会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq sheffield】Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Môi trường văn hóa nước nhà bị 'ô nhiễm' khá nghiêm trọng!

【kq sheffield】Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Môi trường văn hóa nước nhà bị 'ô nhiễm' khá nghiêm trọng

时间:2025-01-25 19:57:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:263次

Chiều 24/11,ạcsĩĐỗHồngQuânMôitrườngvănhóanướcnhàbịônhiễmkhánghiêmtrọkq sheffield tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã phát biểu tham luận "Đội ngũ văn nghệ sĩ đồng hành cùng dân tộc".

VietNamNet xin trích đăng toàn bộ bài tham luận:

"Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam, kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất và sau đó là Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (Việt Bắc – 1948) đã thể hiện sự phát triển đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng được khởi xướng từ Đề cương về Văn hóa – Văn nghệ năm 1943. Trong bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam, đã nêu ra ba phương hướng có tính nền tảng cho toàn bộ sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam mới, đó là: dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Đây là một mốc son lớn trong lịch sử văn hóa, văn nghệ Việt Nam, là kim chỉ nam cho toàn bộ sự nghiệp văn hóa – văn nghệ.

Tại Hội nghị lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu khai mạc. Bác đã căn dặn các đại biểu rằng “nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Đó là một nền văn hóa mang tính đặc thù dân tộc cao. “Thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”, trong đó biết thừa hưởng di sản với những “kinh nghiệm tốt của văn hóa Việt Nam xưa và văn hóa nay”, đồng thời biết “học lấy cái hay, cái tốt của thế giới của Tây phương hay Đông phương”. Người chỉ ra rằng: “Văn hóa có liên lạc với chính trị rất là mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa thấm vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”. Trên tình thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sứ mệnh cao cả của văn hóa là: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Đảng ta luôn nhận rõ vai trò to lớn của tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức, nhất là nhận ra yêu cầu cấp bách của việc vận động, tổ chức, định hướng và lãnh đạo để tầng lớp tinh hoa này của dân tộc đem tài năng, trí tuệ và nhiệt tình yêu nước của mình, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Qua 2 cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã ghi nhận những thành tựu to lớn của nền văn hóa mới với những đóng góp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam. Hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm văn học nghệ thuật đã ra đời bằng tài năng, sức lao động sáng tạo và cả xương máu của các văn nghệ sĩ - liệt sĩ thực sự trở thành những tượng đài nhân văn, những cột mốc lịch sử bằng văn nghệ, trở thành “giai điệu tự hào” vang vọng mãi trong tâm hồn bao thế hệ người Việt Nam yêu nước.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn học, nghệ thuật Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình sâu sắc, mạnh mẽ và khá toàn diện, với những bước thăng trầm đáng ghi nhớ và những bài học bổ ích đáng suy ngẫm. Với tinh thần và trách nhiệm, lương tâm của những người làm nghề, chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật là: những thành tựu văn học – nghệ thuật mà chúng ta đã đạt được trong 35 năm qua chưa tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, chưa đáp ứng được kỳ vọng, mong đợi của nhân dân.

Các tác phẩm văn học – nghệ thuật chưa phản ánh được thật sinh động và đầy đủ, toàn diện thực tiễn công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, chưa thổi bùng lên khát vọng phát triển đất nước mạnh giàu, lòng tự hào dân tộc và ý chí độc lập tự cường. Trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật còn ít những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại, có sức sống lâu bền trong lòng công chúng.

Trong khi những cái đẹp, cái tốt, những giá trị chân, thiện, mỹ, những điển hình tiên tiến chưa được phản ánh, cổ vũ, tô đậm, thì không ít trường hợp lạc hướng, trực tiếp hay gián tiếp sa vào việc tuyên truyền cho cái xấu, cái lệch chuẩn, cái lạc hậu. Hiện tượng nghiệp dư hóa là nguy cơ trong các loại hình văn học nghệ thuật.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta còn tỏ ra lúng túng và bị động, chưa chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu có thêm đời sống văn hóa của nhân dân. Việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa bên ngoài đôi khi bị sa đà và xô bồ, nhất là trong các lĩnh vực nghệ thuật giải trí, ca nhạc, phim ảnh... khiến cho môi trường văn hóa nước nhà bị xâm thực, “ô nhiễm” khá nghiêm trọng.

