会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich thi đấu bong đá hôm nay】Sẽ đóng mạch vành đai 4 vùng Thủ đô và đường sắt Cát Linh!

【lich thi đấu bong đá hôm nay】Sẽ đóng mạch vành đai 4 vùng Thủ đô và đường sắt Cát Linh

时间:2025-01-26 08:16:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:978次

Đề xuất lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tháo gỡ khó khăn các dự ánđầu tư

Trong văn bản số 88/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,ẽđóngmạchvànhđaivùngThủđôvàđườngsắtCálich thi đấu bong đá hôm nay Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, đề xuất việc thành lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ để rà soát, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn của các Dự án đầu tư tại các trung tâm, thành phố lớn.

Ngày 28 tháng 4 năm 2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp về tình hình, kết quả công việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; những vấn đề còn tồn đọng; những vấn đề, nội dung cấp bách và kiến nghị, đề xuất cần giải quyết. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, ý kiến của các đại biểu dự họp, phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:

1. Biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm túc chuẩn bị, có báo cáo đầy đủ, toàn diện và rõ ràng về các kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức khó lường, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tích nổi bật, góp phần quan trọng thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Có được kết quả này là do toàn ngành Kế hoạch và Đầu tư đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Kế hoạch và Đầu tư, sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

2. Cơ bản đồng tình với 05 khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, 06 vấn đề cần quan tâm giải quyết ngay để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển của năm 2021 như báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2394/BC-BKHĐT ngày 27 tháng 4 năm 2021. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo, nghiên cứu, xử lý theo lộ trình phù hợp, hiệu quả các vấn đề này và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ biết.

3. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tập trung thực hiện tốt các định hướng chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp sau:

a) Định hướng, tư tưởng chỉ đạo:

- Tiếp tục kế thừa, phát huy các thành tích đã đạt được, quán triệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 và Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ; khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, chủ động và sáng tạo, phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, kiến tạo cho phát triển trong mọi công việc để tham mưu chính xác, kịp thời các quyết sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, theo kịp xu thế vận động, thay đổi nhanh chóng, chiến lược của thế giới, phù hợp với các thông lệ tốt của quốc tế và điều kiện, tình hình thực tế của đất nước.

- Quán triệt nhất quán, xuyên suốt, sâu sắc quan điểm lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, lâu dài, quyết định; trong đó trước hết là nguồn lực con người, giá trị con người Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc… Đồng thời, xác định nguồn lực bên ngoài là cần thiết, thường xuyên và đột phá, trong đó chú trọng thu hút nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý để cơ cấu lại các ngành kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tư tưởng chỉ đạo trong xử lý công việc là suy nghĩ phải “chín”, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.

b) Coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm 5 nguyên tắc và 5 phương thức lãnh đạo của Đảng; khuyến khích đổi mới sáng tạo đi đôi với bảo vệ người dám nghĩ, biết làm vì lợi ích chung; kiên quyết phòng chống tham nhũng tiêu cực, lãng phí, siết chặt kỷ luật kỷ cương, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo.

c) Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 74-KL/TW ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ Chính trị, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của người đứng đầu, luôn có ý thức phấn đấu vì lợi ích chung, không cá nhân, lợi ích nhóm. Hoàn thiện bộ máy và quyết tâm cơ cấu lại theo hướng tăng cường việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giảm bộ phận làm nhiệm vụ phân bổ nguồn lực, phân chia ngân sách; tăng cường phân cấp, tập trung nghiên cứu, tham mưu những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước.

d) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực: xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch; đặc biệt là hoàn thiện thể chế để tháo gỡ các vướng mắc thúc đẩy phát triển; phải xây dựng bằng được cơ chế chính sách ưu đãi cho các lĩnh vực ưu tiên, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp một cách khoa học, hợp lý để tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệpđổi mới sáng tạo đóng góp cho đất nước, có cơ chế bảo vệ và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp, nhà đầu tư khi tham gia các dự án đối tác công tư (PPP), đồng thời cũng đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tập trung nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội với tư tưởng biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể.

đ) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xây dựng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn và công cụ kiểm tra, giám sát. Khẩn trương và tập trung nghiên cứu về phân cấp, phân quyền quản lý việc thành lập, đầu tư, mở rộng khu công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021.

e) Phân bổ và sử dụng nguồn lực nhà nước hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Chấm dứt đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Rà soát, tháo gỡ về cơ chế chính sách để phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước để huy động nguồn lực hiệu quả, thực hiện 3 đột phá chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.

g) Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, phát huy vai trò của các trung tâm đổi mới sáng tạo, nhất là Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tích cực chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số một cách thiết thực, hiệu quả.

h) Đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về kinh tế, phát huy sáng tạo trên cơ sở bám sát thực tiễn đất nước. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ, đa thành phần và hội nhập quốc tế sâu rộng gắn với bảo đảm minh bạch, hiệu quả, an ninh, ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội.

i) Nắm chắc tình hình thực tiễn, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, đối sách ứng phó, thích ứng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả với các vấn đề phát sinh, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường; chủ động có giải pháp khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế.

k) Chú ý lắng nghe, khiêm tốn học hỏi, kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

l) Phát huy truyền thống tốt đẹp 75 năm qua để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đoàn kết thống nhất, trung thành, trung thực, trong sáng, gương mẫu, tinh thông, chuyên nghiệp. Đánh giá cán bộ dựa vào tiến độ (thể hiện thái độ, đạo đức) và chất lượng công việc (thể hiện năng lực). Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, biết làm, dám đổi mới sáng tạo, không có động cơ xấu, không có lợi ích cá nhân, không tham nhũng tiêu cực.

4. Cơ bản đồng ý các kiến nghị, đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2394/BC-BKHĐT ngày 27 tháng 4 năm 2021; giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo giải quyết và báo cáo tiến độ, hiệu quả cho Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc thành lập và quy chế hoạt động của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ để rà soát, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn của các dự án đầu tư tại các trung tâm, thành phố lớn, có thể nghiên cứu đề xuất phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng.

Thủ tướng yêu cầu cơ bản hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB – VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Dầu Giây - Phan Thiết. Ảnh: Vinaconex.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan dự họp để hoàn thiện Tờ trình chủ trương triển khai thực hiện mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc” và chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 lấy ý kiến Đảng đoàn Quốc hội, Ban kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính… trước khi Báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét thông qua để trình Bộ Chính trị cho ý kiến làm cơ sở trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV vào tháng 7/2021.

Về phạm vi đầu tư, Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT căn cứ sự cần thiết, tính cấp bách, tính hiệu quả và khả năng bố trí nguồn lực để lựa chọn các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông cần đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông những nơi thật cần thiết.

Đồng thời, Bộ GTVT cần căn cứ tính hiệu quả để tập trung rung khẩn trương nghiên cứu, đề xuất triển khai ngay các tuyến đường bộ cao tốc khác có nhu cầu cấp thiết được các địa phương, cử tri và đại biểu Quốc hội đề nghị thời gian qua như: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến kết nối Nam Trung Bộ với Tây Nguyên...; các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và một số tuyến đường ở khu vực trung du miền núi phía Bắc. 

Bên cạnh đó, trên cơ sở đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố có liên quan, Bộ GTVT khẩn trương, tập hợp nhu cầu đầu tư, kết quả nghiên cứu các cơ chế đề xuất (nếu có) để tổng hợp, đề xuất cụ thể các dự án đường bộ cao tốc nhằm phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư. 

Về phương thức thực hiện xây dựng cơ chế, khuyến khích, Thủ tướng xác định ưu tiên đầu tư theo phương thức PPP, BOT nhằm huy động đa dạng các nguồn lực (ngân sách trung ương, địa phương, tư nhân), có cơ chế bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan (nhà nước, người dân, nhà đầu tư).

Bộ GTVT được giao khẩn trương tổng kết một số mô hình thành công khi giao cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện tốt để báo cáo Thường trực Chính phủ (hoàn thành trong quý I/2021) để đúc rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng việc phân cấp ủy, ủy quyền; khuyến khích giao UBND các tỉnh có nguồn lực về ngân sách, năng lực, kinh nghiệm trong quản lý đầu tư để thực hiện nhiệm vụ là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường cao tốc qua địa bàn nhằm chủ động huy động, sử dụng các nguồn lực của địa phương, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp nguồn vật liệu xây dựng...

“Nguyên tắc là triển khai đường cao tốc đi qua địa phương nào, địa phương đó phải chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn tự có đã được phân bổ, việc hỗ trợ ngân sách trung ương phải được Chính phủ xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ hỗ trợ một phần”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên cơ sở nội dung nghiên cứu nêu trên, Thủ tướng giao Bộ GTVT rà soát quy định của pháp luật để đề xuất các cơ chế, chính sách về nguồn vốn, các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Cần rút kinh nghiệm các đề xuất trước đây làm bế tắc khi triển khai theo phương thức PPP và BOT. 

Về tiến độ triển khai, Thủ tướng giao Ban cán sự Đảng Bộ GTVT khẩn trương thống nhất, chỉ đạo hoàn thiện Tờ trình, dự thảo Kết luận của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 13 tháng 5 năm 2021.

Đồng thời, Bộ GTVT có nhiệm vụ hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 -  2025 trình Chính phủ theo hướng cân nhắc dãn tiến độ đoạn từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị vào thời điểm phù hợp. 

Lập Hội đồng thẩm định liên ngành về điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Phan Thiết

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 641/QĐ – TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT (Dự án BOT sân bay Phan Thiết).

Phối cảnh cảng hàng không Phan Thiết.

Theo đó, Hội đồng thẩm định liên ngành Dự án BOT sân bay Phan Thiết doBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các thành viên của Hội đồng là lãnh đạo các Bộ: GTVT, tài chính, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận.

Trách nhiệm, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định liên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP. Hội đồng thẩm định liên ngành được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

Sân bay Phan Thiết có công suất 2 triệu hành khách một năm, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sân bay Phan Thiết là cảng hàng không cấp 4E, tổng diện tích 546 ha, với một đường băng 3.050m (cấp 4C chỉ 2.400m) và nay thêm một đường băng dự phòng. Sân bay có chức năng là sân bay dùng chung quân sự và dân dụng, có hoạt động bay quốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có tờ trình về việc thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu từ năm 2014, đồng thời giao UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện.

Sau khi công bố danh mục dự án; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, vào năm 2016, UBND tỉnh Bình Thuận đã lựa chọn và ký hợp đồng với nhà đầu tư (Công ty Cổ phần Rạng Đông). Ngày 29/8/2018, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sân bay Phan Thiết từ cấp 4C lên cấp 4E, do đó, dự án phải điều chỉnh tăng quy mô và tăng tổng mức đầu tư trên 10%.

Theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư,dự án phải thực hiện thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi ký kết Phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa đổi. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Quyết tâm thông xe giai đoạn 1 cao tốc La sơn - Túy Loan trong tháng 6

Ngày 4/5, đại diện Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (thuộc bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đang hoàn tất các công tác sửa chữa, bổ sung một số hạng mục liên quan theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đối với giai đoạn 1 Dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan (chiều dài 66km), đoạn từ ngã ba La Sơn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế đến bùng binh Hòa Liên (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng).

Giai đoạn 1 tuyến cao tốc La Sơn- Túy Loan đoạn La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đi Hòa Liên (huyện hòa Vang, Đà Nẵng) đã cơ bản hoàn thành.

Cũng theo thông tin từ đại diện Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, hiện chỉ cần thông qua được phần kiểm tra, đánh giá về hệ thống phòng cháy chữa cháy thì giai đoạn 1 của Dự án sẽ đủ các điều kiện để có thể thông xe.

“Chúng tôi cũng đã gửi giấy mời cho Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ – Bộ Công an từ trước Lễ. Nếu đợt này họ sắp xếp bố trí được thời gian vào kiểm tra và thông qua phần nghiệm thu thì tuyến đường có thể được thông xe trong tháng 6 như đúng kế hoạch. Có thể nói, sau nhiều năm triển khai thực hiện, chúng tôi mong muốn cũng như quyết tâm sớm đưa vào vận hành khai thác tuyến đường để phục vụ người dân đi lại thuận lợi”, đại diện Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết”.

Đại diện Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh thông tin thêm, hiện các cơ quan chức năng liên quan vẫn chưa có quyết định chính thức đối với phương án thu phí sử dụng đối với tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan trong giai đoạn 1, do vậy, trong giai đoạn đầu sau khi đưa vào thông xe, các phương tiện lưu thông qua tuyến có thể sẽ chưa phải mất phí.

Dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan khởi công ngày 22/12/2013 với tổng chiều dài 77,5 km; bắt đầu từ ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 11.486 tỉ đồng theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). Dự án có quy mô nền đường cao tốc 4 làn xe, dự kiến đấu nối với đầu tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại vị trí ngã tư Túy Loan.

Trong giai đoạn 1, đoạn tuyến La Sơn - Hòa Liên từ km 0-km 66 sẽ được đưa vào khai thác vận hành với tiêu chuẩn của đường cấp III, bề ngang mặt đường 11m, phân thành 2 làn xe chiều đi và chiều về, tốc độ quy định từ 60-80km/h. Đến giai đoạn tiếp theo, Dự án sẽ được đầu tư mở rộng lên thành 4 làn xe với bề ngang 23-24m tương tự tuyến cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi.

Nghệ An thông qua dự án hơn 4.500 tỷ đồng chống ngập úng TP. Vinh

HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII vừa thông qua chủ trương thực hiện Dự án “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP. Vinh, tỉnh Nghệ An".

Mục tiêu phát triển Dự án là giảm thiểu rủi ro úng ngập tại khu vực đô thị chính, tăng cường khả năng quản lý đô thị, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tích hợp và phát triển khả năng thích ứng với biến đổ khí hậu của TP. Vinh

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 4.514 tỷ đồng, tương đương 195 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay ngân hàng thế giới là 130 triệu USD, vốn đối ứng trong nước là 65 triệu USD. Dự án được chia thành 4 hợp phần.

