PTTĐ yêu nước trên các lĩnh vực. Những nội dung của thi đua cũng như những hình thức tổ chức PTTĐ được đổi mới phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị, từng địa phương, cơ sở. Trên cơ sở đó, xác định chỉ tiêu thi đua thiết thực, rõ ràng, định mức phù hợp, kế hoạch thực hiện đơn giản, có nhiều biện pháp phong phú để động viên được nhiều người tham gia phong trào. Phong trào càng thiết thực, càng cụ thể thì hiệu quả càng cao và đây được xem là cơ sở để làm tốt công tác vận động Nhân dân hưởng ứng tham gia, vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng, vừa có sức hút, vừa có khả năng lan tỏa, với phương pháp đúng, khẩu hiệu thiết thực, rõ ràng, có sức động viên mạnh mẽ, chống bệnh hình thức.
Tất cả các PTTĐ hiện nay trên địa bàn tỉnh đều hướng đến thực hiện mục tiêu cao nhất là đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Những PTTĐ yêu nước cụ thể nào đã được triển khai - thưa ông?
Tỉnh Thừa Thiên triển khai đồng bộ các phong trào chung trong cả nước “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”; “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”... Tỉnh cũng phát động thực hiện phong trào gắn với thực tế riêng trên từng lĩnh vực. Đó là thi đua “Xây dựng bệnh viện xuất sắc, toàn diện”,“Dạy tốt, học tốt”, “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Nói về tính lan tỏa, Thừa Thiên Huế nổi bật lên với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”, “Mai vàng trước ngõ” được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng.
Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác thi đua, khen thưởng gắn với triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và hoàn thiện các quy chế, quy định về thi đua, khen thưởng; bổ sung nhiều chế độ chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, công, nông, lâm nghiệp; văn học, nghệ thuật, SXKD, góp phần động viên, khích lệ, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Và kết quả đạt được, thưa ông?
Từ các PTTĐ thiết thực, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được các kết quả quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, sớm xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54.
Đến nay, tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), gồm thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền. Đồng thời, có 64/94 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 68,1%; trong đó, có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2022, tổng số hộ nghèo còn 13.691 hộ, chiếm tỷ lệ 4,13% đạt kế hoạch đề ra. Tỉnh đang phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0-2,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo giảm thấp hơn tỷ lệ hộ cận nghèo chung của cả nước.
Đáng chú ý như “Ngày Chủ nhật xanh” được UBND tỉnh phát động vào đầu năm 2019 và đã trở thành phong trào nhằm nâng cao ý thức chung của cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, có sức lan tỏa lớn. Hàng loạt mô hình “Huế - Thành phố 4 mùa hoa”, “Dòng Hương trong xanh”, “Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”; các phong trào “Chống rác thải nhựa, nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần”, “60 phút sạch nhà - đẹp ngõ”… được triển khai có hiệu quả, tạo được sức bật cho phong trào.
Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” đã trở thành một nếp sống đẹp, dần xây dựng ý thức, thói quen của người dân, là hoạt động thường xuyên tại mỗi cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay cả trong thời điểm dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp, phong trào vẫn được duy trì thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức linh hoạt, quy mô phù hợp với tình hình góp phần làm sạch môi trường gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, làm thay đổi diện mạo từ đô thị đến nông thôn, nhiều vấn đề về môi trường phần nào được giải quyết, số lượng điểm đen về ô nhiễm đã giảm bớt, chất lượng đời sống nhân dân được nâng cao.
Riêng phong trào “Mai vàng trước ngõ” được phát động bắt nguồn từ việc cây mai vàng ở Thừa Thiên Huế có nguồn gien bản địa đặc hữu thường gọi là Hoàng mai Huế, được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà người dân... tạo nên vẻ đẹp và trở thành biểu tượng của thiên nhiên và con người Huế.
Để lan tỏa sâu rộng hơn nữa các PTTĐ, vấn đề cần thiết đặt ra là gì đối với Thừa Thiên Huế?
Theo tôi, để thi đua thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, công tác thi đua khen thưởng phải được triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, đô thị và dịch vụ. Các PTTĐ phải thiết thực, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, tập trung những việc khó, phức tạp, có sức lan tỏa lớn, tác động đến nhiều người. Đồng thời, thực hiện tốt công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, minh bạch; quan tâm khen thưởng những tập thể nhỏ, cá nhân, người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa; chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay, hiệu quả để khen thưởng, động viên kịp thời. Các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền tấm gương người tốt, việc tốt để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·500 triệu đồng chị em nên mua xe gì?
- ·Bảo mật đám mây Make in Vietnam: Giải pháp bảo vệ dữ liệu trong thời đại số
- ·Tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Thiết kế phòng tắm trong căn hộ chung cư
- ·Giá vàng thế giới tiếp tục xuống thấp
- ·Vàng sẽ tiếp tục tăng giá?
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Phát triển 'ngón tay' robot có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Cảnh giác trước chiêu giả mạo trang web của Apple
- ·Sản phẩm sợi bị điều tra phá giá tại Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Hàng Việt: Đừng để khách hàng ngoảnh mặt
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Nhà mạng vẫn “thả cửa” cho sim rác tung hoành
- ·Bố cáo thành lập doanh nghiệp
- ·Dùng vi khuẩn ăn nhựa để chế tạo loại nhựa có khả năng tự hủy
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa