会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xếp hạng vô địch tây ban nha】Bài 3: Tiết kiệm điện có là giải pháp "cứu cánh"?!

【xếp hạng vô địch tây ban nha】Bài 3: Tiết kiệm điện có là giải pháp "cứu cánh"?

时间:2025-01-25 19:37:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:672次
bai 3 tiet kiem dien co la giai phap cuu canhxếp hạng vô địch tây ban nha" />Bài 2: Bất cập nhiệt điện, bấp bênh năng lượng tái tạo
bai 3 tiet kiem dien co la giai phap cuu canhTrong cơn “khát” điện - Bài 1: Thiếu điện không còn là nguy cơ
bai 3 tiet kiem dien co la giai phap cuu canh
Tập đoàn Sơn Hà đã áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong nhà máy khá hiệu quả. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Tiết kiệm đạt vỏn vẻn 6%!

Xung quanh câu chuyện sử dụng điện ở Việt Nam, chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn phân tích: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2018, GDP cả nước đạt 245 tỷ USD. Còn theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện đạt 192 tỷ kWh. Điều đó có nghĩa là, 1kWh điện chỉ làm ra 1,3 USD, trong khi mức bình quân của thế giới là 1 kWh điện làm ra 3,3 USD. Việc sử dụng điện, kể cả diesel ở Việt Nam cực kỳ lãng phí, nên tiết kiệm là đúng. 10 năm qua, Việt Nam đã động viên tiết kiệm điện nhưng chưa hiệu quả. Bởi vậy, ông Sơn cho rằng, bằng phương pháp tác động vào giá cả, thị trường sẽ buộc người dân tiết kiệm, sử dụng hiệu quả. "Nếu so sánh với các nước có mức GDP bình quân ngang tầm với Việt Nam, giá điện của Việt Nam hiện đang thấp hơn 7%. Giá năng lượng ở Việt Nam thực sự không đắt", ông Sơn nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đỗ Hữu Hào-Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho biết: Hiện nay, tổn thất điện năng (tổn thất trong quá trình truyền tải, trong quá trình phân phối và trong tiêu dùng nội bộ của EVN-PV) đã giảm đáng kể, dưới 10%. Tuy nhiên, tiết kiệm điện năng của Việt Nam chưa đạt kết quả như kỳ vọng đặt ra. Thực tế, theo tính toán, Việt Nam có thể tiết kiệm tối đa 30-35%. Trước mắt, nếu toàn dân nỗ lực, con số tiết kiệm trung bình có thể đạt được là 15%. Tuy nhiên, hiện tại con số tiết kiệm thực tế mới chỉ ở mức khoảng 6%.

Về lý do tại sao hiệu quả tiết kiệm điện ở Việt Nam còn kém so với tiềm năng, ông Đỗ Hữu Hào lý giải: "Trước hết là ý thức của người tiêu dùng điện chưa tốt vì giá điện không cao lắm. Thứ hai là DN Việt chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, trong quá trình sản xuất sử dụng dây chuyền cũ, không có kinh phí để đổi mới, thay thiết bị... tiết kiệm năng lượng. Kể cả các nhà máy sản xuất đầu tư mới cũng chưa thực sự tính đến chuyện tiết kiệm năng lượng. Ở những góc độ khác, ví dụ như trong xây dựng, dễ thấy, toàn bộ các tòa nhà thiết kế trước đây không tính đến chuyện tiết kiệm năng lượng. Các tòa nhà Việt Nam đa số phải dùng điện suốt ngày, nhất là các hội trường gần như 24h/24h....".

Nỗ lực từ ngành điện

EVN nêu rõ: Với bối cảnh công tác cung cấp điện còn nhiều khó khăn do nhiều nguồn điện mới của các chủ đầu tư không thuộc EVN không kịp tiến độ; các nhà máy điện sử dụng nguồn sơ cấp có chi phí đầu tư thấp như thuỷ điện đã khai thác hết; việc tiêu thụ điện của Việt Nam chưa hiệu quả so với các nước trên thế giới (hệ số đàn hồi của Việt Nam cao) thì việc triển khai thực hiện các hoạt động tiết kiệm điện sẽ giúp giảm áp lực về việc đầu tư các nguồn cung cấp điện mới. Việc tiết kiệm điện sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ giảm chi phí đầu vào thông qua việc ứng dụng và sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện thấp và việc sử dụng các thiết bị điện ở các chế độ hợp lý, hiệu quả.

Trên thực tế, bản thân ngành điện mà cụ thể là EVN thời gian qua cũng đã triển khai khá nhiều biện pháp tiết kiệm điện. Điển hình, tòa nhà EVN được công nhận danh hiệu cơ sở sử dụng năng lượng xanh Hà Nội năm 2017; EVN cũng đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở Tập đoàn và các đơn vị thành viên... Riêng với các nhà máy điện, hiện EVN có 24 nhà máy (14 nhà máy thuộc các tổng công ty phát điện và 9 nhà máy điện do Tập đoàn trực tiếp quản lý) thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Các nhà máy đều được triển khai kiểm toán năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng tự dùng. Năm 2019, EVN thực hiện chủ đề năm: "Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện", với mục tiêu cán đích trước 1 năm các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong kế hoạch 5 năm (2016-2020). Chính vì vậy, việc tiết kiệm chi phí, phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành, trong đó có việc tiết kiệm năng lượng tự dùng là một nhiệm vụ được EVN đặc biệt quan tâm.

