【xem kết quả trực tiếp bóng đá】Phấn đấu “mỗi thửa đất có một số định danh
Một năm vượt khó
Đó là yêu cầu của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng,ấnđấumỗithửađấtcómộtsốđịxem kết quả trực tiếp bóng đá nhiệm vụ công tác năm 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 23/12 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách có tính chiến lược và tầm nhìn dài hạn về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu thúc đẩy phục hồi xanh, tạo dựng nền tảng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Đồng thời, ngành cũng kịp thời tháo gỡ những rào cản để đảm bảo các yếu tố đầu vào cho phục hồi kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệpvượt qua khó khăn, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân công tác bảo vệ môi trường đã chuyển bị động sang ứng phó, sang chủ động phòng ngừa, bảo vệ và phục hồi.
Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong tái chế, xử lý chất thải. Hoạt động quan trắc, cảnh báo, dự báo được nâng cao, cung cấp thông tin về thời tiết, thủy văn môi trường phục vụ tốt cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ an toàn, sức khoẻcộng đồng.…
Theo Bộ trưởng, năm 2023, thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do khủng hoảng khí hậu, môi trường; xung đột vũ trang, cạnh tranh chiến lược của các cường quốc, các “luật chơi” mới trong đầu tư, thương mại toàn cầu dựa trên tiêu chuẩn môi trường, phát thải sẽ tác động đến các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh đó ngành tài nguyên và môi trường cần phải phát huy hơn nữa tinh thần “chủ động, hội nhập, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả” trong thực thi công vụ, phục vụ người dân và xã hội; chủ động nắm bắt cơ hội;
Bên cạnh đó, cần tận dụng tối đa các thành tựu khoa học công nghệ, xu thế của thời đại; đổi mới, cải cách đồng bộ thể chế khơi thông, giải phóng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên; đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi sốphục vụ cho tương lai bền vững đất nước, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân.
Về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị toàn ngành cần quyết tâm triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như rà soát các kế hoạch hành động phù hợp với tình hình mới, hoàn thành công tác lập phê duyệt quy hoạch, đảm bảo quỹ đất, tài nguyên đầu vào cho nền kinh tế;
Tiếp tục giải quyết các vướng mắc, giải phóng các nguồn lực của nhà nước, nguồn lực xã hội cho phát triển. Nguồn thu từ tài nguyên và môi trường đóng góp 18% - 20% thu ngân sách nội địa.
Hoàn thành đánh giá khả năng chịu tải, lập phân vùng và hạn ngạch xả nước thải vào các lưu vực sông quan trọng; phục hồi môi trường các sông, hồ.
Ngoài ra, triển khai thực hiện các mục tiêu cam kết về bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền và trên biển đã được thế giới chính thức thông qua tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học;
Quyết liệt triển khai cam kết về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 với hỗ trợ công nghệ, tài chínhtừ các đối tác, chuyển đổi năng lượng từ than sang năng lượng sạch, tái tạo, giảm phát thải từ sử dụng đất và rừng; Thí điểm, nhân rộng các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Bộ Tài nguyên và môi trường cũng phấn đấu đưa vào vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, tập trung đa mục tiêu;
Vận hành cổng thông tin địa lý quốc gia, dữ liệu quan trắc, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường. Tiếp tục phân cấp thẩm quyền đi đôi với kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện; đơn giản hóa 15% - 20% thủ tục hành chính;
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục thiết yếu; đưa chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với thủ tục đất đai và môi trường tăng 2-3%.
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng tài nguyên và môi trường phấn đấu đạt 39% diện tích vùng biển và 75% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000.
Tại Hội nghị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các đồng chí lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương với trí tuệ, tâm huyết tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến cho ngành về chủ trương lớn, các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp, sáng kiến, cơ chế phối hợp, hợp tác để trên cơ sở đó cùng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, ngành tài nguyên và môi trường sẽ xây dựng kế hoạch hành động và tổ chức triển khai.
Thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tại Hội nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng ghi nhận nỗ lực của toàn ngành tài nguyên và môi trường đã góp phần quan trọng cùng với Chính phủ, cả nước hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đã đề ra trong điều kiện rất nhiều khó khăn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đình Nam VGP |
Theo Phó Thủ tướng, ngành Tài nguyên và Môi trường là ngành có vai trò, vị trí rất quan trọng, không chỉ quản lý các nguồn lực, tài nguyên là đầu vào của nền kinh tế mà còn liên quan nhiều mặt đến đời sống của từng người dân, từng gia đình.