Hợp phần 1 đầu tư tích hợp thoát nước và kết nối. Hợp phần 2 của dự án là mở rộng dung tích chứa để giảm lụt làm ngập đô thị. Hợp phần 3 của dự án là cải tạo và nâng cấp không gian công cộng triển khai tại sông Vinh. Hợp phần 4 của dự án sẽ phát triển hệ thống thông tin quản lý rủi ro lũ lụt tích hợp, cải thiện hoạt động vận hành của nhà máy xử lý nước thải, hỗ trợ thực hiện dự án.  

Thời gian thực hiện dự án trong 6 năm (2022 - 2027).

Theo đó, dự án này sẽ cải thiện tích hợp các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 thông qua đầu tư xây dựng, cải tạo các tuyến cống không đủ khả năng thoát nước; bổ sung và hoàn thiện mạng lưới thoát nước cấp 2, cấp 3 của khu vực trung tâm để đảm bảo khả năng thoát nước, kết nối vào hệ thống thoát nước cấp 1 như Kênh Bắc, mương số 1, mương Hồng Bàng, mương số 2, mương Đông Vĩnh, sông Vinh…

Xây dựng đường Lê Mao kéo dài khoảng 1,1km (điểm đầu tại đường ven sông Vinh, điểm cuối tại Quốc lộ 1 tránh Vinh, chỉ giới xây dựng theo quy hoạch 48m; nâng cấp đường Cao Xuân Huy với điểm đầu nối cầu qua sông Vinh, điểm cuối đấu nối với đường Phạm Hồng Thái, chiều dài khoảng 0,5 km, chỉ giới xây dựng theo quy hoạch 24m; nâng cấp đường Trần Nguyên Hãn với điểm đầu nối đường Nguyễn Trường Tộ, điểm cuối đấu nối với đường Ngô Đức Mai, chiều dài khoảng 1,95km, chỉ giới xây dựng theo quy hoạch 36m…

Nâng cấp, cải tạo sông Vinh dài khoảng 5,8km, từ điểm hợp lưu với sông Kẻ Gai đến bara Bến Thủy để trở thành trục tiêu thoát nước chính cho khu vực phía Tây và lưu vực phía Nam của thành phố Vinh. Xây dựng bờ kè dọc theo hai bờ sông, nâng cấp và cải tạo đường quản lý, xây dựng cầu nối hai bên bờ sông tại ngã ba sông Vinh - Kẻ Gai; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cống bao thu gom nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, cảnh quan, cây xanh, đường dạo.

Xây dựng hồ Hưng Hòa 2 diện tích 45 ha và khu vực xung quanh hồ khoảng 135ha; đồng thời xây dựng và nâng cấp 2 tuyến kênh dẫn nối giữa hồ Hưng Hòa 1 với hồ Hưng Hòa 2,…; xây dựng trạm bơm tiêu Hói Chùa. Phát triển hệ thống thông tin quản lý rủi ro lũ lụt tích hợp, cải thiện hoạt động vận hành của nhà máy xử lý nước thải, hỗ trợ thực hiện dự án.   

Thương vụ khủng “hâm nóng” dòng đầu tư nước ngoài

Dù vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 4 tháng qua giảm so với cùng kỳ, song các thương vụ lớn của các nhà đầu tư nước ngoài đã chứng minh, thị trường Việt Nam thật sự hấp dẫn.

49% vốn của FE Credit đã được Tập đoàn Tài chínhSumitomo Mitsui mua thông qua Công ty Tài chính Tiêu dùngSMBC

Thương vụ khủng “hâm nóng” thị trường 

Sau thương vụ Tập đoàn SK ký thỏa thuận với Tập đoàn Masan mua lại 16,26% cổ phần của VinCommerce với trị giá 410 triệu USD, đến lượt Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui công bố chi 1,37 tỷ USD mua 49% vốn của FE Credit qua Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC.

Hai thương vụ trên đã “hâm nóng” thị trường mua bán và sáp nhập (M&A), giống như cách đây gần 2 năm, khi KEB Hana Bank chi 882 triệu USD mua 15% cổ phần của BIDV. Không những vậy, sự xuất hiện của hai tên tuổi lớn là SK (Hàn Quốc) và Sumitomo Mitsui (Nhật Bản), với các thương vụ khủng, đã chứng minh một điều: thị trường Việt Nam thật sự hấp dẫn, chỉ cần có “deal” tốt, thì nhà đầu tư sẽ đến.

Các thông tin trên đã góp phần quan trọng xua bớt mối lo ngại khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại, sau khi tăng mạnh trong quý đầu năm.

Thực ra, việc vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng qua xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái phần nhiều được bù đắp bằng các Dự án lớn, như Điện khí 3,1 tỷ USD ở Long An; Nhiệt điện Ô Môn II, 1,31 tỷ USD ở Cần Thơ; hay dự án tăng vốn 750 triệu USD của LG Display Hải Phòng. Còn xét về số lượng, thì lượt dự án đăng ký mới giảm 54,2%, lượt dự án điều chỉnh vốn giảm 21,5%, còn lượt góp vốn, mua cổ phần giảm 64,1% so với cùng kỳ.

Đại dịch Covid-19 thực sự ảnh hưởng khá lớn tới dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy vậy, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt vẫn còn đó.

Ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, theo khảo sát của JETRO về xu hướng đầu tư, kinh doanh 1-2 năm tới của doanh nghiệp, hầu hết đều cho rằng, mở rộng hoạt động mở rộng sản xuất - kinh doanh là khó. Dù vậy, Việt Nam vẫn là một trong các đất nước trong top đầu ASEAN.

“Trong các nước chúng tôi đã khảo sát, số lượng cụm từ như thu nhỏ sản xuất, rút lui, thoái vốn gần như không xuất hiện ở Việt Nam. Điều này cho thấy sức mạnh của Việt Nam”, ông Nakajima Takeo nói.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát vừa được EuroCham công bố cách đây ít ngày, niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã phục hồi gần với mức của quý IV/2019 (trước khi có Covid-19). Cụ thể, Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý I/2021 của các doanh nghiệp châu Âu đạt 73,9 điểm.

Thậm chí, khi được hỏi về triển vọng của môi trường kinh doanh của Việt Nam trong quý tới, 67% doanh nghiệp châu Âu dự đoán là “xuất sắc” hoặc “tốt”, tăng 12% so với quý trước. Doanh nghiệp cũng lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của họ. Hơn 68% dự đoán, đơn đặt hàng và doanh thu của họ “duy trì hoặc tăng” trong 3 tháng tới, tăng 25% so với quý IV/2020.

“Đây là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào triển vọng dài hạn của Việt Nam. Ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán số nhân viên và kế hoạch đầu tư của họ sẽ tăng”, ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam (được EuroCham ủy nhiệm thực hiện khảo sát) nói.

Còn lắm chông gai 

Giải thích vì sao chỉ số BIC của doanh nghiệp châu Âu tăng cao, ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham nói rằng, đó là do Việt Nam có thể đảm bảo là các công ty ở đây có thể tiếp tục hoạt động bình thường, mà không có nhiều gián đoạn vì đại dịch so với các quốc gia khác. “Điều này đang giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp thêm niềm tin cho lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu”, ông Alain Cany nói.