Những hiện tượng kể trên tồn tại trong một thời gian khá dài, tác động tới đời sống văn học - nghệ thuật, làm chững lại nhịp phát triển, kéo theo những sa sút về văn hóa và nhân cách con người.

Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp như sau:

Một là, một số cấp quản lý các địa phương, các ngành chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa nói chung và của văn học, nghệ thuật nói riêng. Họ đánh đồng văn hóa với văn nghệ, cho đây là lĩnh vực vui chơi giải trí đơn thuần. (Trong khi các văn kiện của Đảng đều khẳng định, Văn học nghệ thuật là một bộ phận tinh túy của văn hóa). Vào thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, điều kể trên có thể cảm thông được, vì cả nước phải dồn góp toàn lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và giữ vững quốc phòng, an ninh để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và cất cánh. Nhưng hôm nay, khi con em chúng ta chỉ mê mẩn xem phim Hàn hơn phim Việt, thích đọc truyện tranh Doremon hơn truyện cổ tích Việt Nam, trên sóng tivi bất kỳ giờ nào cũng tràn lan phim nước ngoài, ít phim Việt, nhạc Việt. Lúc đó chúng ta mới bàng hoàng nhận ra “nguy cơ mất nước từ bên trong”, tuy chưa quá nghiêm trọng nhưng cũng đã ở mức đáng báo động đỏ rồi.

Hai là, chúng ta chưa có cơ chế phù hợp và hữu hiệu để đưa các chủ trương của Đảng, chiến lược và chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Cái cơ chế đang chi phối sự vận hành của nền văn học, nghệ thuật nước nhà vừa vẫn còn mang nặng dấu ấn quan liêu, bao cấp, lại vừa lai tạp những yếu tố của kinh tế thị trường đã khiến cho các nỗ lực đổi mới đều trở nên nửa vời, kém hiệu quả, dẫm chân tại chỗ, thậm chí lệch chuẩn, lạc hướng.

Ba là, nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, cho văn học, nghệ thuật nói riêng còn rất thấp. Do đó việc xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa triển khai còn chậm và ít hiệu quả.

Thứ tư, là sự thiếu chủ động, năng động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức. Những nhân tài, những thể nghiệm sáng tạo, tâm huyết trong chính đội ngũ của chúng ta còn đang rất thiếu vắng. Nhân tài chưa được trọng dụng một cách hiệu quả, đãi ngộ chưa xứng đáng với công sức lao động sáng tạo.

Từ diễn đàn của Hội nghị Văn hóa lần này, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp như sau:

Thứ nhất, về chủ trương, chính sách của Đảng: để thiết thực đưa tinh thần, nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào thực tiễn, chúng tôi đề nghị cần có một nghị quyết chuyên đề mới của Bộ Chính trị về phát triển Văn học, nghệ thuật Việt Nam, tiếp theo Nghị quyết TW 5 khóa VIII (năm 1998), Nghị quyết số 23-NQ/TW (năm 2008), Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa 11 (năm 2014) và đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Thứ hai, về chiến lược và kế hoạch, Chính phủ cần chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian 2016 đến nay, đồng thời ban hành Chiến lược phát triển Văn học, nghệ thuật Việt Nam trong điều kiện mới. Cùng với chiến lược và kế hoạch của Chính phủ, Quốc hội cần sớm xây dựng và thông qua Luật Văn học nghệ thuật để làm cơ sở phát lý cho giới Văn học nghệ thuật hoạt động thuận lợi.

