【trực tiếp bóng đá mu hôm nay】Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC: Chung tay hợp tác tài chính, hướng tới phát triển trong dài hạn
Với vai trò chủ trì Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, cho đến nay Bộ Tài chính đã chuẩn bị được những gì cho sự kiện này, thưa ông?
Năm 2017, Việt Nam được vinh dự đảm nhiệm vai trò chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Bộ Tài chính được giao chủ trì Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017. Cho đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành được những nhiệm vụ quan trọng như: Chủ trì thành công Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương (FCBDM) tháng 2 tại Nha Trang; chủ trì thành công Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp (SFOM) tháng 5 tại Ninh Bình; phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về các chủ đề ưu tiên, được các đối tác và các thành viên APEC đánh giá cao. Kết quả thảo luận và các báo cáo về 4 chủ đề ưu tiên của Năm APEC 2017 sẽ được báo cáo lên các Bộ trưởng Tài chính APEC tại Hội nghị ngày 21/10/2017.
Để chuẩn bị tốt nhất cho Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quyết định thành lập Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần. Tiểu ban này đã hoạt động xuyên suốt trong Năm APEC Vệt Nam 2017. Đặc biệt, chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC, Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần đã tính toán và lập các phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai và bám sát việc triển khai của các thành viên Tiểu ban, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất, sẵn sàng cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017.
Xin ông chia sẻ một chút về những nội dung mà các Bộ trưởng sẽ thảo luận tại Hội nghị lần này?
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính sẽ thảo luận về tình hình kinh tế và tài chính vĩ mô toàn cầu và khu vực; xem xét kết quả tiến trình hợp tác tài chính về 4 chủ đề ưu tiên trong năm, cập nhật tình hình triển khai Kế hoạch Hành động Cebu và thảo luận các vấn đề quan tâm khác. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng sẽ có phiên đối thoại với Hội đồng Tư vấn DN APEC (ABAC) và lãnh đạo cao cấp một số DN, tập đoàn lớn trong khu vực. Bên lề hội nghị, các Bộ trưởng sẽ có phiên họp kín để thảo luận riêng về các vấn đề quan tâm.
Trên cơ sở định hướng chủ đề quốc gia APEC 2017 “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai”, tại Hội nghị FCBDM tháng 2/2017, các Thứ trưởng và Phó Thống đốc đã thống nhất 4 chủ đề ưu tiên hợp tác trong năm 2017, bao gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai và tài chính bao trùm.
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017 diễn ra tại Nha Trang ngày 23/2/2017. Ảnh: H.V. |
Xin ông cho biết cụ thể hơn về 4 chủ đề ưu tiên hợp tác này?
Về đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng, chủ đề tập trung vào giải quyết các vấn đề nhằm huy động nguồn vốn dài hạn của khu vực tư nhân cho các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ chế đảm bảo lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia vào dự án PPP (hợp tác công-tư). Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và các nền kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các dự án PPP, đặc biệt là vấn đề chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân là một trong các chủ đề đã được thảo luận sôi nổi tại FCBDM, SFOM và Hội thảo về Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng (tháng 5/2017). Các quan chức tài chính APEC cũng thảo luận với các đối tác quốc tế về những công cụ quản lý dự án hiệu quả và việc phối hợp đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ này cho các cán bộ quản lý dự án tại các nền kinh tế thành viên APEC.
Về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS), đây là vấn đề được nhiều nền kinh tế thành viên APEC đặc biệt quan tâm và được các tổ chức quốc tế, đặc biệt là OECD và WB hỗ trợ mạnh mẽ. Thông qua thảo luận tại Hội thảo về Kế hoạch hành động BEPS - kinh nghiệm triển khai tại các nền kinh tế APEC (tháng 2/2017), FCBDM và SFOM, các quan chức tài chính nhất trí cần tăng cường chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các hoạt động đào tạo trong khu vực nhằm nâng cao nhận thức về BEPS và tham gia tích cực vào dự án BEPS của G20/OECD.
Về tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai, chủ đề tập trung vào các giải pháp tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai và bù đắp thiệt hại khi xảy ra thiên tai. Qua thảo luận tại Hội thảo về Chính sách tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai (tháng 2/2017), FCBDM và SFOM, các quan chức tài chính APEC đã trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chiến lược về tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai ở cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương, và chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với tài sản công tại các nền kinh tế thành viên APEC, cũng như các hoạt động của Nhóm công tác APEC về Tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai.