Điều đó có lẽ đồng nhất với chia sẻ mới đây của ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Theo ông Thăng, thời điểm Hải Dương chống dịch thành công, một lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, đơn hàng ở Việt Nam đứng đầu thế giới. Lý do là, Hải Dương vẫn đảm bảo sản xuất an toàn, trong khi các nước khác trên thế giới thì không. “Đây là bài học quan trọng”, ông Thăng nói.

Thành công trong ngăn chặn Covid-19 là lý do khiến Việt Nam được lựa chọn nhiều hơn. Tờ South China Morning Post (Trung Quốc), dựa trên một cuộc khảo sát, cũng đưa ra nhận định, được coi là một trong những phương án thay thế cho Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam duy trì được vị trí trong suốt năm 2020 đầy biến động. Đầu năm 2021, Việt Nam được 25% số công ty được hỏi trên toàn cầu vinh danh là thị trường cung ứng hàng đầu.

Tuy nhiên, cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt hơn. Indonesia, sau hàng loạt chính sách được ban hành từ năm ngoái, đang đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư theo kiểu “đo ni đóng giày” cho nhà đầu tư và có khả năng sắp tới sẽ là các chương trình cho phép đền bù carbon.

Những động thái nhanh nhạy của Indonesia đã mang lại kết quả tích cực. Theo Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia (BKPM), tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong quý I/2021 đã đạt 219.700 tỷ rupiah (15,1 tỷ USD), tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,3% so với quý IV/2020.

Rõ ràng, Việt Nam cần nỗ lực hơn nhiều trong cuộc đua này. “Chúng tôi sẽ chăm sóc nhà đầu tư đến tận chân hàng rào. Điều đó nghĩa là tỉnh đầu tư về điện, nước, hệ thống cây xanh. Đây là những thứ nhà đầu tư quan tâm”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chia sẻ.

Nhưng có lẽ, các nhà đầu tư cần nhiều hơn thế. Ông John Rockhold, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) nhắc đến việc Việt Nam xem xét phi carbon hóa. Còn ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Eurocham nhấn mạnh việc cần nhân lực công nghệ cao. “Nơi nào đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng, sẽ là nơi chúng tôi nhắm tới”, ông Minh nói.

Theo số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố mới đây, 4 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn đăng ký mới gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020; vốn tăng thêm 2,7 tỷ USD, giảm 10,6%; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần là trên 1 tỷ USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cuối cùng đã về đích

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được cấp Chứng nhận an toàn hệ thống và Bộ GTVT có cơ hội hoàn thành công tác bàn giao cho UBND TP.Hà Nội trong vài tuần tới.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận hành thử trước khi chính thức được khai thác thương mại. Ảnh: Đ.T

Hoànthành điều kiện pháp lý cuối cùng 

Chưa đầy 1 giờ sau khi Liên danh tư vấn độc lập ACT do Apave (Pháp) đứng đầu chính thức cấp Chứng nhận an toàn hệ thống cho Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, ngay cuối buổi chiều 29/4, Bộ GTVT đã liên tiếp gửi 2 công văn hỏa tốc tới Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và UBND TP.Hà Nội.

Tại Công văn số 3814/BGTVT-CQLXD gửi Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, Bộ GTVT đề nghị Hội đồng kiểm tra và ban hành thông báo kết quả kiểm tra nghiệm thu của chủ đầu tư, làm cơ sở để bàn giao Dự án vào vận hành khai thác.

Trong công văn này, Bộ GTVT cho biết, Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và đã được Ban Quản lý dự án đường sắt (theo ủy quyền của Bộ GTVT) nghiệm thu hoàn thành tuân thủ theo hồ sơ thiết kế được duyệt; kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Dự án và nội dung quy định tại Điều 23, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, đủ điều kiện khai thác theo công suất thiết kế Dự án.

Bộ GTVT khẳng định, tính đến cuối tháng 4/2021, công trình đã hoàn thành, được nghiệm thu đảm bảo đúng quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế được duyệt, nội dung hợp đồng Dự án, đảm bảo theo đúng công năng thiết kế và đáp ứng các chỉ tiêu vận hành theo tiêu chuẩn Dự án.

Đối với một số vấn đề còn tồn tại về chất lượng, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình

và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn cũng đã được Ban Quản lý dự án đường sắt xác nhận trong biên bản và kèm theo các giải pháp khắc phục trong thời gian bảo hành công trình.

Đối với các khuyến cáo của đơn vị tư vấn đánh giá an toàn hệ thống, các bên đã đưa ra các giải pháp để kiểm soát và hạn chế tối đa rủi ro. Trên cơ sở đó, ngày 29/4/2021, Tư vấn ACT đã cấp Chứng nhận an toàn hệ thống.

“Việc được Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng ra thông báo chấp thuận là điều kiện pháp lý cuối cùng để Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội hoàn tất quá trình bàn giao đưa vào khai thác”, một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt khẳng định.

Dự kiến, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hội đồng sẽ tổ chức phiên họp toàn thể để xem xét, đánh giá cuối cùng để ra thông báo về kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Trong thời gian chờ kết quả đánh giá của Tư vấn An toàn hệ thống, ngày 26/4/2021, Bộ GTVT đã có Báo cáo “Hoàn thành thi công xây dựng công trình Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông” gửi tới Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

“Ga cuối” 

Gần như đồng thời với thời điểm gửi thông tin tới Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, Bộ GTVT cũng gửi công văn đề nghị UBND TP.Hà Nội phối hợp trong quá trình tiếp nhận Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Tại văn bản này, Bộ GTVT khẳng định, với vai trò cơ quan chủ quản và chủ đầu tư Dự án, bộ này xác định trách nhiệm đối với các khuyến cáo do ACT đưa ra và chịu trách nhiệm về thực hiện hoàn thành Dự án đảm bảo đúng quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế được duyệt, nội dung hợp đồng Dự án, đáp ứng các chỉ tiêu vận hành theo tiêu chuẩn Dự án.

“Sau khi có ý kiến của Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu hoàn thành Dự án, đề nghị UBND TP.Hà Nội nhận bàn giao Dự án và tiếp nhận 9 khuyến cáo của Tư vấn Đánh giá an toàn hệ thống nêu tại Báo cáo số 13 và Chứng nhận an toàn cấp ngày 29/4/2021; đồng thời tiếp nhận quy trình vận hành, khai thác do chủ đầu tư lập”, văn bản của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký nêu đề xuất.

Được biết, tại Chứng nhận kiểm tra số 13, ACT đã nêu ra 16 khuyến cáo đối với Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Phần lớn các khuyến cáo này đã được Bộ GTVT chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương khắc phục, hoàn tất các thủ tục theo phát hiện của ACT thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và Tổng thầu. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã làm việc với UBND TP.Hà Nội hoàn thiện các khuyến nghị thuộc trách nhiệm của Công ty Metro Hà Nội, trong đó có khuyến cáo về mức độ thuần thục của nhân sự vận hành; bổ sung vào quy trình vận hành thao tác cho các nhân viên, tăng số lượng nhân viên; bổ sung diễn tập trong tình huống bất ngờ; biện pháp sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp.

Riêng đối với các nội dung đầu tư xây dựng các hạng mục nhằm nâng cao an toàn trong quá trình khai thác, Bộ GTVT cũng đã đề nghị UBND TP.Hà Nội thống nhất thực hiện đầu tư để tổng hợp gửi ACT, phục vụ công tác đánh giá an toàn hệ thống. Trên cơ sở đó, tiếp tục báo cáo bổ sung để ACT xem xét, có ý kiến cuối cùng về đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống.

Ngoài ra, từ tháng 1/2021 đến nay (sau khi kết thúc giai đoạn vận hành thử), Tổng thầu đã phối hợp cùng Metro Hà Nội thường xuyên duy trì chạy 2 đôi tàu trên tuyến để tiếp tục kiểm tra, đánh giá tính ổn định của hệ thống thiết bị và nâng cao tính thuần thục cho các nhân sự tham gia vận hành.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức lễ bàn giao Dự án giữa Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội. Dự kiến, buổi lễ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng ra thông báo chấp thuận. Đây sẽ là ‘ga cuối’ của tiến trình xây dựng công trình kéo dài gần 10 năm”, một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt thông tin.

Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là công trình đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc. Dự án khởi công tháng 10/2011 và đến tháng 8/2018 cơ bản hoàn thành thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và được nghiệm thu lắp đặt tĩnh các thiết bị, tiến hành cấp nguồn cho tất cả các thiết bị để thực hiện kiểm tra đơn động của 10/10 chuyên ngành thiết bị, kết quả đã được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu.

Hiện 13 đoàn tàu thuộc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và mỗi đoàn tàu trong thời gian vận hành thử đã chạy tàu hơn 15.000 km đảm bảo an toàn, trong khi yêu cầu chỉ là 3.000 km.

Tăng cường đầu tư cho ĐBSCL, Tây Nguyên: Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Thảo luận về tình hình KT-XH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm nay (5/5), Chính phủ thống nhất nhận định, trong 4 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển tốt, xu hướng phục hồi tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt (thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay); xuất khẩu, thu hút đầu tư, thu ngân sách đạt được nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội, đời sống nhân dân ổn định, cơ bản có bước cải thiện; công tác khắc phục hậu quả bão lũ năm 2020 được triển khai tốt;… 

Thủ tướng yêu cầu chú trọng huy động nguồn vốn xã hội vào đầu tư phát triển các vùng trọng điểm, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên (Ảnh: Nhật Bắc)

Tuy nhiên, chúng ta còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những diễn biến phức tạp, khó lường, khó đoán của dịch Covid-19, tác động đến toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước; nhiều tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết, xung đột, chồng chéo về thể chế làm cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư công có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm…

“Bên cạnh những tín hiệu tốt, tích cực, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều lo lắng, đề nghị các thành viên Chính phủ nhận thức rõ vấn đề này. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mỗi bộ, mỗi ngành, địa phương phải chủ động, tích cực xử lý những vấn đề còn hạn chế, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ trong tháng 5 và thời gian tới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định.

Theo dự báo, nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhất là những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và để hoàn thành “mục tiêu kép”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là những vấn đề cần ưu tiên để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong quản lý nhà nước để tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tế để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tích cực tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung khắc phục hậu quả, xử lý sớm 12 Dự án yếu kém, thua lỗ. Các bộ, ngành, địa phương bằng các giải pháp cụ thể và với tinh thần trách nhiệm của mình quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, không để tồn đọng; giải ngân bảo đảm tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các dự án tăng cường đầu tư cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và các khu vực kinh tế trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực giao thông để phát huy các nguồn lực ở các khu vực này, phải quyết tâm đầu tư vào đây theo hướng huy động nguồn vốn xã hội; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, sớm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 và đề xuất biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hiệu quả, thiết thực. Phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện được hỗ trợ và thảo luận, công bố công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí này. Bổ sung các chính sách phù hợp cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, không để ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên, xây dựng bộ máy hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về công tác cán bộ; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; chú trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên…

Về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc xây dựng Chương trình hành động phải theo hướng “bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo” để triển khai đồng bộ, toàn diện, có lộ trình phù hợp, lựa chọn ưu tiên để thực hiện.

Chương trình hành động phải linh hoạt, khả thi, thiết thực, hiệu quả, phải dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra, đánh giá, với tinh thần “càng khó, càng phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, quyết định theo đa số”.

Trong đó, lưu ý những nội dung trọng tâm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trong bối cảnh gặp khó khăn, thách thức về già hóa dân số, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên; thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần là tăng cường quản lý Nhà nước, tập trung vào xây dựng chiến lược, kế hoạch, thể chế, cơ chế chính sách và tăng cường kiểm tra giám sát.

Về báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, quan trọng nhất là chỉ ra việc làm được, chưa được và nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài lâu năm.

“Nguồn lực có ít, thời gian có hạn, năng lực hạn chế, yêu cầu thì cao đòi hỏi chúng ta phải cân đối hài hòa, hợp lý”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ để hoàn thiện các báo cáo, trình cấp có thẩm quyền.

Đồng Tháp kiến nghị bổ sung nhu cầu vốn đầu tư công gần 4.508 tỷ đồng

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Công văn số 115/UBND-ĐTXD gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (vốn ngân sách Trung ương) của tỉnh Đồng Tháp.

TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. (Nguồn: Baodongthap.vn; Tác giả ảnh: Hoàng Trọng)

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách Trung ương (gồm vốn nước ngoài - ODA) của tỉnh Đồng Tháp là 6.544,755 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là 5.806,155 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 738,6 tỷ đồng, bố trí cho các Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025.

Tại Công văn này, UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, theo Công văn số 419/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương chưa thấy đề cập đến nguồn vốn của các chương trình, dự án (với tổng vốn khoảng 4.439,3 tỷ đồng) gồm:

Dự án Hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp thuộc Chương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2 thích ứng với biến đổi khí hậu (Chương trình DPO): đề nghị Trung ương hỗ trợ 1.900 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững (nhu cầu của tỉnh là 950 tỷ đồng).

Các dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025 sử dụng vốn ODA: nhu cầu của tỉnh là 1.589,3 tỷ đồng; do các dự án chưa có chủ trương đầu tư, chưa ký Hiệp định vay trong giai đoạn 2021 - 2025.

Ngoài ra, nhu cầu vốn ODA thực tế của các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025 còn thiếu 68,4 tỷ đồng so với mức dự kiến của Trung ương, gồm: Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (dự án VnSAT) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đã cân đối được 97,3 tỷ đồng/142 tỷ đồng, còn thiếu 44,7 tỷ đồng.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Đồng Tháp, đã cân đối được 306,3 tỷ đồng/330 tỷ đồng, còn thiếu 23,7 tỷ đồng.

Từ đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục quan tâm, tổng hợp nhu cầu vốn theo đề xuất của tỉnh, với tổng vốn khoảng 4.507,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 2.850 tỷ đồng; vốn ODA là 1.657,7 tỷ đồng.

Điện mặt trời áp mái nhà tại khu công nghiệp tắc vì thiếu hướng dẫn rõ ràng

Lắp điện mặt trời mái nhà ở khu công nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường toàn khu khiến nhiều doanh nghiệp thèm "chứng chỉ xanh" đành ngậm ngùi, từ bỏ ý định.

Điện mặt trời áp mái nhà tại Khu công nghiệp Tân Tạo, TP.HCM. Ảnh:st

Gánh nặng cho các Dự án điện mặt trời áp mái nhà 

Theo phản ánh của một số nhà đầu tư tới Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, việc đầu tư điện mặt trời áp mái nhà tại một số khu công nghiệp đang gặp khó khăn do Luật và Nghị định khác với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, vào cuối năm ngoái, khi tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc không thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với ngành nghề sản xuất điện mặt trời mái nhà đối với một số khu công nghiệp trong phạm vi địa bàn  tỉnh, Bộ này đã cho rằng, không có cơ sở để áp dụng việc miễn hoặc không thực hiện ĐTM khi bổ sung ngành nghề sản xuất điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp.

Theo lý giải của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự án đầu tư mở rộng quy mô, thay đổi loại hình sản xuất của khu công nghiệp đang hoạt động, bao gồm cả việc bổ sung ngành nghề sản xuất và phân phối điện, hoạt động sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM theo quy định tại số thứ tự 105 Phụ lục II mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP liên quan đến Luật Môi trường.

Chiếu theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu việc đầu tư dự án điện mặt trời chỉ được thực hiện tại các khu công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thu hút ngành nghề sản xuất điện/nhiệt điện/phân phối điện trong báo cáo ĐTM của khu công nghiệp.

Với yêu cầu này, Ban quản lý các Khu công nghiệp - Khu chế xuất tỉnh Đồng Nai (DIZA) cũng thống kê, hiện chỉ có một số khu công nghiệp có thể thu hút được dự án điện mặt trời mái nhà gồm Khu công nghiệp An Phước, Khu công nghiệp Nhơn Trạch III-giai đoạn I, Khu công nghiệp Hố Nai - giai đoạn 2 và Khu công nghiệp Ông Kèo.

Con số này là rất nhỏ khi so với thực tế tỉnh Đồng Nai đang có tổng cộng 38 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 32 khu công nghiệp đã được thành lập. Đó là chưa kể còn có 36 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cũng xuất phát từ văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, DIZA đã yêu cầu các công ty kinh doanh hạ tầng và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không tự ý lắp đặt, kinh doanh dự án điện mặt trời mái nhà khi chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM với ngành sản xuất và phân phối điện.

Luật, Nghị định và hướng dẫn thiếu đồng nhất 

Bình luận về các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và DIZA, một số doanh nghiệp cho rằng, còn nhiều điểm mờ liên quan tới yêu cầu thực hiện ĐTM của các dự án điện mặt trời áp mái nhà trong khuôn khổ khu công nghiệp.

Cụ thể, đa phần Báo cáo ĐTM được phê duyệt ban đầu của các dự án khu công nghiệp chưa bao gồm ngành nghề sản xuất, phân phối điện.

Theo Điều 20 và Điều 26 Luật bảo vệ môi trường 2014, trong trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án khu công nghiệp phải lập lại ĐTM và giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.

Tuy nhiên, tại Điều 15 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định, các dự án phải lập lại ĐTM chỉ bao gồm trường hợp bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Cũng tại Điều 16 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trong quá trình triển khai xây dựng dự án, chủ đầu tư dự án khu công nghiệp có bổ sung ngành nghề đầu tư loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc nhóm III Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã phê duyệt ĐTM và chỉ được thực hiện thay đổi sau khi có quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt ĐTM.

Tuy nhiên, danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại Phụ lục IIa chỉ bao gồm loại hình nhiệt điện than và điện hạt nhân (Nhóm I) mà không bao gồm loại hình sản xuất điện năng lượng tái tạo nào (bao gồm cả điện năng lượng mặt trời).

Điều này khiến doanh nghiệp hiểu rằng, việc thực hiện các dự án đầu tư ĐMT mái nhà trong phạm vi các dự án khu công nghiệp đã có báo cáo ĐTM được phê duyệt (chưa bao gồm ngành nghề sản xuất, phân phối điện) không thuộc trường hợp phải lập lại ĐTM theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Nếu viện dẫn Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP, các dự án quang điện (bao gồm điện mặt trời áp mái nhà) có diện tích từ 50 ha đến dưới 200 ha thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và trên diện tích từ 200 ha trở lên thuộc đối tượng phải lập ĐTM. Đây là điểm mấu chốt khiến các doanh nghiệp chưa thể “tâm phục khẩu phục”.

“Chúng tôi hiểu là chỉ trong trường hợp tổng diện tích mái sử dụng của các dự án đầu tư điện mặt trời mái nhà trong phạm vi khu công nghiệp chiếm diện tích từ 200 ha trở lên mới phát sinh yêu cầu các chủ đầu tư dự án khu công nghiệp lập mới hoặc bổ sung báo cáo ĐTM cho ngành nghề sản xuất, phân phối điện bổ sung trong phạm vi khu công nghiệp. Các dự án điện mặt trời áp mái nhà quy mô nhỏ dưới 1 MW và diện tích mái tổng cộng không tới 200 ha sẽ không cần làm lại báo cáo ĐTM”, một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm ở TP.HCM chia sẻ.

Cần nhắc thêm rằng, Luật Bảo vệ môi trường 2014 sẽ hết hiệu lực thi hành ngày 31/12/2021 và sẽ bị thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Nghĩa là sẽ cần thêm thời gian để các bộ, ngành hoàn thành việc soạn thảo và phê duyệt nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2019, trong đó có phần liên quan đến điện mặt trời nói chung này.

Được biết, điện mặt trời áp mái nhà được xem là giải pháp giúp hạ căng thẳng và san tải cho hệ thống điện toàn quốc nhất là vào giờ cao điểm sáng (từ 9h30-11h30).

Việc sử dụng năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất tại chỗ đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên. Bên cạnh việc chống nóng cho nhà xưởng, tiết kiệm chi phí điện năng, sử dụng ĐMT giúp doanh nghiệp có thêm chứng chỉ xanh, tạo lợi thế xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển trong bối cảnh vấn đề giảm phát thải đang ngày càng được quan tâm mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng, bạn hàng và các Chính phủ.

Do đó, việc các nhà quản lý sớm ra hướng dẫn rõ ràng sẽ giúp cả chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp yên tâm phát triển năng lượng tái tạo, tạo ra lợi ích xã hội và thương mại cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Ký hợp đồng Dự án thành phần PPP cao tốc Bắc – Nam phía Đông đầu tiên

Bộ GTVT, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Nhà đầu tư dự án), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) đã ký Hợp đồng BOT Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang – Cam Lâm thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (Dự án PPP cao tốc Nha Trang – Cam Lâm) sau gần 6 tháng đàm phán.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, đại diện tập đoàn Sơn Hải (nhà đầu tư), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) thực hiện ký kết Hợp đồng BOT Dự án đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang – Cam Lâm

Trước đó, Bộ GTVT đã tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước và đến tháng 12/2020, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải được chọn là nhà đầu tư trúng thầu Dự án PPP cao tốc Nha Trang – Cam Lâm,

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm là một trong 3 dự án thành phần Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được triển khai theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Dự án PPP cao tốc Nha Trang – Cam Lâm thuộc phạm vi tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại Km5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại Km54+00 thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh. Tổng chiều dài khoảng 50km.

Để phù hợp với nhu cầu vận tải và nguồn lực, Dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h; ngoài ra trên tuyến còn đầu tư 1 hầm đường bộ qua núi Dốc Sạn có chiều dài khoảng 700m và một số công trình cầu lớn.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng (trong đó Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư chiếm 20%), nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án khoảng 2.967 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.

Theo ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ PPP – Bộ GTVT, bên cạnh 8 dự án đầu tư công đang triển khai xây dựng, việc ký kết hợp đồng, đầu tư xây dựng dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm và tới đây là 2 dự án PPP thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông thông suốt, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển GTVT.

“Quá trình xây dựng Hồ sơ mời thầu, đàm phán Hợp đồng dự án diễn ra trong thời điểm giao thời, có nhiều thay đổi về quy định pháp luật liên quan như: quy định về quản lý chất lượng thi công, bảo trì công trình xây dựng; quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đặc biệt là sự ra đời của Luật Đối tác công tư và các Nghị định hướng dẫn”, ông Thành thông tin.

Được biết, Dự án PPP cao tốc Nha Trang Cam Lâm là dự án đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần vốn góp Nhà nước (VGF) để đánh giá tài chính thương mại, được cập nhật quy định chuyển tiếp của Luật PPP và các Nghị định hướng dẫn trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án.

Dự án triển khai khắc phục các tồn tại của các dự án BOT trước đây như đảm bảo sự lựa chọn cho người sử dụng, mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu sẽ làm giảm rủi ro cho Nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

“Việc Dự án tổ chức đàm phán, ký Hợp đồng thành công ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, còn mang ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua; là tín hiệu tích cực đối với môi trường đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”, ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá.

Hà Nội đề xuất đầu tư Vành đai 4 theo hình thức PPP

UBND TP. Hà Nội muốn Bộ GTVT ủng hộ phương án đầu tư tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dài 98 km chạy trên cao, trị giá hơn 135.000 tỷ đồng theo hình thức PPP.

Phối cảnh tuyến đường Vành đai 4

Cấp thiết đóng mạch Vành đai 4 

Tham vọng sớm đóng mạch Vành đai 4 - Vùng Thủ đô của chính quyền TP. Hà Nội được thể hiện rất rõ trong Báo cáo số 27/BC-BCS của Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội về việc triển khai công trình hạ tầng đường bộ được đánh giá là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô trong 5 -10 năm tới.

Đây cũng là tài liệu chính thức mà Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội phục vụ Hội nghị của Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hà Nội với Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Bộ GTVT để bàn, thống nhất về định hướng, quy hoạch, phương án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được tổ chức vào ngày 6/5.

Tại Báo cáo này, Hà Nội kiến nghị Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất với Bộ GTVT và lãnh đạo các tỉnh liên quan về sự cần thiết phải sớm tổ chức triển khai đầu tư khép kín toàn tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

“TP. Hà Nội (trung tâm Vùng Thủ đô) sẽ đóng vai trò chủ trì, phối hợp cùng các địa phương có tuyến đi qua tổ chức nghiên cứu, triển khai đầu tư toàn tuyến”, Báo cáo do ông Chu Ngọc Anh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký nêu rõ.

Hà Nội cũng đề nghị Bộ GTVT và Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa danh mục đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vào danh mục công trình giao thông trọng điểm quốc gia để tập trung chỉ đạo; đồng thời tách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tuyến đường thành Dự án riêng (tương tự Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành).

Đặc biệt, lãnh đạo TP. Hà Nội muốn Bộ GTVT thống nhất nghiên cứu bổ sung phương án thành phần đường cao tốc trên cao trên Vành đai 4 thay cho việc đi bằng như quy hoạch hiện nay để lựa chọn phương án tối ưu và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp.

Tại Quyết định số 1278/QĐ-TTg, ngày 29/7/2011 phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xây dựng xong tuyến này trước năm 2020. Đây là tuyến vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô; đồng thời, giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của TP. Hà Nội.

Tuy nhiên, tính đến quý I/2021, mới chỉ có UBND TP. Hà Nội đang xem xét hồ sơ đề xuất 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP của một số nhà đầu tư trong nước.

Tuyến cao tốc trên cao dài nhất 

Được biết, quan điểm chung của Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội đối việc đầu tư Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là Nhà nước sẽ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 1 lần theo đúng chỉ giới đường đỏ (120 m) bằng vốn đầu tư công.

Đặc biệt, lãnh đạo TP. Hà Nội cho rằng, việc xây dựng phần đường cao tốc là cầu cạn trên cao thay cho việc đi bằng hiện nay, với quy mô 4 - 6 làn xe cao tốc (tương tự phương án đã đầu tư đường cao tốc trên cao của tuyến Vành đai 3 hiện nay) có tính hợp lý hơn.

Theo đó, thành phần mặt cắt ngang Vành đai 4 sẽ gồm đường đô thị đi bằng bên dưới, xây dựng các trụ đường cao tốc trên cao trong phạm vi dải phân cách giữa của tuyến đường. Đối với đoạn vành đai phía Tây có đường sắt đi trên cao, sẽ xây dựng đường sắt trên cao trong dải đất rộng khoảng 30 m ở phía Tây tuyến đường; 90 m còn lại ở phía Đông tuyến, sẽ xây dựng đường đô thị đi phía dưới và đường cao tốc trên cao trong phạm vi dải phân cách giữa của tuyến đường.

“Việc đưa làn cao tốc đi trên cao sẽ giải quyết được cơ bản các giao cắt cùng mức đối với các tuyến đường khác (có khoảng 23 nút giao với các tuyến đường trục chính quan trọng), đồng thời tận dụng được không gian mặt đất dưới gầm cầu cạn để làm đường giao thông, phục vụ đi lại”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội tính toán.

Qua rà soát, tính toán sơ bộ của UBND TP. Hà Nội, để đầu tư toàn tuyến Vành đai 4, cần khoảng 105.000 tỷ đồng cho phương án cao tốc đi bằng và khoảng 135.000 tỷ đồng cho phương án cao tốc đi trên cầu cạn.

Theo lãnh đạo Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, nếu đề xuất của lãnh đạo TP. Hà Nội được chấp thuận, Vành đai 4 sẽ là tuyến cao tốc chạy trên cao dài nhất, quy mô vốn lớn nhất từng triển khai tại Việt Nam.

