Thay vì cáu giận, khiến con thấy ức chế, cha mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ. Ảnh:J.P. |
Sự tức giận của cha mẹ chỉ khiến tình hình của đứa trẻ càng trở nên khó khăn hơn, bởi vì nhiệm vụ của trẻ ngày càng chồng chất: bé phải thoát khỏi sự quá khích, phải làm dịu cơn giận và nếu điều này vẫn chưa đủ, bé còn phải đối phó với hai bậc cha mẹ giận dữ đang nhìn mình một cách nghiêm khắc và nói những điều khủng khiếp.
Sự thật là đứa trẻ đang gặp khó khăn trong những tình huống này và cách tốt nhất để giúp đỡ trẻ không phải là hăm dọa, tức giận hay nhượng bộ mà là bằng cách làm theo các bước sau, một cách bình tĩnh và kiên nhẫn:
- Giải thích cho trẻ
Thông thường, những lời giải thích không có tác dụng nhưng chúng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic. Lời giải thích cũng có tác dụng trong một số trường hợp và khi điều này xảy ra, cả trẻ lẫn cha mẹ đều cảm thấy rất nhẹ nhõm, dễ chịu. Tất nhiên, giải thích không có nghĩa là thuyết phục hay thúc ép. Nếu lời giải thích của bạn không thỏa mãn trẻ ở lần thử đầu tiên hoặc lần thứ hai, hãy chuyển sang ý tiếp theo.
- Cho trẻ thời gian
Nếu cơn giận dữ đang diễn ra, điều duy nhất mà chúng ta chắc chắn là nó sẽ qua đi, dù sớm hay muộn. Điều quan trọng là phải cho trẻ đủ thời gian để bộ não giải phóng năng lượng đã tích tụ. Đừng vội vàng.
- Đừng rời đi
Một đứa trẻ sẽ không thể sống sót nếu thiếu cha mẹ. Vì vậy, rời xa trẻ với những lời đe dọa như “mẹ sắp đi về đây” sẽ chỉ khiến trẻ sợ hãi và tới lần sau, bé sẽ nhớ lại phản ứng của bạn, trở nên đau khổ hơn và cơn giận dữ sẽ nghiêm trọng hơn.
- Thể hiện sự thấu cảm
Khi thấy trẻ đã đủ bình tĩnh để lắng nghe, bạn hãy sử dụng những câu đơn giản như: “Con muốn ở lại chơi lâu hơn một chút phải không?”. Việc biết được cha mẹ đang hiểu mình muốn truyền đạt điều gì giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu, từ đó khiến bé bình tĩnh lại.
- Đề nghị được ôm trẻ
Đừng khăng khăng đòi ôm và cũng đừng ép buộc bé, nhưng nếu bé đòi hoặc cho phép bạn bế bé, hãy nhớ rằng chẳng có gì sai khi giúp trẻ vượt qua cơn giận dữ bằng một cái ôm, hoặc ẵm trẻ một lát trên tay.
Trong một số trường hợp, các bậc cha mẹ hỏi tôi có nên nhượng bộ những cơn giận dữ hay không. Tôi luôn nói với họ rằng nhìn chung là không nên. Nếu đưa cho trẻ thứ trẻ muốn khi giận dữ, trẻ sẽ học cách nổi giận một cách có chủ ý để đạt được thứ mình muốn. Tuy nhiên, công bằng mà nói, cũng có những lúc cha mẹ mắc sai lầm.
Tôi sẽ không mô tả một đứa trẻ hai tuổi khóc vì phải chịu đói 15 phút trước bữa ăn là bé đang nổi cơn thịnh nộ. Tôi cũng không nói rằng một đứa trẻ khóc khi đang đi dạo và đòi được bế là bé đang giận dữ. Như chúng ta vừa phân tích, có thể đứa trẻ thực sự mệt mỏi, chứ không phải do bé muốn được nuông chiều; trẻ thực sự cần được bế.
Đôi khi thật khó để biết khi nào điều gì đó là ý thích bất chợt hay mong muốn và khi nào là nhu cầu. Một cách tốt để tìm ra đáp án là tự hỏi bản thân liệu điều đó có đáp ứng được bốn nhu cầu cơ bản của trẻ hay không. Chẳng hạn như đói bụng, trẻ đòi một miếng bánh mì. Buồn ngủ hoặc mệt mỏi, trẻ muốn ngủ hoặc không thể cất bước đi được nữa; cảm thấy nóng hoặc lạnh, trẻ cần một cái chăn; khi cần cảm giác an toàn và được bảo vệ, trẻ đòi được ôm ấp.
Trong những trường hợp này, thỏa mãn nhu cầu của trẻ thường là cách phản ứng khôn ngoan và tốt hơn hết là bạn nên nhận ra điều đó càng sớm càng tốt trước khi trẻ bắt đầu mất kiểm soát.
Như bạn có thể thấy, giận dữ là một hành vi tự nhiên và tích cực đối với trẻ em trong độ tuổi từ hai đến bốn hoặc năm. Ở lứa tuổi này, não của trẻ có thể xoa dịu cảm giác thất vọng một cách hiệu quả hơn.
Chúng cho thấy bộ não của trẻ đang phát triển bình thường và bé có trí tưởng tượng, khả năng ham muốn và tính kiên trì cao hơn trẻ một tuổi. Giống như khi đi bộ đến siêu thị hoặc thời gian ăn tối, sự thấu hiểu và kiên nhẫn sẽ giúp bạn giải quyết xung đột nhanh hơn và ở bên con khi con cần bạn nhất.
Bình luận
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)