【ket qua vilic】Tính toán mức giảm để các doanh nghiệp vận tải không “qua mặt”
Tính toán mức giảm giá cụ thể
Theínhtoánmứcgiảmđểcácdoanhnghiệpvậntảikhôngquamặket qua vilico Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn, qua kết quả tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện tại đã có nhiều DN vận tải giảm giá cước. Cụ thể, giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi giảm trung bình từ 0,92% đến 26,32% (phổ biến giảm từ 3 đến 10%).
Giá cước vận tải hành khách tuyến cố định (bao gồm cả vận tải hành khách bằng xe buýt) giảm trung bình từ 3 đến 21,7% (phổ biến giảm từ 5 đến 10%).
Theo phân tích của ông Nguyễn Anh Tuấn, trong cơ cấu giá thành vận tải, ngoài chi phí xăng dầu chiếm khoảng 25-35% đối với xe chạy xăng (chủ yếu là taxi), 35-45% đối với xe chạy dầu (chủ yếu là vận tải hành khách và hàng hóa) còn lại 55-75% giá thành vận tải bao gồm các chi phí như khấu hao, sửa chữa phương tiện, nhân công, chí phí cầu đường, bến bãi…
Cơ quan quản lý giá đã tính toán cụ thể các phương án giảm giá thành vận tải, tùy theo từng loại nhiên liệu. Theo đó, giá xăng Ron 92 tính đến thời điểm ngày 6-1-2015 giảm so với ngày 1-1-2014 giảm 27,4%. Nếu tỷ lệ chi phí chiếm 25% trong giá thành vận tải thì mức giảm tương đương là 6,9%. Nếu tỷ lệ chi phí chiếm 35% trong giá thành vận tải thì mức giảm tương đương là 9,6%.
Tương tự, mặt hàng diesel 0,05S, nếu tỷ lệ chi phí chiếm 35% trong giá thành vận tải thì mức giảm tương đương là 9,6%. Nếu tỷ lệ chi phí chiếm 45% trong giá thành vận tải thì mức giảm tương đương là 12,4%.
Mức giảm giá theo tính toán như trên vẫn còn chưa tương xứng so với mức giảm phổ biến của các đơn vị kinh doanh vận tải.
Theo cơ quan quản lý giá, trước khi điều chỉnh giá cước, các DN cần tính toán các chi phí yếu tố đầu vào và tình hình thị trường để điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số DN cố tình trây ỳ, không giảm giá phù hợp với xu hướng giảm giá xăng dầu. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu các đơn vị chưa kê khai giảm giá phải tính toán chi phí nhiên liệu trong giá thành để kê khai giảm giá cước vận tải theo xu hướng giảm giá nhiên liệu. Đối với các đơn vị đã kê khai giảm giá cước, thì tiếp tục đề nghị tính toán lại giá thành vận tải theo xu hướng giảm giá nhiên liệu để kê khai lại theo đúng quy định.
Trong trường hợp quá thời hạn quy định mà các đơn vị này không thực hiện kê khai giảm giá cước theo xu hướng giảm giá nhiên liệu thì xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
Qua theo dõi, nắm tình hình, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn còn một số đơn vị kinh doanh vận tải ô tô chưa thực hiện kê khai giảm giá cước trong khi giá xăng dầu liên tiếp giảm sâu. Vì vậy, các đơn vị cần kịp thời tính toán biến động các chi phí đầu vào để kê khai giá cước với cơ quan quản lý ở địa phương, thực hiện giảm giá phù hợp với diễn biến giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm.
Giám sát chặt giá cước của DN
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện nay Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Giá cước vận tải ô tô hiện do đơn vị vận tải tự quy định phù hợp với thị trường và thực hiện kê khai giá cước với cơ quan quản lý nhà nước như Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, UBND quận, huyện theo quy định.
Hơn nữa, thị trường vận tải hiện có nhiều hãng đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, vì vậy Nhà nước không áp đặt mức giảm và thời gian giảm cụ thể đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Việc xây dựng phương án giá và quy định giá là quyền của đơn vị kinh doanh.
Cục trưởng Cục Quản lý giá khẳng định, với vai trò của nhà nước là tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và điều tiết giá theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, lợi ích của người tiêu dùng và của nhà nước. Vì vậy, đối với kinh doanh vận tải bằng ô tô, Nhà nước sử dụng biện pháp kê khai giá để giám sát giá cước của các đơn vị này.
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải không giảm giá cước, cơ quan quản lý nhà nước khuyến cáo người tiêu dùng cần tẩy chay những đơn vị này.
Cùng với đó, để giám sát việc điều chỉnh giá cước của các đơn vị, Bộ Tài chính đã cử cán bộ tham gia đoàn công tác kiểm tra giá cước vận tải do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì; chỉ đạo Sở Tài chính các tỉnh giám sát chặt chẽ các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện các mức giá đã kê khai, nhất là xe chạy liên tỉnh, đường dài; công khai các đơn vị vi phạm.
Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Bộ Tài chính sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, nắm tính hình về công tác quản lý giá, bình ổn giá tại địa phương, trong đó có tình hình triển khai quản lý giá cước vận tải.
(责任编辑:La liga)
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Mở bán vé tàu Tết Ất Tỵ từ tháng 10, không bán ghế phụ
- ·Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về quy mô đầu tư dự án hợp tác công tư PPP
- ·Rừng bác Năm Công mãi xanh
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·TPHCM sẽ bố trí lực lượng kiểm soát dịch bệnh túc trực tại các chợ
- ·Vụ thu giữ 12 tấn thực phẩm chức năng: 4/13 sản phẩm là giả
- ·Hà Nội: Công bố quy hoạch chung huyện Phúc Thọ
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Chăm lo từng bữa ăn cho người dân trong khu cách ly
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·TP. Hồ Chí Minh: Bắt quả tang 2 vụ vận chuyển, buôn bán hơn 3.000 gói thuốc lá, xì gà nhập lậu
- ·Việt Nam cần tận dụng tiềm năng của EVFTA để phát triển mạnh hơn
- ·Người Khơ Mú ở bản Kéo giữ nghề truyền thống
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 10.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm
- ·Công nhận thêm 14 di tích quốc gia đặc biệt
- ·Quảng bá bản sắc văn hoá các dân tộc ở Tam Đường đến với du khách
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai sót tại Dự án Giao thông nông thôn 3