Lãnh đạo TP. Hà Nội thừa nhận, với mức kinh phí đầu tư xây dựng như trên, việc đầu tư tuyến đường Vành đai 4 bằng nguồn vốn đầu tư công là khó khả thi. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội đề xuất nghiên cứu đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT cho toàn tuyến, (bao gồm cả thành phần đường cao tốc trên cao).

“Trong quá trình triển khai thực hiện lập đề xuất dự án, có thể xem xét nghiên cứu phân kỳ đầu tư cho phù hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải đảm bảo nối thông toàn tuyến và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng dứt điểm một lần”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô bao gồm 2 phần, trong đó, phần tuyến phía Bắc Quốc lộ 18, hướng tuyến đi trùng cao tốc Nội Bài - Hạ Long đang sử dụng Quốc lộ 18; đoạn Hà Nội - Bắc Ninh đã xây dựng quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 27,5 m.

Đối với phần tuyến phía Nam Quốc lộ 18 có tổng chiều dài tuyến khoảng 98 km, gồm Hà Nội: 56,5 km; Hưng Yên: 20,3 km; Bắc Ninh 21,2 km, quy mô đường cao tốc, chiều rộng nền đường 120 m. 

Hà Nội: Xây dựng đường vành đai 4, tạo động lực phát triển mới cho vùng Thủ đô

Chiều 6/5, tại Hội nghị giữa TP. Hà Nội với Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh liên quan triển khai kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về tuyến đường vành đai 4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và đại diện lãnh đạo TP. Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang... đã đồng tình với sự cần thiết của Dự án và thể hiện quyết tâm sớm trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giao thông Vận tải và TP. Hà Nội cùng các tỉnh liên quan về triển khai tuyến đường vành đai 4.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá, tuyến đường sẽ kết nối đồng bộ, tăng cường năng lực, giải phóng ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển, khai thác các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng Thủ đô.

Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ dự án và đồng ý với kiến nghị giao cho Hà Nội làm đầu mối, giao cho UBND TP. Hà Nội chủ trì tổ chức triển khai nghiên cứu và đầu tư toàn bộ tuyến đường theo hình thức hỗn hợp gồm: Đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, để dự án tiến hành thuận lợi hơn.

Đối với kiến nghị của Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghiên cứu cập nhật, bổ sung phương án thành phần đường cao tốc trên cao thay cho việc đi bằng như quy hoạch hiện nay để lựa chọn phương án tối ưu và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu phương án lựa chọn tối ưu sẽ do dự án đề xuất. Bộ ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho TP. Hà Nội trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng như lập quy hoạch thành phố để tích hợp các nội dung liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải vào các đồ án quy hoạch này đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các đồ án quy hoạch. Trong suốt quá trình triển khai, Bộ sẽ cử cán bộ cùng Hà Nội để hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật của dự án.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, qua ý kiến của các đại biểu cho thấy hội nghị thống nhất một số nội dung chính như: Về quan điểm chung, tổ chức triển khai đầu tư khép kín toàn bộ tuyến đường vành đai 4 (mặt cắt khoảng 120m, trong đó, dự kiến có 30m là đường sắt quốc gia và 90m là đường bộ với cao tốc đi trên cao) theo hình thức đầu tư hỗn hợp gồm: Đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT và đề xuất đưa vào danh mục công trình giao thông trọng điểm Quốc gia để tập trung chỉ đạo.

Tổ chức nghiên cứu cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết thành phần đường cao tốc đi trên cao của tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô vào đồ án quy hoạch mạng lưới đường bộ Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Giao thông Vận tải đang tổ chức lập.

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt quốc gia vành đai phía Tây (có hướng đi song song với đường vành đai 4) theo hướng đi trên cao, trong phạm vi lộ giới khoảng B=120m nghiên cứu vị trí tuyến đường sắt trong giải đất rộng khoảng 30m (bên phía Tây đoạn Vành đai 4 phía Tây/Hà Nội; một phần phía Đông đoạn Vành đai 4 phía Đông/Hưng Yên) và cập nhật vào Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia quy hoạch đường sắt khu đầu mối TP. Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Giao thông Vận tải đang tổ chức lập.

Về quy hoạch, các đại biểu thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh bổ sung phương án thành phần đường cao tốc trên cao thay cho việc đi bằng như quy hoạch hiện nay; đồng thời, nghiên cứu đầu tư mới và nâng cấp đoạn đi trùng quốc lộ 18 (phía Bắc Sân bay Nội Bài) để khép kín tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Hà Nội với vai trò là trung tâm, hạt nhân của vùng Thủ đô sẽ chủ trì, phối hợp cùng các địa phương có tuyến đi qua tổ chức nghiên cứu, triển khai đầu tư toàn tuyến; trong đó, các địa phương có tuyến đi qua chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách, tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn theo thực tiễn của từng địa phương. Tách công tác đền bù giải phóng mặt bằng thành các dự án riêng (tương tự như dự án Sân bay Long Thành).

Về lựa chọn nhà đầu tư, các bên thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận giao TP. Hà Nội là cơ quan đầu mối thay mặt cho các địa phương chủ trì tổ chức triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực và kinh nghiệm triển khai dự án và đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Các đại biểu cũng thống nhất đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ cấu nguồn vốn hợp lý, cơ chế tài chính đặc thù để đảm bảo tính khả thi của dự án, cũng như lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp để triển khai dự án, nâng cao vai trò, trách nhiệm của trung ương và các địa phương có dự án đi qua trong việc bố trí nguồn lực; đầu tư theo hình thức hỗn hợp gồm: đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT cho toàn tuyến (bao gồm cả thành phần đường cao tốc trên cao là 100% BOT). Kiến nghị với Trung ương hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các địa phương để triển khai dự án, đặc biệt là để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tin tưởng sẽ sớm triển khai và hoàn thành tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô trong giai đoạn tới, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng mở ra không gian phát triển và tạo động lực để đẩy mạnh liên kết vùng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương theo tinh thần Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố đã đề ra.

Tại hội nghị, các bên đã thống nhất ký Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giao thông Vận tải với các tỉnh, thành phố và dự thảo Tờ trình của các tỉnh, thành phố đồng trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị thống nhất giao UBND TP. Hà Nội phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Tờ trình và ký đồng trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
  • Tin tức mới nhất: Người nước ngoài rơi tử vong giữa hai khách sạn ở TPHCM
  • Hướng dẫn xác thực danh tính tài khoản một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine tăng cường việc kiểm soát tiền tệ
  • Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Chiến tranh nổi dậy ở miền đông Ukraine sau đàm phán hòa bình
  • Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh: Vẫn giữ nhưng sẽ thay đổi
  • Tin tức mới nhất: Hơn 30 trung đoàn tên lửa của Nga đồng loạt diễn tập
推荐内容
  • Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
  • Tai nạn tàu điện ngầm thảm khốc trên thế giới
  • Tin tức mới cập nhật 24h ngày 2/2/2015
  • Khủng bố IS và những tin tức mới nhất ngày 28/1/2015
  • Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
  • Dự báo thời tiết ngày mai 24/02/2015: Các tỉnh miền Bắc sáng có sương mù, ngày nắng nóng