【kết quả trận đấu serbia】Cần sớm minh bạch tài khoản ETC
Sau những chệch choạc ban đầu,ầnsớmminhbạchtàikhoảkết quả trận đấu serbia đến thời điểm hiện tại, việc triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) hoàn toàn trên tất cả tuyến cao tốc theo chỉ đạo của Chính phủ đã dần đi vào nề nếp nhờ nỗ lực cao độ của các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Ngoài việc tốc độ lưu thông qua các trạm thu phí được cải thiện, số lượng xe dán thẻ ETC đã có bước đột phá với hơn 1 triệu thẻ được dán chỉ trong vòng 1 tháng qua, nâng tổng số xe dán thẻ ETC trong phạm vi cả nước của 2 nhà cung cấp (là VECT và VDTC) lên 3,3 triệu. Đây là chỉ số rất quan trọng, phản ánh mức độ phổ cập và sự sẵn sàng tham gia sử dụng dịch vụ ETC của người dân sau hơn 10 năm triển khai.
Tuy vậy, việc số lượng xe dán thẻ ETC tăng lên đi kèm lượng tài khoản giao thông được kích hoạt tương ứng cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm ban hành cơ chế quản lý, sử dụng số dư tài khoản giao thông sao cho chặt chẽ và minh bạch. Tổng số dư tài khoản giao thông của 3,3 triệu tài khoản giao thông hiện khoảng 350 tỷ đồng/tháng. Trong tương lai, số dư này còn tăng lên khi việc thu phí ETC ngày càng chứng minh tính ưu việt, tiện lợi so với hình thức thu phí thủ công.
Bất cập lớn nhất hiện nay là chưa có quy định cho phép chủ phương tiện sử dụng số tiền nhàn rỗi đã nạp vào tài khoản giao thông cho các mục đích khác ngoài thanh toán phí đường bộ. Bên cạnh đó, việc chủ phương tiện phải duy trì số dư trong tài khoản, mà không được trả bất kỳ đồng lãi nào cũng là điều đáng nói. Một bất cập nữa là các tài khoản giao thông vẫn hoạt động theo cơ chế 1 chiều do các cơ quan quản lý nhà nươc chưa xây dựng cơ chế hoàn trả, cho phép chủ phương tiện rút tiền đã nạp về tài khoản ngân hànghoặc tiền mặt để dùng vào mục đích cá nhân khi chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng.
Cũng do tài khoản thu phí chỉ được sử dụng vào những mục đích rất hạn chế như các giao dịch thu - chi liên quan đến phí sử dụng đường bộ, nên chưa có quy định rõ ràng cho phép đơn vị cung cấp dịch vụ được sử dụng để hỗ trợ khách hàng thanh toán các khoản chi tiêu hợp pháp khác.
Những bất cập nói trên không chỉ khiến chủ tài khoản ETC bị thiệt, mà còn gây lãng phí về tài nguyên số khi hàng triệu tài khoản giao thông không thể sử dụng để thanh toán các dịch vụ giao thông hay tiêu dùngkhác.
Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần xem xét, bổ sung tính năng trung gian thanh toán (tương tự như ví điện tử) cho tài khoản giao thông, tạo điều kiện cho chủ phương tiện được sử dụng số dư tiền mà họ đã nạp vào các mục đích khác trong trường hợp chưa cần dùng để thanh toán phí đường bộ. Điều này càng có lợi cho khách hàng, nhất là khi trong tương lai gần, một số hoạt động dịch vụ giao thông phát triển hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt, như dịch vụ bãi đỗ xe, mua xăng, dầu, nộp phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ...
Bên cạnh đó, việc bổ sung tính năng trung gian thanh toán còn giúp gia tăng mức độ an toàn và bảo mật cho chủ sở hữu tài khoản, tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước do phải được hoạt động và vận hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán…
Thực tế, tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng công nghệ thu phí điện tử không dừng như Singapore, Hồng Kông hay Đài Loan, việc thanh toán phí điện tử không dừng có thể được chủ phương tiện thực hiện thông qua một dạng thẻ thông minh có chức năng gần giống với tính năng trung gian thanh toán. Ngoài thanh toán phí sử dụng đường bộ, các tài khoản này còn có thể dùng để chi trả phí đỗ xe, đổ xăng và thanh toán dịch vụ ăn uống, mua sắm khác.
Thời gian qua, người dân đã tích cực, chung tay hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh thu phí ETC thông qua việc dán thẻ và mở các tài khoản thu phí giao thông. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi hơn nữa cho người tham gia giao thông, các cơ quan quản lý cũng phải điều chỉnh quy định về thu phí ETC theo hướng tạo thuận lợi và minh bạch hơn, trong đó ưu tiên trước mắt là nghiên cứu tích hợp tính năng trung gian thanh toán với tài khoản giao thông dựa trên các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi cho chủ tài khoản, mà còn tăng tính minh bạch, tạo niềm tin cho người dân, giảm thói quen sử dụng tiền mặt, góp phần đẩy nhanh tiến trình số hóa nền kinh tếvốn đã trở thành xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·PM responds to NA deputy’s question on regional connectivity
- ·PM puts his weight behind agricultural cooperatives
- ·Sympathies sent to Vietnamese victims of Phnom Penh fire
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Gov’t discusses economic challenges for next six months
- ·NA Chairwoman gives direction in Hải Phòng
- ·PM looks to maintain high
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·US Secretary of State to make first visit to Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Cuba, Fidel – sacred words in the hearts of Vietnamese people: Party official
- ·Chile – Việt Nam’s important Latin American partner: Deputy PM
- ·ASEAN, partners meet in Singapore to strengthen defence ties
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Military impostors arrested in capital
- ·PM hopes for stronger Việt Nam
- ·NA Standing Committee opens 25th session
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·NA Chairwoman gives direction in Hải Phòng