Về tài chính bao trùm, chủ đề ưu tiên tập trung thảo luận về phát triển thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng. Các quan chức tài chính cũng phối hợp với các đối tác quốc tế chia sẻ các báo cáo nghiên cứu nhằm thúc đẩy tài chính bao trùm trong khu vực APEC và triển khai các hoạt động hợp tác tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng. Chủ đề tài chính bao trùm đã được thảo luận sôi nổi tại FCBDM, SFOM, Hội thảo về Thúc đẩy trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới (tháng 5/2017), và Diễn đàn APEC về tài chính bao trùm và Diễn đàn mạng lưới phát triển cơ sở hạ tầng tài chính (tháng 7/2017).
Như ông vừa nói, xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) là vấn đề được nhiều nền kinh tế thành viên APEC đặc biệt quan tâm và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ mạnh mẽ. Chủ đề hợp tác này sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam, thưa ông?
BEPS là hành vi trốn thuế của người nộp thuế, nhiều DN đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế tại những nước nơi DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) tháng 11/2015 nguyên thủ các nước trong nhóm G20 đã thông qua Gói hành động BEPS với 15 hành động cụ thể, nhằm hạn chế tình trạng lách thuế/trốn thuế BEPS. Theo đó, OECD đã thiết lập một Diễn đàn hợp tác chung do các nước thành viên và không phải là thành viên của OECD/G20 cùng thực hiện triển khai Đề án BEPS. BEPS đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương.
Trong khuôn khổ hợp tác tài chính APEC, lần đầu tiên sáng kiến BEPS được đưa vào chương trình nghị sự tại Peru 2016. APEC 2016 đã tập trung vào khuyến khích các nền kinh tế thành viên áp dụng các chuẩn mực về minh bạch thuế và ký kết tham gia Công ước Hỗ trợ Hành chính về các vấn đề Thuế (MAAC) và Hiệp định giữa các cơ quan có thẩm quyền về trao đổi báo cáo giữa các quốc gia.
Thực tiễn cho thấy, BEPS đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi, do đó phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương trong khi khả năng ngăn chặn BEPS bằng các biện pháp đơn phương và song phương như hiện nay không khả thi, do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp.
Hiện Việt Nam đã tham gia ký kết 76 hiệp định tránh đánh thuế trùng và là thành viên thứ 100 của Diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS. Trong tiến trình hội nhập, nguồn thu thuế có thể bị phân tán, bị xói mòn, Việt Nam chủ động đề xuất chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để có lộ trình cải cách thuế phù hợp cũng như là hợp tác trong tránh đánh thuế trùng, đảm bảo thực hiện quyền đánh thuế của các nền kinh tế trong APEC. Đây sẽ là những bài học quý giúp Việt Nam tham khảo xây dựng chính sách, hướng tới phát triển trong dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC có ý nghĩa như thế nào đối với kết quả chung của Hội nghị Cấp cao APEC 2017, thưa ông? Kết quả hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên sẽ được báo cáo lên các Bộ trưởng vào ngày 21/10/2017, trên cơ sở đó các Bộ trưởng sẽ ra tuyên bố chung thể hiện quan điểm về các vấn đề liên quan đến hợp tác tài chính khu vực, các chủ đề hợp tác ưu tiên trong năm và định hướng của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC trong thời gian tới. Kết quả của Hội nghị FMM sẽ được báo cáo lên Ủy ban Quốc gia APEC 2017 để chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11/2017. Thành công của FMM sẽ đóng góp thiết thực vào kết quả của Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017 cũng như thành công chung của Việt Nam trong Năm APEC 2017. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Tạm giữ người đàn ông say rượu đốt nhiều xe máy trên ô tô đặc chủng của CSGT
- ·Chuyện đưa máy bay vận tải chiến thuật C295 chinh phục sân bay Điện Biên
- ·Dự báo thời tiết 2/5/2024: Miền Bắc mưa giông chiều tối, Nam Bộ có nơi hơn 39 độ
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì: 2 bệnh nhi nặng phải thở máy, lọc máu
- ·Cảnh báo chiêu giả danh chuyên gia, 'dụ' nhà đầu tư tham gia nhóm kín để lừa đảo
- ·Danh tính người Trung Quốc và 5 công nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Học viện Chính trị Công an nhân dân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Quá chén dịp lễ, bị phạt 7 triệu đồng vì nồng độ cồn kịch khung
- ·Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì: 2 bệnh nhi nặng phải thở máy, lọc máu
- ·'Cắn răng' mở máy lạnh, giảm chi tiêu vì lo hoá đơn điện tăng chóng mặt
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Nắng đổ lửa, người dân Nghệ An ra sông Lam, vào khe suối rừng sâu giải nhiệt
- ·Tạm giữ 134 sổ tiết kiệm tổng số tiền 1.320 tỷ đồng trong vụ Xuyên Việt Oil
- ·Ông Lê Minh Trí: Viện KSNDTC khởi tố mới 36 vụ về xâm phạm hoạt động tư pháp
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Thời tiết khắc nghiệt, các tỉnh lên phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước