【tỷ số bóng đá xôi lạc】Bộ luật Lao động cần tính đến các lao động mới 4.0
Ông Chang – Hee Lee,ộluậtLaođộngcầntínhđếncáclaođộngmớtỷ số bóng đá xôi lạc Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã có chia sẻ với báo chí xung quanh tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cách mạng 4.0 đến thị trường lao động Việt Nam.
* PV: CPTPP được ký kết cùng với cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ sẽ tác động như thế nào đến thị trường lao động Việt Nam, thưa ông?
- Ông Chang - Hee Lee:Nhìn chung, chúng ta có thể mong đợi cách mạng 4.0 và các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp của Việt Nam. CPTPP và các FTA khi được phê chuẩn sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế cho Việt Nam, thông qua việc tăng tính cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam và đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, thay đổi công nghệ của cách mạng 4.0 sẽ tái cấu trúc bản chất của việc làm, cả số lượng và chất lượng, trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Nghiên cứu của ILO cũng chỉ ra rằng, những thay đổi công nghệ sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các ngành, nhất là công nghiệp sản xuất. ILO ước tính rằng trên 80% lao động làm công ăn lương trong ngành dệt may – da giày của Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ cao bị tự động hoá trong tương lai. Cách mạng 4.0 sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới.
Đây là một thách thức với người lao động không được chuẩn bị kỹ càng để ứng phó với sự thay đổi đó. Dù vậy, khi người lao động mất việc do thay đổi cấu trúc và công nghệ, không nên bị bỏ mặc và tự tìm công việc mới.
|
* PV: Như vậy, Việt Nam cần chuẩn bị gì trước những thay đổi mà CPTPP và cách mạng 4.0 mang lại, thưa ông?
- Ông Chang - Hee Lee: Theo tôi, Chính phủ cần hoạch định và thực hiện các chính sách thị trường lao động tích cực như: Dự báo thị trường việc làm, đưa đào tạo nghề phù hợp với những yêu cầu mới, cải thiện hệ thống giáo dục...
Điều này nên được thực hiện thông qua mô hình đối tác công - tư, với sự tham gia thực chất của các ngành và doanh nghiệp, những bên đòi hỏi người lao động có trình độ và kỹ năng mới.
Đồng thời, cũng cần phải có những quy định để bảo vệ người lao động trong những việc làm mới. Tôi lấy ví dụ về tài xế Uber hoặc Grab. Ngày nay, họ là một phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Họ chính là sản phẩm của cách mạng 4.0.
Câu hỏi đặt ra là họ có phải là lao động, là người làm thuê và có nằm trong diện bảo vệ của Bộ luật Lao động không? Đó là những câu hỏi cần phải được giải đáp trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động.
Khi Bộ Luật Lao động được sửa đổi vào năm 2012, lúc đó chưa có các tài xế Uber hoặc Grab. Hiện nay, thị trường lao động đang thanh đổi nhanh chóng trong thời đại công nghệ, do đó pháp luật lao động cũng cần phải được cập nhật.
Tôi nghĩ rằng, lần sửa đổi Bộ luật Lao động tới đây cần giải quyết những thách thức này, có cân nhắc đầy đủ tới những tác động của cách mạng 4.0 và CPTPP.
* PV: Trong lần sửa đổi Bộ luật Lao động sắp tới, những vấn đề nào cần được tập trung để đáp ứng yêu cầu của chương lao động trong CPTPP, thưa ông?
- Ông Chang - Hee Lee:Các chương về quan hệ lao động có vai trò mấu chốt đối với không chỉ CPTPP, FTA mà còn là mục tiêu tổng quát hiện đại hoá cách thức lao động tại Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Điều kiện cho người lao động bao gồm tiền lương được quyết định thông qua đối thoại xã hội và thương lượng tập thể giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, được trao quyền và điều chỉnh bởi các luật và quy định liên quan đến quan hệ lao động.
Đây là điểm yếu trong Bộ luật Lao động hiện hành, cần phải cải thiện để phù hợp với Tuyên bố năm 1998 của ILO. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người lao động và xã hội, bao gồm hợp đồng lao động, phân biệt đối xử, tuổi nghỉ hưu, tiền lương và thời giờ làm việc.
Một vấn đề khác là liệu Bộ luật Lao động chỉ áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động ở khu vực kinh tế chính thức, hay chỉ ở những người lao động có hợp đồng lao động? Việt Nam hiện có hơn 53 triệu lao động, trong đó 22 triệu người làm các công việc tự làm hoặc lao động gia đình không được trả lương, phần lớn thuộc nền kinh tế phi chính thức.
Vậy bao nhiêu trong số họ sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động? Đây có lẽ là câu hỏi đầu tiên cần được trả lời./.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan (lược ghi)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·3 lưu ý bảo quản thực phẩm trong bão lũ
- ·Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
- ·Con trai nguy kịch vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·3 điều kiện mới để vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động
- ·Lý do người phụ nữ U70 quyết tâm thẩm mỹ lại vòng một
- ·1000 người tham gia mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Hiếm gặp răng mọc trong mũi
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Cậu bé mắc bệnh hiếm gặp trở thành tiến sĩ trường danh giá
- ·Từ 15h ngày 31/10, tạm dừng thu phí tại các Trạm thu phí thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1K
- ·Thị trường thịt thế giới dưới ảnh hưởng của Covid
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Người đàn ông trẻ mắc ung thư giai đoạn IV ân hận vì bỏ qua mầm bệnh 10 năm
- ·5 phần thịt lợn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn độc hại
- ·Top 5 loại rau mọc đâu cũng tốt được lương y dùng làm vị thuốc
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Nam sinh 19 tuổi liên tục nâng tạ 200kg, bất ngờ phát hiện cột sống cong 50 độ