Doanh nghiệp tự thân vận động

Liên quan tới vấn đề tiết kiệm điện, ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho hay: Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất hiện chiếm tỷ trọng rất cao. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, theo thống kê của Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng. Tiềm năng kỹ thuật để có thể tiến hành tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp từ 20-30%, thậm chí có lĩnh vực có thể lên tới 40%. Nếu các DN có thể thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng quốc gia, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam.

Đứng từ góc độ DN, không khó để thấy, nhiều DN cũng đã chủ động triển khai giải pháp tiết kiệm điện và thu được hiệu quả rõ rệt thời gian qua. Ông Lê Vĩnh Sơn-Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà cho biết: DN đã chủ động áp dụng những công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng trong các công đoạn sản xuất; các công xưởng luân phiên sản xuất tránh căng thẳng về điện trong giờ cao điểm… Tập đoàn Sơn Hà có gần 10 nhà máy quy mô như Nhà máy Sơn Hà tại Bắc Ninh. Toàn bộ hệ thống đèn đường, đèn chiếu trong nhà máy đều dùng đèn led, đồng thời nhà máy cũng bố trí các thiết bị máy móc khoa học. Ban đầu nhà máy sử dụng máy công suất rất lớn, các thiết bị sử dụng nhiều điện. "Chúng tôi đã thay các động cơ hiện đại hơn nhưng tiêu tốn điện năng ít hơn hoặc sử dụng giải pháp thay thế thiết bị sử dụng điện nhiều. Ví dụ với riêng Nhà máy Sơn Hà tại Bắc Ninh, ban đầu chi phí điện khoảng gần 500 triệu đồng/tháng, đến nay chỉ còn khoảng 300 triệu đồng/tháng”, ông Sơn nói.

Sản xuất sắt thép là lĩnh vực sử dụng nhiều điện. Trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện, giá điện có nhiều biến động, để tiết kiệm điện năng, đảm bảo cho sản xuất, Tập đoàn Hòa Phát cũng áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Tập đoàn đã áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín, đầu tư thiết bị công nghệ nhằm kiểm soát tốt vấn đề môi trường, xử lý triệt để các loại chất thải, khí thải phát sinh cho cả hai Khu liên hợp Sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư các dự án.

Hiệu quả của việc áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín đã được chứng minh rất cụ thể tại Khu liên hợp Sản xuất Gang thép tại Hải Dương. Khu liên hợp lựa chọn công nghệ luyện than cốc thu hồi nhiệt siêu sạch tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thân thiện với môi trường. Công nghệ này triệt tiêu toàn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại sinh ra từ quá trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện, giúp Hòa Phát chủ động gần 50% nhu cầu điện sản xuất. Với Khu liên hợp tại Dung Quất (Quảng Ngãi), dự kiến sản lượng điện tự chủ được lên đến 60-70%, đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho thép Hòa Phát.

Ông Đỗ Hữu Hào đánh giá: Xét đến cùng, tiết kiệm không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề chính trong câu chuyện "khát" điện mà chỉ góp phần đỡ thiếu điện. Nếu con số tiết kiệm nâng lên đến mức 10% thay vì khoảng 6% như hiện tại, mỗi năm Việt Nam sẽ đỡ phải xây một nhà máy điện, nghĩa là đỡ được vài tỷ USD. "Một nhà máy nhiệt điện công suất khoảng 1.200 MW, chi phí đầu tư đã là 2,5 tỷ USD. Nếu tiết kiệm được số lượng điện bằng 1.200 MW một năm coi như đỡ phải xây một nhà máy nhiệt điện 2,5 tỷ USD. Hiệu quả rất rõ ràng. Mục tiêu của Việt Nam là trung bình có thể tiết kiệm được 15%. Nếu làm được, đây sẽ là con số khá lớn, giúp ngành điện đỡ phải xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện 1 năm. Từ lúc bắt đầu xây dựng kế hoạch cho đến khi có nhà máy nhiệt điện mất trung bình 10 năm. Trong khi đó, việc tiết kiệm điện có thể làm ngay và đỡ tốn hơn rất nhiều. Thời gian tới, việc tiết kiệm năng lượng không nên chỉ dừng ở mức độ kêu gọi, khuyến khích mà cần có những biện pháp, chế tài mạnh tay hơn đi kèm", ông Hào nhấn mạnh.

Rõ ràng, tiết kiệm điện năng không thể là "cứu cánh" cho những thiếu hụt lớn về nguồn cung của ngành điện. Tuy nhiên, đây là giải pháp cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới nhằm nhanh chóng giúp hạ nhiệt bớt cơn "khát" điện.

Theo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/3/2019, mục tiêu đề ra là đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
  • Nêu gương
  • Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang có 100% chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
  • Bàn giao 6 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
  • 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
  • Cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây sẽ hợp long vào ngày 01/9
  • Cần đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đối ngoại
  • Huyện Phụng Hiệp: Sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2022
推荐内容
  • Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
  • Bàn giao 24 bộ bàn nhựa tái chế từ rác thải nhựa
  • Bế mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh
  • Đồng chí Phùng Tấn Tú giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Long An
  • Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
  • Huyện Phụng Hiệp: Gần 75% hộ dân bị ảnh hưởng dự án Đường tỉnh 927 nhận tiền bồi thường