Thứ ba, về cơ chế đầu tư và phát triển các nguồn lực, chúng tôi cho rằng cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng: tăng cường các nguồn lực đầu tư từ Nhà nước về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là về cơ chế, đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tối ưu, tránh lãng phí. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành nghệ thuật không thể thích ứng hoặc khó thích ứng được với cơ chế thị trường, nhưng vô cùng cần thiết như: ngành nghiên cứu phê bình lý luận, nghệ thuật hàn lâm như nhạc giao hưởng, thính phòng, múa ballet… những loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương… bảo tồn văn hóa văn nghệ các dân tộc ít người… 

Giải pháp thứ tư là: chăm lo đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ. Suy cho cùng, mọi thành công hay yếu kém của nền văn học, nghệ thuật nước nhà đều khởi đầu từ con người, đó là đội ngũ các nhà quản lý văn hóa, hoạch định chính sách, các chủ tịch các Hội văn nghệ chuyên ngành, giám đốc các nhà hát, các đoàn văn công và đông đảo văn nghệ sĩ trong cả nước. Phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng và trọng dụng tài năng là đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền Văn nghệ nước nhà.

Cuối cùng, chúng tôi xin đề nghị Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các tổ chức, hội đoàn, doanh nghiệp cần có sự chú ý, quan tâm thích đáng và có những giải pháp đặc biệt để ưu đãi, trọng dụng, bảo vệ và tôn vinh xứng đáng hơn nữa đối với những văn nghệ sĩ, nghệ nhân có tài năng xuất chúng, có năng khiếu đặc biệt vì những cống hiến to lớn cho xã hội, cho đất nước. Cần rà soát lại để tránh hiện tượng khen thưởng tràn lan, mua bán danh hiệu, giải thưởng, đồng thời nghiêm khắc đấu tranh với những thói hư tật xấu, những biểu hiện tha hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục văn hóa dân tộc của một bộ phận văn nghệ sĩ, ảnh hưởng tới hình ảnh văn nghệ sĩ chân chính.

Nhân hội nghị này, cho phép tôi nhắc lại một sự kiện lịch sử: đó là vào ngày mồng 3 tháng 9 năm 1960, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, tại công viên Bách Thảo, Bác Hồ kính yêu đã đến dự buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng của hơn 1000 thanh niên, sinh viên Hà Nội cùng đoàn hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng. Bác đã bước lên sân khấu và đĩnh đạc bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”. Khoảnh khắc lịch sử đó đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long ghi lại và hình ảnh Bác chỉ huy các nghệ sĩ và quần chúng hát vang Bài ca “Kết đoàn” - vị nhạc trưởng của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam – văn hóa Việt Nam và văn nghệ Việt Nam. Đó là niềm tự hào và cảm hứng lớn lao cho khát vọng vươn lên của mỗi người con đất Việt chúng ta.

Thay mặt Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam cùng toàn thể đội ngũ anh chị em văn nghệ sĩ ở trong và ngoài nước bày tỏ lòng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Biểu thị sự đoàn kết, đồng lòng, nhất trí của đội ngũ văn nghệ sĩ trí thức luôn đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các ban, bộ, ngành và các địa phương, và đặc biệt xin được tri ân sự che chở, giúp đỡ và ân tình sâu nặng của nhân dân - là mạch nguồn vô tận cho sáng tạo của văn nghệ sĩ nước nhà.

Toàn thể giới văn nghệ sĩ Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình, tận hiến tài năng và tâm sức, đổi mới sáng tạo không ngừng để sáng tác nhiều tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển bền vững đất nước''.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị

Thể chế về văn hóa đang trong quá trình từng bước hoàn thiện, công tác cán bộ của Ngành văn hóa nói chung, đội ngũ văn nghệ sĩ -những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng nói riêng còn có sự bất cập.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • 5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
  • HCM City event marks 71st anniversary of Cuba's Moncada Barracks battle
  • Top leader receives Honourary Consul, meets Vietnamese community in Ireland
  • Việt Nam makes wholehearted contributions to ASEAN: Ambassador
  • Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
  • Top leader receives Honourary Consul, meets Vietnamese community in Ireland
  • PM demands special mechanisms for North
  • Top leader highlights priorities for defence intelligence agency in working visit
推荐内容
  • Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
  • Top leader receives Honourary Consul, meets Vietnamese community in Ireland
  • Việt Nam's top leader meets with President of French National Assembly
  • Việt Nam boasts low rates of pardoned individuals committing new crimes: Deputy PM
  • Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
  • Việt Nam, China hold 13th session of Economic and Trade Cooperation Committee