Đồng tình với định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định trong năm 2023 Phó Thủ tướng chia sẻ về việc phải khơi dậy khát vọng và tinh thần sáng tạo để đạt được những mục tiêu rất cao mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra là trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045, người dân có cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá và một nền sản xuất hiện đại.
Cụ thể, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam phải tăng trưởng trung bình 7%/năm, từ năm 2031 trở đi phải tăng trưởng trung bình 6,5-7%/năm.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định phát triển bền vững là định hướng phát triển rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước, trong đó có sự đột phá của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Đó là cân đối giữa vùng có động lực phát triển mạnh và vùng khó khăn, hài hòa trong từng bước phát triển thay vì chỉ ưu tiên chỗ thuận lợi thì vẫn dành đầu tư cho vùng khó khăn, dù hiệu quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.
"Phát triển nhanh nhưng phải bền vững giống như gánh hai thùng nước đầy mà vẫn đi rất nhanh, không để sánh nước ra ngoài", Phó Thủ tướng ví von và nêu rõ yêu cầu phải khơi dậy khát vọng, quán triệt mục tiêu phát triển bền vững, đúng xu thế, tăng cường đổi mới sáng tạo.
Trước hết là đưa tất cả các yếu tố sáng tạo vào để khơi thông các nguồn lực trong xã hội, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển một nền hành chính hiện đại, tăng cường phân cấp hơn nữa.
"Các địa phương chờ hướng dẫn là đúng nhưng không thể chờ hướng dẫn những thứ cụ thể, chi tiết mà theo quy định có thể giải quyết được", Phó Thủ tướng nói và lưu ý đến xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Ngành Tài nguyên và Môi trường là một trong những ngành thực hiện rất mạnh chuyển đổi số như xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với mục tiêu "mỗi thửa đất có một số định danh".
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, ngành cần khuyến khích, cổ vũ những cách làm mới, những ý tưởng ban đầu dù nghe có vẻ lạ tai, hơi khác thường ngay từ cơ sở, của từng chuyên viên.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những "dư địa" mà ngành Tài nguyên và Môi trường có thể làm tốt hơn từ đó tạo ra những nguồn lực tốt hơn cho nền kinh tế đất nước. Đó là quản lý tài nguyên môi trường biển, tài nguyên môi trường đất liền, công nghiệp hạ tầng cơ sở.
Về một số nhiệm vụ trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiên trì, trách nhiệm trong ghi nhận, tiếp thu tối đa, cầu thị, khoa học; có sự trao đổi, phân tích xu thế qua các ý kiến đóng góp về Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước.
Bộ cũng cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu một số vấn đề mới đặt ra như đo đạc, quan trắc các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, lụt quét; nghiên cứu, khảo sát địa chất, môi trường biển…
"Trong hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế; khẳng định vị thế đi trước, đúng xu thế thế giới và đưa ra những sáng kiến, mô hình hợp tác mới của Việt Nam", Phó thủ tướng Chính phủ nêu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·VCB Digibank của Vietcombank được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2021
- ·Apple đối diện án phạt 27 tỷ USD vì hành vi 'bóp méo cạnh tranh trên thị trường'
- ·Startup phát triển ý tưởng 'nhà báo AI'
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030
- ·iPhone 14 sẽ có những thay đổi vượt trội hơn hẳn iPhone 13
- ·Vì sao LG bán nhà máy sản xuất smartphone giá hơn 2.000 tỷ ở Việt Nam?
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Thủ thuật tăng thời lượng pin cho chuột không dây
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Rò rỉ thông tin về thời điểm ra mắt iPhone 13, chất lượng có gì đặc biệt?
- ·Thủ thuật sửa lỗi bluetooth điện thoại iphone không tìm thấy thiết bị
- ·Tổng giám đốc mới của Công ty Vinacafé Biên Hòa là ai?
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Da điện tử thông minh có thể tự chữa lành hơn 5.000 lần
- ·iPhone 14 có thể được nâng cấp bộ nhớ lên đến 2TB
- ·Vaccine PHH
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Thử nghiệm thiết bị bay không người lái để giao hàng